Tập trung các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả trong 6 tháng cuối năm
Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm 2022 là thời điểm diễn ra rất nhiều những sự kiện và những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của thế giới nói chung.
Tại Việt Nam, những yếu tố khác như chính sách Zero COVID của Trung Quốc cũng làm ảnh hưởng nhất định đến nguồn cung về nguyên liệu cho các ngành sản xuất. Đồng thời ảnh hưởng đến đầu ra cho các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông sản.
Về xăng dầu, cùng với sự khó khăn của cả thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn không bảo đảm được theo kế hoạch. Cho nên trong 3 tháng đầu năm, việc điều hành xăng dầu gặp nhiều khó khăn, nhất là do nguồn cung về xăng dầu cùng với việc giá cả leo thang.
Tuy nhiên, trước bối cảnh đó, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người dân, 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất nổi bật về kinh tế xã hội, chính trị ổn định, dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát, các chỉ tiêu về kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.
Người đứng đầu ngành Công Thương cũng chỉ rõ, vẫn còn nhiều thách thức vẫn còn ở phía trước như tình hình lạm phát trên phạm vi toàn cầu, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, nhất là cung ứng nguồn cung về nguyên vật liệu, các vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón hoặc các hóa chất cơ bản là các nguyên liệu cho các ngành sản xuất mà Việt Nam đang có lợi thế trong việc xuất khẩu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng chưa có dấu hiệu kết thúc. Cho nên, dự báo tình hình thế giới cả về chính trị và kinh tế sẽ còn rất bất ổn và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nước ta.
Theo đại diện Bộ Công Thương, 6 tháng cuối năm, nền kinh tế dự báo vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2022: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7-8%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8%, duy trì xuất siêu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; Điện thương phẩm tăng 7,1 – 9,1%, trong 6 tháng cuối năm, ngành Công Thương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Bộ sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01, 02 và Chương trình phục hồi kinh tế.
Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương phối hợp với Bộ làm việc và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. Huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và có phương án chuẩn bị trong các trường hợp nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, than, xăng dầu, phân bón… cho sản xuất và sinh hoạt.
Đặc biệt, tập trung ưu tiên cao cho các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định cung cầu, giá cả. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá.
Đối với mặt hàng xăng dầu, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, tiến độ nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp để điều hành phù hợp; phối hợp với Bộ Tài chính rà soát để kiến nghị Chính phủ trình Uỷ Ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu trong trường hợp giá xăng dầu tiếp tục tăng cao.
Cùng với đó, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất: Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới.
Về kết quả 6 tháng đầu năm, bà Nguyễn Thị Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 8,48%, cao hơn so với mức tăng chung của toàn nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2021 tăng 5,74%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,66%, đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Bà Nguyễn Thúy Hiền cho biết thêm, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt hơn 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 29,2%), đạt hơn 186 tỷ USD. Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn FDI, tăng 19,5% (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,6%) cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 4 mặt hàng so với cùng kỳ, chiếm 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,3%).
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới để thúc đẩy xuất khẩu: 6 tháng năm 2022 cấp C/O mẫu CPTPP đạt 1,32 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; cấp C/O mẫu EUR.1 sang EU đạt 5,84 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ…
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 185,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu tăng, chiếm 88,8%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 5,8%.
“Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 743 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế”, bà Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 15,4%
Theo Tổng cục Hải quan, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm của ngành Hải quan đạt 226.588 tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán được giao, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất giầy xuất khẩu tại nhà máy của Công ty giầy Trường Xuân. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngành Hải quan đã làm thủ tục thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Theo thống kê, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5%. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn tập trung ở các Cục Hải quan: Bắc Ninh 86,84 tỷ USD, tăng 24,4%; TP Hồ Chí Minh 71,49 tỷ USD, tăng 11,9%; Hải Phòng 51,91 tỷ USD, tăng 18,4%; Hà Nội 31,68 tỷ USD, tăng 36,6%; Bình Dương 26,56 tỷ USD, giảm 2%; Đồng Nai 21,93 tỷ USD, tăng 11%... so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), số thu NSNN của toàn ngành Hải quan trong 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ khá phải đến sự đóng góp không nhỏ của 11 cục hải quan tỉnh, thành phố (chiếm 88,4% dự toán toàn ngành) có kết quả thu đáng ghi nhận với tổng số thu đạt 197.740 tỷ đồng, bằng 63,6% dự toán, đạt 60,67% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 17,65% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 87,3%/tổng thu toàn ngành.
Ngoài ra, các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế điện tử và thông quan 24/7, nhờ vậy, đến nay đã có 36 ngân hàng triển khai; Hải quan cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với 45 ngân hàng và đã có 7 ngân hàng đã triển khai công tác nhờ thu. Một nguyên nhân nữa là dưới tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, dẫn tới kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm.
Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2022 do diến biến phức tạp của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tác động xấu đến thị trường năng lượng, tài chính, đẩy giá nguyên liệu đầu vào và lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tăng cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong khi đó, các tháng cuối năm, cơ quan Hải quan vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, hoàn thuế đối với linh kiện ô tô...
Theo Tổng cục Hải quan, số nợ đã thu hồi và xử lý trong 6 tháng đầu năm nay là 167 tỷ đồng. Các đơn vị hải quan có kết quả thu hồi nợ thuế tốt như Thành phố Hồ Chí Minh (45,06 tỷ đồng), Hải Phòng (38,35 tỷ đồng); Bình Dương (29,58 tỷ đồng), Thanh Hóa (14,59 tỷ đồng). Công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu được thực hiện hiệu quả đã góp phần thu đúng, đủ và chống thất thu NSNN, khắc phục kịp thời hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế; giải quyết khó khăn vướng mắc và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã yêu cầu toàn ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN để tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Toàn ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị 439/CT-TCHQ nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022.
Về phòng, chống buôn lậu, cần chú trong các biện pháp chống thất thu qua lượng, qua giá, qua lợi dụng loại hình xuất nhập khẩu...; đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
"Liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm tra, cần tăng cường thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để xây dựng các chuyên đề kiểm tra sau thông quan, thanh tra một cách hiệu quả. Cần chú trọng công tác phân tích hồ sơ trên dữ liệu điện tử trước khi xây dựng kế hoạch", Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN, đổi lại, Canada là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ (sau Mỹ, Brazil). Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xã giao tân đại sứ Canada tại Việt Nam. Kỳ họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về kinh...