Tập trung chống rét cho đàn gia súc
Các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và Bắc Kạn có tổng đàn trâu, bò, ngựa lên tới khoảng hơn 700 nghìn con. ịa hình vùng cao thuận lợi cho chăn thả, nuôi nhốt nhưng cũng lại là những vùng chịu tác động sớm và mạnh của rét đậm, rét hại so với cả nước.
Người dân thôn Má Tra, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa (Lào Cai) gia cố chuồng trại gia súc. Ảnh: QUỐC HỒNG
Trong đợt rét đậm, rét hại đầu tiên này, nhiều huyện, như: Trùng Khánh (Cao Bằng), Ngân Sơn (Bắc Kạn) nhiệt độ xuống rất thấp, đe dọa đàn đại gia súc.
Những ngày này, thị xã Sa Pa (Lào Cai), trời mưa rả rích, sương mù dày đặc, gió bấc ào ào, rét như ngàn mũi kim luồn vào da thịt. Tại thôn Má Tra, vợ chồng anh Má A Vàng đang gia cố tấm chắn gió cho chuồng trâu rộng khoảng 15 m2, ở vị trí khuất gió, được làm bằng cột gỗ chắc chắn, mái lợp bằng phi-brô xi-măng. Anh Vàng bảo: “Mình phải che thêm mấy tấm ván này nữa để chống gió lùa, giữ ấm cho trâu. Ba con trâu là tài sản lớn của gia đình. Thiếu nó thì không biết lấy gì cày nương, bừa ruộng để trồng trọt, nuôi sống gia đình”.
Thị xã Sa Pa là “rốn rét” của Lào Cai. ể phòng, chống rét hiệu quả nhất cho đàn gia súc hơn 13 nghìn con, thị xã tập trung mạnh vào khâu kiên cố chuồng trại. Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Trần Thị Lan Hương cho biết, cán bộ kinh tế, khuyến nông, thú y “bám dân, bám bản” đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân làm chuồng trại, nuôi nhốt gia súc. Huyện hỗ trợ tiền mua vật liệu với mức hai triệu đồng/chuồng/hộ nghèo, giúp người dân làm chuồng gia súc. Ở một số nơi, như xã Tả Phìn, đồng bào dân tộc H’Mông có “sáng kiến” lập tổ đổi công, sử dụng nguyên liệu đất tại chỗ để làm chuồng gia súc bằng cách trình tường dày từ 25-40 cm, vừa ấm về mùa đông, vừa mát về mùa hè. ến nay, thị xã Sa Pa đã có 91% số hộ (4.122 hộ) chăn nuôi đã có chuồng trại cho gia súc, bảo đảm giữ ấm trong mùa đông; cơ bản chấm dứt tình trạng thả rông gia súc.
Tại Hà Giang, công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc được triển khai từ tháng 9. Gia đình anh Thò Mí Pó, thôn Lùng Thúng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc có đàn bò gần mười con. Khi nhiệt độ ở vùng biên giới xuống dưới 7oC, gia đình anh không thả rông đàn bò mà nuôi nhốt trong chuồng trại, bổ sung cỏ tươi, nước muối. Anh Pó cho biết, kinh nghiệm này anh học hỏi từ các lớp tập huấn phòng, chống đói rét cho gia súc do khuyến nông xã hướng dẫn. Anh mua bạt che chắn cho đàn bò, chủ động nguồn thức ăn dự trữ. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng vào cuộc giúp nhân dân bảo vệ đàn vật nuôi. Thiếu tá Mua Mí Cáy, Chính trị viên, ồn Biên phòng huyện Xín Cái cho biết, đồn phối hợp tuyên truyền cho người dân chủ động phòng, chống rét, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ, ủ chua cỏ, che chắn chuồng trại, bảo vệ đàn gia súc. Nhờ đó, trong những năm gần đây, đàn trâu, bò của người dân được bảo vệ rất tốt trước các đợt rét.
Video đang HOT
Tại huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), ngay sau khi có thông tin về rét đậm, rét hại, UBND huyện đã triệu tập lãnh đạo các xã họp, chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc. Huyện yêu cầu các xã sử dụng nguồn kinh phí dự phòng mua hóa chất để tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn ình iệp cho biết, tổng đàn đại gia súc của huyện hiện có hơn 15.000 con. Phần lớn các hộ nuôi vỗ béo, thời gian quay vòng ngắn, giá trị trâu, bò, ngựa lớn cho nên công tác phòng, chống đói, rét được thực hiện khá kỹ lưỡng, nhiều năm không có trâu, bò bị chết trong mùa đông. Mặc dù vậy, huyện luôn chỉ đạo các xã không được phép lơ là, chủ quan mà phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sẵn sàng phương án di chuyển gia súc xuống vùng thấp khi nhiệt độ quá thấp.
Tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), những ngày vừa qua, nhiệt độ xuống dưới 20C. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Nguyễn Hữu Thuân cho biết, do nằm gần dãy Mẫu Sơn, nên nhiệt độ tại Lộc Bình luôn thấp so với các khu vực khác trong tỉnh. Rút kinh nghiệm nhiều năm trước, các xã, thành lập tổ công tác xuống thôn, bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc.
Gia đình anh Hứa Văn Thăng, ở xóm Pác Háo – Nà Pìn, xã Lê Chung, huyện Hòa An (Cao Bằng) có ba con trâu, giá trị gần 100 triệu đồng. Gia đình anh trữ rơm làm thức ăn, dùng bạt che chuồng, giữ nền chuồng khô ráo, đồng thời đốt lửa cạnh chuồng để giữ ấm cho trâu. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cao Bằng ào Nguyên Phong cho biết, Sở đề nghị từng địa phương nêu cao trách nhiệm, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp. Nếu lơ là, thiếu trách nhiệm do chủ quan dẫn tới thiệt hại đàn vật nuôi do giá rét thì người đứng đầu có liên quan phải chịu trách nhiệm. Từng phòng, ban chuyên môn và chính quyền cơ sở phải hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Trong đó, yêu cầu mỗi gia đình chăn nuôi trâu, bò phải dự trữ rơm rạ làm thức ăn cho gia súc. Các địa phương thành lập các đoàn kiểm tra về công tác này.
Tại Hà Giang, gần 100% số hộ chăn nuôi đã dựng được chuồng trại chăn nuôi, trong đó có hơn 81% chuồng trại kiên cố. Toàn tỉnh đã trồng được hơn 28 nghìn ha cỏ Goatemala, cỏ voi với lượng thức ăn thô xanh dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông hơn 500 nghìn tấn, lượng thức ăn tinh hơn 21 nghìn tấn. Tỉnh Bắc Kạn có hơn 24.600 hộ chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả có chuồng trại chống chịu được mưa, gió và thuận lợi cho quây kín chống rét trong mùa đông. Tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), đã có 2.951 hộ chăn nuôi (chiếm 65%) đã dự trữ thức ăn cho gia súc, trong đó khoảng 40% số hộ bảo đảm dự trữ được từ 70 – 100% thức ăn cho gia súc trong suốt mùa đông năm nay. Tỉnh Lạng Sơn đã có khoảng 70% số hộ đầu tư xây dựng kiên cố chuồng trại cho trâu, bò.
Mặc dù ý thức tự bảo vệ của người dân đã được nâng lên nhưng ở các tỉnh miền núi phía bắc, một bộ phận đồng bào vẫn chưa chú ý phòng, chống rét cho gia súc. Ở nhiều thôn, bản, việc quây chuồng trại, chuẩn bị thức ăn còn sơ sài, chỉ đáp ứng được thời gian ngắn, trong khi dự báo mùa đông năm nay, tần suất cũng như thời gian của các đợt rét đậm, rét hại sẽ dài và dày hơn mùa đông năm trước. Trưởng phòng quản lý dịch bệnh và chăn nuôi (Chi cục Thú y Bắc Kạn) Nông Quang Hải cho biết, qua kiểm tra một số huyện, cơ bản các địa phương đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ, kể cả lãnh đạo xã vẫn còn lơ là, chưa quyết liệt trong công tác này.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang Trịnh Văn Bình cho biết, về cơ bản, công tác phòng, chống rét cho dân được thực hiện tốt, ý thức của người dân cũng được nâng cao. ối với các hộ nghèo chưa xây dựng được chuồng trại, tỉnh yêu cầu các huyện sử dụng ngân sách dự phòng để hỗ trợ bạt cho các hộ che chắn chuồng trại. Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn Lý Việt Hưng cho biết, đã chỉ đạo các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.
Tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) còn 540 hộ chăn nuôi có chuồng trại nhưng chưa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật thiết yếu chống rét; 384 hộ chưa có chuồng trại, đa số là những hộ nghèo và cận nghèo. Thị xã Sa Pa hiện có hơn 4.500 hộ chăn nuôi trâu, bò; đàn gia súc tăng nhanh, trong khi diện tích đồng cỏ tự nhiên lại bị thu hẹp. Mặt khác, mùa rét kéo dài kèm theo sương muối khiến cỏ lụi tàn, vì vậy, dự trữ thức ăn cho gia súc là việc khó. Thị xã Sa Pa đang vận động người dân giúp nhau làm chuồng trại; trường hợp khó khăn sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. ồng thời, địa phương chủ động lập kế hoạch di chuyển đàn trâu xuống vùng thấp tránh rét bằng cách thống kê cụ thể số hộ đăng ký di chuyển, số lượng gia súc cần “sơ tán”, liên hệ với chính quyền các xã vùng thấp, như: Tòng Sành (Bát Xát), Cốc San (TP Lào Cai) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển gia súc tránh rét.
Một mối lo khác là hiện nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục lan rộng ở ba tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn. Dịch bệnh gây suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng; thời gian hồi phục sức khỏe gia súc kéo dài. Do đó, tại các vùng đã công bố dịch, trong thời tiết rét đậm, rét hại, những con nhiễm bệnh sẽ dễ bị chết, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Hiện, cả năm tỉnh đều đã ban hành công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc. Các tỉnh chỉ đạo các địa phương khẩn trương vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc; theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết để thông tin kịp thời tới người dân. ồng thời, khuyến cáo nhân dân, nếu thời tiết rét đậm, rét hại, kèm theo mưa và nhiệt độ dưới 120C tuyệt đối không thả rông gia súc; bổ sung thức ăn tinh, sưởi ấm cho gia súc, nhất là bê, nghé và trâu, bò già yếu; kiên quyết không nhập gia súc non về nuôi trong thời gian này.
Cao Bằng: Hạn chế thiệt hại trên đàn gia súc trong điều kiện rét đậm, rét hại
Trước tình hình rét đậm rét hại mấy ngày qua, chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đang có các biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu thiệt hại trên đàn gia súc.
Mấy ngày qua, một số nơi ở tỉnh Cao Bằng đã xuống đến dưới 10 độ C, cá biệt có nơi xuống khoảng 5-6 độ như các vùng Phia Oắc - Phia Đén của huyện Nguyên Bình.
Thói quen thả rông gia súc của đồng bào vùng cao là một trong những nguyên nhân khiến đàn trâu bò có thể gặp nguy hiểm khi thời tiết giá rét kéo dài
Trời lạnh kèm mưa mù, khí hậu ẩm ướt ảnh hưởng xấu đến đàn vật nuôi và cũng là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát sinh. Rút kinh nghiệm qua thiệt hại các năm trước, năm nay người dân tại Cao Bằng đã có sự chủ động hơn so trong việc tích trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho gia súc.
Anh Nông Văn Duy, ở xã Vân Trình, huyện Thạch An cho biết: Gia đình anh có 5 con trâu, để có đủ thức ăn cho trâu trong cả mùa đông kéo dài gia đình đã chuẩn bị từ tháng 9, tháng 10.
Tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hơn 211.000 con. Mùa đông năm nay tiếp tục được dự báo sẽ có những diễn biến khắc nghiệt, tỉnh Cao Bằng đã đề nghị địa phương sớm chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Cao Bằng cũng tập trung ngăn chặn dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò
Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; vận động nhân dân sửa chữa, củng cố lại hệ thống chuồng trại, không thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Một diện tích không nhỏ cây trồng kém hiệu quả được chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
Bên cạnh việc phòng chống đói rét, hiện Cao Bằng cũng đang tập trung các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch Viêm da nổi cục trên trâu bò khi đã có tới 6/10 huyện thành phố xuất hiện loại bệnh này.
Ông Nông Chí Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cao Bằng cho biết thêm, phía Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi đã tham mưu cho Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương phòng chống đói rét cho gia súc và hướng dẫn người dân các biện pháp thực hiện như chuẩn bị thức ăn dự trữ đầy đủ cho ngày mưa rét.
Với chăm sóc, nuôi dưỡng ngày rét cần bổ sung thức ăn tinh để nâng cao sức khỏe gia súc. Về công tác thú y cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Quảng Trị: Tiêm phòng vụ thu cho đàn vật nuôi Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị đang triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu năm 2020 nhằm quản lý tốt đàn vật nuôi. Theo đó, thời gian tiêm phòng sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 năm nay. Chi cục đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị, thành...