Tập trận, kiểu “Ngoại giao pháo hạm” đã lỗi thời!
Việt Nam thừa hiểu ý đồ Trung Quốc không chỉ qua cuộc tập trận này.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm chiếm giữ trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.
Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã đụng đến lợi ích an ninh hàng hải quốc tế nên Mỹ, Nhật Bản…đã phải thay đổi “tư thế quân sự”, thách thức tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông bằng việc điều lực lượng máy bay, tàu chiến tiến hành tuần tra giám sát “an toàn, an ninh hàng hải” trên Biển Đông khiến sự đối đầu Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng.
Sau khi căng thẳng dịu xuống bằng tuyên bố “ngừng bồi lấp” của Trung Quốc thì cũng là lúc Tổng bí thư Đảng CSVN có chuyến thăm lịch sử Hoa Kỳ theo lời mời của chính quyền Mỹ bởi Tổng thống Obama. Việt Nam-Hoa Kỳ thực sự “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Điều đặc biệt sau chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo cao nhất Việt Nam là Nhật Bản đã thông qua Dự luật an ninh mới mà theo đó cho phép lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể tác chiến bất kỳ đâu, với ai nếu kẻ đó tấn công, đe dọa an ninh Nhật Bản, đồng minh, bạn bè của Nhật Bản, đồng thời công bố Sách trắng quốc phòng năm 2015 cho rằng “môi trường an ninh xung quanh xấu đi” mà nguyên nhân, dù không chỉ đích danh nhưng ai cũng hiểu không ai ngoài Trung Quốc.
Việc tuyên bố của Nhật Bản sẵn sàng tham gia tuần tra trên Biển Đông với Mỹ và chuyến tuần tra, thị sát của vị Tư lệnh Hạm đội TBD Mỹ suốt 7 giờ trên Biển Đông đã khiến Trung Quốc cay cú, phản đối quyết liệt.
Trên đây là bối cảnh gần nhất trước khi Trung Quốc tuyên bố tập trận trên Biển Đông bắn đạn thật 10 ngày tại khu vực TN đảo Hải Nam và ĐB quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bắt đầu từ ngày 22/7.
Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc với nội dung là đổ bộ đánh chiếm đảo với rất nhiều vũ khí trang bị hiện đại theo phương thức “3 chiều lập thể”, là phương thức độ bộ đánh chiếm hiện đại nhất hiện nay.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr hiện đại của Trung Quốc đang tham gia tập trận
Với phương tiện, và mục tiêu giả định của cuộc tập trận như đã biết thì rõ ràng thông điệp của cuộc tập trận không phải là dành cho Mỹ, Nhật Bản hay ai đó có thể tham gia “tuần tra” với Mỹ trên Biển Đông thách thức chủ quyền phi lý, phi pháp của Trung Quốc. Bởi vì để đương đầu, đối phó với cuộc tập trận rải thảm của 2 chiếc máy bay B-52 Mỹ xuất phát từ Úc thì lực lượng phòng không Trung Quốc chưa có kinh nghiệm, còn để đánh đuổi hạm đội 7 Mỹ, chưa kể Hải quân Nhật Bản tham chiến, ra khỏi vùng “chủ quyền Biển Đông” như đã tham lam tuyên bố, thì không dám.
Cho nên, cuộc tập trận là chỉ để diễu võ dương trước các nước đang có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc và “nâng cao kỹ chiến thuật” để khi có thời cơ là ra tay đánh chiếm.
Video đang HOT
Có thể thấy, cuộc tập trận này có 2 mục tiêu rõ ràng.
Thứ nhất là dọa nạt các nước nhỏ đang bị Trung Quốc chiếm biển, đảo trái phép. Kiểu hăm dọa này Việt Nam đã quen và không bao giờ ngăn cản được con đường Việt Nam đã chọn, sẽ đi. Dân tộc Việt Nam thừa hiểu Trung Quốc muốn gì đâu phải chỉ qua cuộc tập trận này.
Thứ hai, sau khi kết thúc cuộc tập trận là Trung Quốc tiến hành bàn bạc, thảo luận với ASEAN về COC vào ngày 29/7 tại Thiên Tân-Trung Quốc.
Trong hoạt động quân sự bảo vệ chủ quyền của Việt Nam không có từ “sợ”. Tập trận, kiểu “ ngoại giao pháo hạm” đã lỗi thời.
Lê Ngọc Thống
Theo_Báo Đất Việt
Philippines kiện Trung Quốc, Đài Loan không được dự thính ở tòa án
Đài Loan đã đề nghị cử đoàn đại biểu quy mô nhỏ, nhưng dựa trên nguyên tắc "1 nước Trung Quốc" và lo ngại kích động Bắc Kinh, tòa án không đồng ý.
Hình ảnh vệ tinh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 17 tháng 6 năm 2015
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 23 tháng 7 dẫn tờ "Thời báo Tự do" Đài Loan ngày 22 tháng 7 đưa tin, vào tuần trước, phiên tòa nghe trình bày của Philippines về vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đã kết thúc vào tuần trước. Bộ Ngoại giao Đài Loan ban đầu dự định tổ chức đoàn đại biểu quy mô nhỏ để dự thính, kết quả bị từ chối.
Theo bài báo, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã tổ chức điều trần vụ kiện Trung Quốc của Philippines từ ngày 7 đến ngày 13 tháng 7 năm 2015.
Nhà nghiên cứu Tống Yến Huy của Viện nghiên cứu Trung ương, Đài Loan tiết lộ, căn cứ vào thủ tục hành chính của tòa án, được biết cơ quan ngoại giao Đài Loan vào tháng 5 - 6 đã đề nghị tham gia dự thính với tư cách quan sát viên.
Nhưng, Philippines dựa trên nguyên tắc "một nước Trung Quốc" và lo ngại kích động Bắc Kinh, cuối cùng tòa án không đồng ý với đề nghị của Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan đã không tiến hành bình luận gì về vụ kiện đang tiến hành.
Hình ảnh phiên điều trần vụ kiện Trung Quốc của Philippines ở Tòa án trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan
Đối với vụ kiện Biển Đông của Philippines, Trung Quốc luôn phản ứng gay gắt, kiên quyết "không chấp nhận, không tham gia" vụ kiện, coi hành động pháp lý văn minh này của Philippines là "đi ngược lại đồng thuận" với Trung Quốc và "vi phạm cam kết" trong Tuyên bô vê ứng xư giưa cac bên ơ Biên Đông (DOC).
Trung Quốc cho rằng, lập trường "không chấp nhận, không tham gia" của họ "có căn cứ luật pháp quốc tế đầy đủ" và nó được thể hiện trong cái gọi là "Văn kiện lập trường của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề quyền thụ lý vụ kiện Biển Đông của nước Cộng hòa Philippines".
Tuy nhiên, "văn kiện lập trường" này của Trung Quốc cũng chỉ là ngụy biện và không chứng minh được cơ sở lịch sử và pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Trên thực tế, Trung Quốc đã cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, cướp một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1988, 1995..., cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012, những cuộc chiến này đã khiến cho rất nhiều người lính Việt Nam phải hy sinh.
Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Trong hình là Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan
Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền thiêng liêng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bằng những chứng cứ lịch sử và pháp lý vững chắc, bằng sự quản lý hành chính thực tế, rõ nhất là ở thời nhà Nguyễn.
Việt Nam có chủ quyền như vậy là một sự thực không thể tranh cãi; Trung Quốc ăn cướp biển đảo của Việt Nam cũng là một sự thực không thể tranh cãi. Còn một số văn kiện quốc tế mà Trung Quốc viện cớ không hề nói rằng trao trả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhất là khi Trung Quốc không có chủ quyền đối với chúng. Đây là một sự thực.
Trung Quốc luôn dùng truyền thông để tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông nhằm đánh lừa nhân dân Trung Quốc, kích động chủ nghĩa dân tộc, ngụy biện rằng Chính phủ Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông là do "nhân dân, tổ tông và con cháu" yêu cầu. Nhưng thực chất, đây chỉ là ý chí của giới cầm quyền có tư tưởng bành trướng ở Trung Quốc.
Đồng thời, thông qua tuyên truyền, Trung Quốc tìm cách đánh lừa nhân dân thế giới về các hành động bất hợp pháp của họ. Nhưng, cộng đồng quốc tế không chỉ nghe Trung Quốc nói, mà còn biết nghe Việt Nam nói, biết nghiên cứu và suy nghĩ, đồng thời cũng thông minh hơn là Bắc Kinh tưởng tượng.
Cố vấn pháp luật của Philippines Florin Hilbay tại Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan
Căn nguyên của tranh chấp Biển Đông hiện nay là Trung Quốc quá tham lam, tìm mọi cách bành trướng theo yêu sách "đường lưỡi bò" lố bịch, vô lý và bất hợp pháp. Đây là nguyên nhân sâu xa, trực tiếp gây bất ổn ở Biển Đông và khu vực.
Không có chủ quyền thì mọi hành động xâm phạm như xây đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông đương nhiên là bất hợp pháp, đồng thời Trung Quốc không có quyền dùng biển đảo của Việt Nam để "cung cấp sản phẩm an ninh công quốc tế".
Trung Quốc không thể lấy biển đảo xâm lược của nước khác để thực hiện cái gọi là "thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế". Đó là một loại hành động cường quyền và bạo ngược, trơ tráo, đổi trắng thay đen, lật lọng, nhưng không đánh lừa được ai.
Căn cứ vào luật pháp quốc tế, hành động dùng vũ lực xâm lược biển đảo của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không đem lại chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như bãi cạn Scarobrough.
Trung Quốc là nước lớn (thành viên Hội đồng bảo an, và Trung Quốc thường tự xưng như vậy), nhưng đã không dám đối mặt với nước nhỏ yếu Philippines ở Tòa án quốc tế, đó là một điều vô cùng đáng xấu hổ.
Thông qua việc này, cộng đồng quốc tế mới thấy được một phần bản chất của "nước lớn" Trung Quốc, thể hiện rõ nhất trong tuyên bố của ông Dương Khiết Trì tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội vào năm 2010, khi đó, ông Trì là Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hiện nay là Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
Trung Quốc không tham gia vụ kiện, không muốn dùng con đường pháp lý văn minh để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng lại đang tăng cường tiến hành các cuộc tập trận răn đe vũ lực ở Biển Đông. Trong hình là tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr Trung Quốc mua của Ukraine, tham gia vào một cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá ở Biển Đông gần đây, được đăng tải trên mạng quân sự sina Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2015
Đông Bình
Theo giaoduc
Trung Quốc càng lên gân ở Biển Đông, phiền phức càng nhiều Trung Quốc cứ tưởng làm thế là mình mạnh hơn Mỹ, Nhật, Úc, nhưng điều đó chỉ làm cho Bắc Kinh bốn bề thọ địch, thậm chí tạo ra một liên minh chống Trung Quốc. Hình ảnh Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp ở Trường Sa được đăng tải trên các diễn đàn quân sự trực tuyến nước này. Đa Chiều ngày...