Tập trận bất thường, Nhật, Mỹ khiến Trung Quốc “giật mình”
3 tàu chiến Nhật Bản chở 1.000 binh lính sẽ ồ ạt đổ về vùng bờ biển phía nam California trong hai tuần tới để tham gia vào một cuộc tập trận “chưa từng có trong tiền lệ” với Mỹ. Mục đích của cuộc tập trận này là nhằm nâng cao năng lực tấn công đổ bộ của Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang có cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông
Nhật Bản là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Cuộc tập trận bất thường
Sở dĩ nói cuộc tập trận trên “chưa có trong tiền lệ” là vì nó đánh dấu lần đầu tiên quân đội Nhật Bản kéo ra nước ngoài xa như vậy để tham gia tập trận và lại đi bằng tàu chiến.
Ngoài ra, cuộc tập trận ở Mỹ cũng đánh dấu bước ngoặt về mức độ tham gia của phía Nhật Bản. Trong những cuộc diễn tập quân sự trước đây, Nhật Bản thường chỉ cử bộ binh đến tham gia cùng lính thủy đánh bộ Mỹ. Lần này, Nhật Bản “tung” cả lục quân, hải quân và không quân ra phối hợp diễn tập với quân đội Mỹ, ông Takashi Inoue – phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho biết.
Theo các nguồn tin quân sự, Tokyo sẽ phái 3 tàu chiến, 730 lính thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, 250 lính bộ binh, 5 lính không quân và 4 trực thăng chiến đấu đến diễn tập tấn công đổ bộ với Thủy quân lục chiến Mỹ.
Cuộc tập trận mang tên Dawn Blitz 2013 còn có sự tham gia của các lực lượng đến từ New Zealand và Canada.
Trong cuộc tập trận dự kiến kết thúc vào ngày 28/6 này, binh lính Nhật Bản sẽ được đào tạo những kỹ năng “thực sự cần thiết” để giúp họ triển khai một cách nhanh chóng cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ hoặc tham gia công tác cứu trợ thảm hoạ, ông Inoue cho biết. Với khả năng đổ bộ hạn chế, Nhật Bản cần sự giúp đỡ từ phía Thuỷ quân lục chiến Mỹ để giải cứu người dân trong thảm hoạ kép động đất-sóng thần năm 2011.
Lực lượng Nhật Bản sẽ tiến hành một bài diễn tập tấn công đổ bộ vào quần đảo San Clemente Island – một bãi tập hải quân ở ngoài khơi bờ biển San Diego, và một cuộc xâm nhập giả định vào Căn cứ Hải quân Pendleton.
Giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản cho biết, cuộc tập trận chưa từng có trong lệ với phía Nhật Bản sẽ do lực lượng lính thuỷ đánh bộ và thuỷ thủ Mỹ chỉ huy. Cuộc tập trận này sẽ giúp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phối hợp chặt chẽ hơn với đồng minh Mỹ và phản ứng tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như thảm hoạ thiên nhiên.
Video đang HOT
Trung Quốc bất an trước cuộc tập trận Mỹ-Nhật
Tuy nhiên, Trung Quốc lại nhìn cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật theo hướng khác trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang có cuộc tranh chấp kéo dài liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
“Đây sẽ là một điểm khác nữa mà Trung Quốc tin rằng, đó là hành động thể hiện sự tăng cường hợp tác quân sự” giữa Mỹ và Nhật Bản, ông Tai Ming Cheung – một nhà phân tích về các vấn đề an ninh Đông Á và Trung Quốc thuộc Viện Hợp tác và Xung đột Toàn cầu ở trường Đại học California, San Diego, cho hay.
Bắc Kinh đã đề nghị Washington và Tokyo huỷ bỏ cuộc tập trận nói trên, hãng tin Kyodo dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật Bản cho biết. Mặc dù Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nhật Bản không xác nhận có hay không việc Trung Quốc đưa ra yêu cầu nói trên nhưng hai cơ quan này khẳng định họ sẽ tiếp tục tiến hành cuộc tập trận như kế hoạch.
Các quan chức quân sự Mỹ cho biết, củng cố năng lực tấn công đổ bộ của Nhật Bản là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang tập trung chú ý vào việc phát triển chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này đang chìm trong căng thẳng vì những vụ thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng.
“Nếu thế kỷ 20 dạy chúng ta bất kỳ điều gì thì đó chính là, khi các nền dân chủ có thể và sẵn sàng bảo vệ họ thì điều đó cũng bảo vệ hoà bình và sự ổn định. Hầu hết các nước Châu Á đều hoan nghênh một lực lượng Nhật Bản có năng lực hơn và thân thiết với lực lượng của Mỹ”, Đại tá Grant Newsham, người phụ trách liên lạc giữa hải quân Mỹ với quân đội Nhật Bản, cho biết.
Cuộc tập trận Mỹ-Nhật diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại một khu nghỉ ở California. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã bàn một loạt chủ đề, trong đó có vấn đề căng thẳng leo thang ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc gần đây đang tranh giành quyết liệt chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Hải quân Nhật Bản là một trong những lực lượng được đào tạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, kỹ năng tấn công vào các bờ biển cũng như các năng lực đổ bộ khác của Nhật Bản còn yếu kể từ khi lực lượng quốc phòng của họ được thành lập những năm 1950.
Để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc – trong đó có việc nước này có tàu sân bay đầu tiên hồi năm ngoái, Nhật Bản đang mua tàu đổ bộ và tăng cường huấn luyện lực lượng để chuẩn bị cho khả năng có thể xảy ra các cuộc xung đột ở quần đảo tranh chấp
Việc Tokyo tập trận để nâng cao năng lực tấn công đổ bộ “rất có ý nghĩa” bởi Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh thời hậu thế chiến II, một nhà phân tích Mỹ nhận định. Theo ông này, “chúng ta không thể yêu cầu những lính thuỷ đánh bộ trẻ của Mỹ chiến đấu và hy sinh vì thực hiện một nhiệm vụ mà lực lượng Nhật Bản không thể hoặc sẽ không làm. Thuỷ quân lục chiến Mỹ sẽ giúp nhưng họ cũng phải là một lực lượng có năng lực”.
Theo vietbao
Thêm mồi lửa, Mỹ-Hàn hứa hẹn tập trận chung
Thủy quân Lục chiến Hàn Quốc hôm nay (31/3) tuyên bố sẽ tiến hành hàng loạt cuộc tập trận chung với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ vào tháng tới nhằm sẵn sàng đối phó với Triều Tiên.
Lực lượng lính thủy đánh bộ Hàn Quốc cho biết, họ sẽ tiến hành 4 cuộc tập trận chung với Mỹ trong tháng 4 tới để rèn rũa khả năng tiến hành các chiến dịch đổ bộ chiến thuật cũng như củng cố sức mạnh của các đơn vị cơ giới hóa.
Các quan chức nước này tiết lộ, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đang huấn luyện ở Hàn Quốc sẽ được mời tham gia các cuộc hội thảo chiến thuật tại các đơn vị trực chiến nhằm sẵn sàng ứng phó với những động thái gây hấn tiếp theo của CHDCND Triều Tiên.
Ảnh minh họa.
Trước những lời đe dọa ngày càng hiếu chiến của Triều Tiên trong những tuần gần đây, Lục quân Thủy chiến của Hàn Quốc cho biết, họ sẽ giữ vững tinh thần sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất trong tháng 4 này thông qua các cuộc tập trận.
Theo đó, trong tuần đầu tiên của tháng 4, lính thủy đánh bộ Hàn Quốc sẽ "sốc lại" tinh thần sẵn sàng trực chiến của các đơn vị.Sau đó, trong suốt tháng 4, lực lượng lính thủy đánh bộ đang đồn trú tại các hòn đảo biên giới giữa hai quốc gia láng giếng ở biển Hoàng Hải sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân và không quân bắn đạn thật tại những thời điểm và địa điểm bí mật, không báo trước.
Trước đó, hôm qua (30/3), Triều Tiên đã hùng hồn tuyên bố mối quan hệ liên Triều đã chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" và tất các các vấn đề xuyên biên giới nảy sinh giữa hai quốc gia sẽ được giải quyết phù hợp theo tình trạng đó. Một ngày trước đó, lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong-un đã chỉ thị cho các đơn vị tên lửa của nước này sẵn sàng tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc và Mỹ nhằm trả đũa việc hai máy bay B-2 của Mỹ bay lượn trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo nhiều nguồn tin, hiện CHDCND Triều Tiên đang sở hữu một kho tên lửa Scud từ thời Liên Xô, có khả năng tấn công Hàn Quốc. Tuy nhiên phạm vi của tên lửa vẫn chưa được rõ. Theo các đánh giá độc lập, tên lửa nước này về lý thuyết có thể nhắm đến các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và Guam .
Mỹ quan ngại trước đe dọa mới nhất của Triều Tiên
Những diễn biến mới nhất này cho thấy, cuộc Chiến tranh Triều Tiên có thể tái lại bất cứ lúc nào và khiến khá nhiều quốc gia lo ngại.
Phản ứng trước tuyên bố trên của Triều Tiên, hôm qua (30/3), Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, bà Caitlin Hayden cho biết, Mỹ đang nghiêm túc xem xét đe dọa chiến tranh của Triều Tiên và sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc. Theo bà Hayden, Mỹ sẽ cân nhắc các biện pháp bổ sung đối phó với đe dọa của Triều Tiên, trong đó có kế hoạch tăng cường hệ thống đánh chặn mặt đất, triển khai rađa cảnh báo sớm và duy trì theo dõi thường xuyên tại Mỹ.
Bà Caitlin Hayden nói: "Chúng tôi vừa biết tin về một tuyên bố mới, không có tính xây dựng từ Triều Tiên. Chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc những đe dọa này và vẫn liên hệ thường xuyên với đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục có thêm những biện pháp chống lại mối đe dọa của Triều Tiên, bao gồm kế hoạch tăng về số lượng tên lửa đánh chặn mặt đất của Mỹ và hệ thống radar dò tìm, cảnh báo sớm".
Tuy nhiên, dù bày tỏ sự quan ngại trước tuyên bố của BìnhNhưỡng, nhưng Washington vẫn cho rằng, những lời khiêu chiến của Triều Tiên cũng chỉ dừng lời ở những lời đe dọa và khó biến thành hành động như nước này từng làm trước kia.
"Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Triều Tiên từ lâu đã có những phát ngôn và lời đe dọa hiếu chiến, và tuyên bố hôm nay cũng theo một kiểu mẫu tương tự", bà Hayden nói, đồng thời khẳng định, Mỹ có đầy đủ năng lực bảo vệ bản thân và các nước đồng minh châu Á.
Không chỉ có Mỹ mà các quốc gia khác, trong đó có Nga và Pháp cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tuyên bố mới nhất của Triều Tiên.
Sau khi nhận được thông tin trên, Nga cũng kêu gọi các bên "kiềm chế và thể hiện trách nhiệm tối đa, không bên nào vượt quá giới hạn". Quan chức Bộ Ngoại giao Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên - ông Grigory Logvinov nhấn mạnh Nga "không thể tiếp tục thờ ơ khi căng thẳng leo thang tại biên giới phía Đông của Nga", đồng thời cho biết Nga đang "tham vấn chặt chẽ" với các bên đối tác trong tiến trình đàm phán sáu bên là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trong khi đó, trong một tuyên bố của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Pháp yêu cầu Triều Tiên thực thi các cam kết quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trong khuôn khổ các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc, cũng như nhanh chóng nối lại các cuộc đối thoại.
Hai miền liên Triều về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-53 giữa họ mới chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến chứ không phải là một hiệp ước hòa bình. Khu vực Phi quân sự giữa hai quốc gia đến nay vẫn là khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới.
Ngay sau khi ban bố "tình trạng chiến tranh", Bình Nhưỡng tiếp tục đưa ra lời đe dọa sẽ đóng cửa một khu công nghiệp chung Kaesong với Hàn Quốc gần khu vực biên giới được canh phòng cẩn mật trên giữa hai nước nếu Hàn Quốc tiếp tục xúc phạm Triều Tiên.
Khu công nghiệp Kaesong được thành lập năm 2004 tại TP biên giới Keasong của Triều Triên và được coi là biểu tượng cho sự hợp tác liên Triều. Hiện ở đây đang có khoảng 120 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động, sử dụng khoảng 50.000 lao động Triều Tiên.
Theo vietbao
Càng hung hăng, Trung Quốc càng bị thiệt Căng thẳng liên tục và kéo dài ở các vùng biển ở Châu Á là do những động thái hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc. Mới đây, hồi tháng trước, tàu Trung Quốc đã đâm vào một tàu cá Việt Nam, phá hỏng mạn tàu. Tiếp đó, Philippines cự nự với Trung Quốc về việc nước này đưa tàu chiến vào vùng...