Tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa đông xuân
Đến ngày 6-3, toàn tỉnh đã gieo cấy được 115.158,1 ha/115.000 ha lúa đông xuân, đạt 100,1% kế hoạch.
Hầu hết diện tích lúa được gieo cấy theo đúng khung lịch thời vụ, nên đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, trên diện tích lúa đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh gây hại.
Nông dân xã Đông Ninh (Đông Sơn) chăm sóc lúa đông xuân.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 6-3, trên lúa xuất hiện một số sâu, bệnh hại, như: bệnh đạo ôn lá xuất hiện, gây hại nhẹ tại các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Vĩnh Lộc và TP Thanh Hóa, với diện tích nhiễm 2 ha. Bệnh nghẹt rễ xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình, diện tích nhiễm 33 ha. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ tại huyện Thường Xuân, diện tích nhiễm 6,5 ha. Rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện rải rác, mật độ thấp, phổ biến 5 – 15 con/m2, cao 15 – 30 con/m2. Chuột hại nhẹ đến trung bình tại các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc, Yên Định, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa… diện tích 22 ha.
Video đang HOT
Để chăm sóc, bảo vệ diện tích lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để chỉ đạo, hướng dẫn người dân biện pháp phòng, trừ kịp thời. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm, bám sát đồng ruộng, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển để thực hiện phòng, trừ. Khi các loại sâu bệnh có tỷ lệ hại nặng đến mức phải phun trừ, bà con nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và thực hiện nghiêm nguyên tắc “4 đúng” trong quá trình phun.
Vào vụ đông xuân bội thu
Nông dân ở TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2020-2021. Vụ này, nông dân trồng lúa không chỉ trúng mùa mà còn bán được giá cao, đạt được mức lợi nhuận cao nhất trong nhiều năm qua.
Nông dân lời cao chưa từng có
Thu hoạch lúa đông xuân 2020-2021 bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Định Môn, huyện Thới Lai,TP Cần Thơ.
Tại TP Cần Thơ, nhiều trà lúa đông xuân sớm tại các quận, huyện như Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai... đã được thu hoạch với năng suất rất cao. Nông dân càng thêm vui khi lúa bán được giá cao và rất dễ tiêu thụ. Lúa ngay sau thu hoạch được thương lái và doanh nghiệp thu mua lúa tươi tại bờ ruộng, nông dân không phải lo chuyện phơi, sấy lúa.
Ông Đoàn Quốc Tuấn ngụ ấp Định Phước, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, phấn khởi cho biết: "Tôi vừa thu hoạch 3,5 công lúa sạ giống OM 380 trong vụ đông xuân 2020-2021, với năng suất đạt gần 1,3 tấn/công (công tầm lớn 1.300m2), cao hơn 200 kg/công so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua lúa tươi ngay tại ruộng với giá 6.400 đồng/kg, mức giá này cao hơn 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước. Vụ này nhờ trúng mùa, trúng giá, lợi nhuận có thể đạt khoảng 6 triệu đồng/công lúa, khoản lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay".
Bà Nguyễn Thị Ba ngụ xã Định Môn, huyện Thới Lai, cũng cho biết: "25 công lúa OM 380 của tôi trong vụ đông xuân này cũng trúng mùa, năng suất lúa tươi đạt khoảng 1,2 tấn/công, bán với giá 6.200 đồng/kg, cao hơn 1.800 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Trừ chi phí, tính ra vụ này tôi có lời khoảng 5 triệu đồng/công, đây là mức lời cao nhất trong nhiều năm qua". Theo bà Ba, lúa của bà bán với giá thấp hơn so với một số hộ dân khác do đã nhận tiền cọc thỏa thuận bán lúa cho thương lái từ khá sớm với giá 6.000 đồng/kg vào thời điểm khoảng 1 tháng trước Tết Nguyên đán 2021. Đến nay, bước vào thu hoạch, giá lúa tăng cao, thương lái có điều chỉnh tăng thêm 200 đồng, lên mức 6.200 đồng/kg.
Hiện nhiều trà lúa đông xuân sớm tại TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long... đã được thu hoạch, với năng suất đạt 1-1,3 tấn/công (công tầm lớn 1.300m2). Các loại lúa tươi vụ đông xuân 2020-2021 như OM 5451, OM 18, OM 380, OM 5451... được nông dân bán lúa cho thương lái và các đơn vị, doanh nghiệp thu mua ngay tại ruộng sau thu hoạch, với giá từ 6.000-6.500 đồng/kg trở lên. Riêng nhiều loại lúa thơm có giá từ 6.800-7.000 đồng/kg trở lên. Mức giá này đang cao hơn từ 1.500-2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân 2019-2020. Vụ lúa đông xuân do ít sâu bệnh và nhờ tăng cường đẩy mạnh cơ giới hóa và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chi phí sản xuất lúa tại hộ dân khá thấp, với chỉ từ 1,5-2 triệu đồng/công trở lại. Theo nông dân có lúa đông xuân đã thu hoạch, vụ lúa này đạt lợi nhuận ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua, bình quân đạt trên dưới 5 triệu đồng/công.
Lúa thu hoạch nhanh, kịp thời
Vụ này, việc thu hoạch lúa của nông dân cũng rất thuận lợi vì đồng ruộng khô ráo và lúa được thu hoạch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí bằng máy gặt đập liên hợp.
Ông Đoàn Văn Hậu, ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: "Qua nhiều vụ sản xuất, nông dân tích lũy kinh nghiệm, chủ động tiêu thoát nước cho ruộng lúa trước khi chuẩn bị thu hoạch để nền đất ruộng khô ráo, giúp dễ dàng đưa các máy móc vào ruộng phục vụ thu hoạch lúa. Đồng thời, trời nắng, không có mưa trái mùa nên bà con cũng thuận lợi thu hoạch lúa. Vụ này, lúa cũng ít bị đổ ngã nên dễ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và hạn chế được tối đa hao hụt, thất thoát lúa trong quá trình thu hoạch".
Hiện nay, giá thuê máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa đang ở mức từ 270.000-300.000 đồng/công. Các máy gặt đập liên hợp đã giúp người nông dân thu hoạch lúa nhanh chóng và tiết kiệm hơn 50% chi phí so với thu hoạch bằng tay. Theo ông Bùi Ngọc Giỏi, ngụ phường Thới Long, quận Ô Môn, bên cạnh các máy gặt đập liên hợp tại địa phương, nhiều chủ máy gặt đập liên hợp từ các nơi khác cũng đến Cần Thơ làm dịch vụ thu hoạch lúa, tạo thuận lợi cho bà con. Đặc biệt, đầu ra lúa gạo đang có nhiều thuận lợi nên các thương lái và doanh nghiệp cũng phối hợp với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thu hoạch, thu mua lúa của nông dân nhanh chóng và kịp thời, hạn chế được tình trạng lúa chín để lâu trên đồng có thể bị ảnh hưởng giảm năng suất và chất lượng. Qua đó, đã góp phần giúp nông dân giảm được chi phí, tăng năng suất, chất lượng lúa gạo và tạo nên vụ mùa bội thu.
Vụ lúa đông xuân 2020-2021, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã xuống giống gieo trồng được 1,516 triệu héc-ta lúa vụ đông xuân 2020-2021. Nhìn chung, lúa đông xuân đã vượt qua nguy cơ bị giảm năng suất và thiệt hại do hạn mặn, nhờ chủ động xuống giống sớm, bố trí mùa vụ, cơ cấu giống phù hợp. Năng suất lúa vụ đông xuân 2020-2021 ước đạt bình quân gần 7 tấn/ha, tăng 0,96 tạ/ha so với đông xuân năm trước. Sản lượng lúa cả vụ ước đạt 10,51 triệu tấn.
Các địa phương tập trung sản xuất vụ đông xuân Vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn miền bắc gieo cấy 1,088 triệu héc-ta, giảm khoảng 9,6 nghìn héc-ta so với lúa vụ đông xuân 2019 - 2020. Riêng về thời vụ, các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía bắc sau lập xuân phải tổ chức gieo mạ để đón Tết Nguyên đán năm...