Tập trung đánh mạnh tội phạm kinh tế
Cùng với các lực lượng mũi nhọn khác như Cảnh sát hình sự, Cảnh sát ma túy, thời gian vừa qua, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV – CATX Sơn Tây đã triển khai đồng loạt các phương án phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn.
6 tháng đầu năm, CATX Sơn Tây đã phát hiện, xử lý gần 30 vụ phạm pháp liên quan đến lĩnh vực kinh tế
Những tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thị xã Sơn Tây, tình hình tội phạm cũng như vi phạm trong lĩnh vực kinh tế diễn ra tương đối phức tạp. Nhiều đối tượng lợi dụng bối cảnh kinh tế khó khăn, tình hình lạm phát để kinh doanh các mặt hàng trái phép, thực hiện các hành vi trốn thuế, buôn bán hàng lậu, hàng cấm…
Theo Thượng tá Phan Văn Kiểm – Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT – CATX Sơn Tây: “Dù quy mô không lớn và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như tiêu dùng, may mặc, điện tử… nhưng các hành vi gian lận thương mại đã tác động rất lớn đến tâm lý người dân, nhiều trường hợp gây hoang mang dư luận”. Bởi qua một số vụ án về kinh tế được phát hiện trong thời gian gần đây cho thấy, tình trạng kinh doanh các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhái, hàng lậu được vận chuyển từ các tỉnh biên giới phía Bắc về địa bàn vẫn diễn ra phổ biến. Bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn gian lận tinh vi, chủ kinh doanh cũng như đối tượng phạm tội dễ dàng qua mắt người tiêu dùng.
Trong khi đó, tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao động và giả mạo chữ ký của người có thẩm quyền để làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ khác nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng diễn biến phức tạp, làm tăng số lượng cũng như tính chất các vụ án trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt thời gian gần đây, hoạt động tội phạm lừa đảo trong quan hệ tín dụng, trong việc ký kết hợp đồng kinh doanh, vay vốn, thế chấp tài sản có liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao cũng đã xuất hiện. “Nó không chỉ làm phức tạp thêm tình hình tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói riêng mà còn là nguyên nhân làm gia tăng các vụ án hình sự như bắt giữ người trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản, đòi nợ thuê…” – Chỉ huy Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV – CATX Sơn Tây nhận xét.
Video đang HOT
Trên cơ sở nhận diện đầy đủ những khó khăn, ngay từ đầu năm, CATX Sơn Tây đã đẩy mạnh công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, xây dựng các kế hoạch chuyên đề đấu tranh với tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao động, lừa đảo việc làm trong các cơ quan; các hoạt động buôn bán hàng lậu, trốn thuế… qua đó đã phát hiện, xử lý gần 30 vụ phạm pháp, xử lý hình sự 4 đối tượng, lập biên bản xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng. Cũng từ công tác trinh sát, nắm thông tin, mới đây, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV – CATX Sơn Tây đã phát hiện một số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến một số vụ án có dấu hiệu bị làm giả.
Cùng với việc tham mưu cho UBND thị xã Sơn Tây về công tác quản lý, cấp phát Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Nhà nước, lực lượng cảnh sát điều tra đã nhanh chóng làm rõ tác giả của số “sổ đỏ” giả đã cấp phát cho người dân là Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1977, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Sơn Tây). Bằng thủ đoạn scan chữ ký của lãnh đạo UBND thị xã rồi sau đó in lên gần chục Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (là phôi thật, được đóng dấu thật), Nguyệt đã chiếm đoạt toàn bộ tiền thuế và lệ phí của người dân đến làm thủ tục.
Theo chỉ huy CATX Sơn Tây, nhiệm vụ trọng tâm đang được lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV tập trung thực hiện trong đợt cao điểm lần này là phối hợp với lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vận chuyển, buôn bán đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng gian lận thương mại. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu nghi vấn liên quan đến thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Theo ANTD
Ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn sang nước ngoài?
Nhiều ý kiến cho rằng, có thể ông Dương Chí Dũng đã trốn sang Canada. Tuy nhiên, một cán bộ điều tra Bộ Công an nhận định, rất có thể ông Dũng vẫn đang "luẩn quẩn" đâu đó ở trong nước bởi nhân vật này chỉ biến mất vài giờ trước khi cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam.
Sự việc ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải bỏ trốn trước lúc có quyết định tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam chỉ vài giờ đang làm xôn xao dư luận. Bên cạnh những sai phạm nghiêm trọng của ông Dũng ở mức độ nào thì những vấn đề xung quanh việc chạy trốn của ông này cũng là điều gây băn khoăn với công luận.
Để đánh giá cặn kẽ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hương, Phó trưởng ban Tổ chức TW. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Dương Chí Dũng vẫn "luẩn quẩn" trong nước ?
Nói về những việc cán bộ bỏ trốn sau khi gây sai phạm nghiêm trọng, ông Hương nói, xưa nay chưa có trường hợp cán bộ nào bị khởi tố, tạm giam mà bỏ trốn như trường hợp Dương Chí Dũng. "Khi một cán bộ bị khởi tố thì có 3 cơ quan được biết trước thông tin. Đó là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan chủ quản của cán bộ đó. Cá nhân tôi cho rằng, rất khó có khả năng lọt lộ thông tin từ phía cơ quan điều tra và Viện kiểm sát bởi họ có cơ chế giữ bí mật cực kỳ tốt".
Ông Hương nhận định: Ông Dũng có thể vẫn đang "luẩn quẩn" đâu đó trong nước.
Ông nhận định, có 2 khả năng về nơi trốn của ông Dũng. Hoặc là ông Dũng đã bỏ trốn ra nước ngoài. Việc bỏ trốn ra nước ngoài với một người có chức vụ cao như ông Dũng không hề khó. Nhất là khi ông Dũng nắm giữ lượng tiền cực lớn nếu đã được chuyển ra nước ngoài thì trốn đi và lập quốc tịch mới là chuyện đơn giản.
Nhưng để trốn ra nước ngoài thì ông Dũng phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch rất kỹ và phải có thời gian từ trước đó. Và nếu trường hợp trốn đi nước ngoài, tội phạm kinh tế thích trốn sang Canada, ông Hương nhận định.
Thông thường, tội phạm kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc thích trốn sang Canada và một số quốc gia phương Tây để tránh sự trừng phạt của pháp luật ở nước sở tại.
Lý do là theo luật, Canada chỉ dẫn độ người nước ngoài ở Canada với một "đối tác dẫn độ" đã được thiết lập. Mà để trở thành "đối tác dẫn độ" của Canada thì nước đó phải có một thỏa thuận hay hiệp ước dẫn độ đã ký với Canada.
Ngoài ra, Canada còn là quốc gia không áp dụng án tử hình nên cấm dẫn độ tù nhân cho những nước áp dụng án tử hình đối với họ. Khoảng 30 năm trở lại đây, đã có khoảng 4000 đến 10.000 quan chức, tội phạm kinh tế của Trung Quốc trốn sang Canada, Mỹ, Úc,...Trong số đó, nhiều tên tội phạm đã thoát án tử hình nhờ luật dẫn độ của các quốc gia này.
Tuy nhiên, theo thông tin từ báo chí thì ông này mới chỉ biến mất trước khi có lệnh tống đạt, tạm giam vài giờ thì khả năng cao là ông Dũng vẫn đang "luẩn quẩn" đâu đó trong nước, ông Hương nhận định.
Một cán bộ điều tra Bộ Công an cũng đồng nhất với đánh giá này. Bởi thông thường, một tội phạm phải chuẩn bị kỹ càng, trong khoảng thời gian không phải là ngắn nếu muốn bỏ trốn khỏi sự trừng phạt của cơ quan pháp luật nước sở tại.
Truy tới cùng: Ai để lộ thông tin?
Về lý do vì sao ông Dũng phải bỏ trốn, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, rất có thể để có đủ thời gian chạy tội. Điều làm ông thắc mắc và cho rằng cần phải truy tới cùng là việc ai đã để lộ thông tin cho ông Dũng biết trước mà bỏ trốn?
Ông Hương cho biết thêm, khi Tổng Công ty Xây dựng đường thủy bị thua lỗ, đã có lần ông Dũng (khi đó làm Tổng Giám đốc - PV) tới nhà ông Hương để "nhờ vả", nhưng ông Hương nhất quyết không can thiệp.
Và có lẽ chính từ chuyện này, nhiều người hiểu lầm rằng ông Hương "đỡ đầu" ông Dũng lên làm Cục trưởng Hàng hải.
Theo GDVN
Quảng Ngãi: Bắt giữ 100m3 gỗ lậu chất đầy toa tàu Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra và phát hiện hơn 100m3 gỗ quí hiếm không có giấy tờ hơp lệ. Ngày 1-5, ông Nguyễn Văn Hân - Chi Cục trưởng Chi Cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi Chi Cục kiểm lâm tổ chức giám định trên 100m3 gỗ quí gõ, hương, Phòng CSĐT tội phạm về trật...