Tập trận phi pháp ở Biển Đông, Trung Quốc bị Philippines cảnh báo
Nếu các cuộc tập trận xâm phạm vào lãnh hải Philippines, Trung Quốc sẽ vấp phải phản ứng mạnh nhất, về ngoại giao hoặc bất kỳ hình thức nào phù hợp.
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trong thông báo đưa ra hôm 3/7.
Ông Locsin Jr cho biết Philippines kiểm tra địa điểm Trung Quốc tập trận và thấy “chưa xâm nhập vào lãnh hải của Philippines” giống như họ tuyên bố. Mặc dù vậy, cảnh báo mới đây cho thấy Manila vẫn quan ngại Bắc Kinh có thể sẽ nuốt lời.
Ngoại trưởng Philippines cũng dẫn lại các tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc về việc thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”. Ông cũng nhấn mạnh Manila trao công hàm phản đối động thái này của Bắc Kinh.
Ông Locsin Jr đồng thời nhắc lại lời kêu gọi các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông phải kiềm chế hành động và tuân thủ luật pháp quốc tế để tránh leo thang căng thẳng.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. (Ảnh: Rappler)
Hôm 2/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cảnh báo việc Trung Quốc tập trận tại Biển Đông có thể gây căng thẳng trong khu vực và ảnh hưởng tới mối quan hệ với các nước láng giềng.
“Đây là hoạt động hết sức quan ngại và chúng tôi đang theo dõi với sự cảnh giác”, ông Lorenzan nhấn mạnh tại một diễn đàn an ninh ở thủ đô Manila, Philippines.
Theo Delfin Lorenzana, việc Trung Quốc tập trận ở Biển Đông sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo với tất cả những bên liên quan.
Liên quan tới cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh cuộc tập trận sẽ phản tác dụng đối với những nỗ lực giảm bớt căng thẳng và duy trì sự ổn định, gây thêm sự mất ổn định ở Biển Đông.
“Các cuộc tập trận quân sự là động thái mới nhất trong một chuỗi dài các hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định.
Cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về cuộc tập trận của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở biển Đông”.
Bà Hằng nói thêm rằng Việt Nam giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành vi tương tự trong tương lai.
Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên ra thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo thông báo, cuộc tập trận diễn ra trong 5 ngày từ 1/7 đến 5/7 bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ: 1716.24N 11124.65E; 1802.19N, 11259.45E; 1658.63N, 11348.37E; 1629.12N, 11344.93E; 1541.19N, 11238.17E; 1603.58N, 11126.69E.
Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không vào vùng biển trên trong thời gian diễn ra tập trận.
Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự
Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ - Australia.
Australia và Ấn Độ vừa ký một thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự, đặt nền tảng cho các cuộc trao đổi và tập trận quân sự giữa 2 nước ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Australia và Ấn Độ ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự. Ảnh: Statesman
Trong một tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh song phương trực tuyến thể hiện sự gắn bó sâu sắc trong mối quan hệ Ấn Độ - Australia. Theo đó, các tàu và máy bay quân sự của 2 nước có thể tiếp nhiên liệu và tiếp cận các cơ sở bảo trì tại căn cứ quân sự của nhau. Phía Ấn Độ cũng cho biết đang cân nhắc sự tham gia của Australia trong các cuộc tập trận hải quân hàng năm mà Mỹ và Nhật Bản tổ chức ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, để củng cố mối quan hệ an ninh giữa 4 quốc gia.
Trước đó, Ấn Độ đã từng ký kết một thỏa thuận tương tự với Mỹ . Thỏa thuận lần này với Australia cũng được xem là một bước mở rộng chiến lược quân sự của Ấn Độ trong khu vực./.
Vì lợi ích chiến lược, Philippines hoãn xóa bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ Philippines hôm qua thông báo tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng (VFA) vốn tồn tại 20 năm với Mỹ. Giới quan sát nhận định, bước đi của Philippines đưa ra sau khi cân nhắc những" được - mất" mà thỏa thuận quân sự mang lại cho quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt trong bối...