Tập thể dục giúp “hạ hỏa”
Kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Menopause (Mỹ) cho thấy, luyện tập thể chất có thể giúp giảm triệu chứng bốc hỏa ở các phụ nữ mãn kinh trong vòng 24 giờ sau đó.
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 92 phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, bị triệu chứng bốc hỏa từ mức nhẹ đến trung bình, trong khoảng thời gian 15 ngày. Các phụ nữ tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 40-59, không được cung cấp hormone. Họ được mang các dụng cụ đo gia tốc để đo lường mức họat động thể chất cũng như các dụng cụ khác nhằm đo lường độ ẩm trên da và theo dõi chứng bốc hỏa.
Steriani Elavsky, đồng tác giả nghiên cứu, trợ lý giáo sư thuộc Trường ĐH Bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết, một vài phụ nữ thừa nhận việc luyện tập thể chất làm tăng triệu chứng bốc hỏa vì khiến nhiệt độ cơ thể gia tăng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không phát hiện điều này.
Elavsky cho nói: “Đối với những phụ nữ bị triệu chứng bốc hỏa từ mức nhẹ đến trung bình, không có lý do gì để né tránh việc luyện tập thể chất. Trên thực tế, luyện tập thể chất rất có ích và chắc chắn là phương pháp tốt nhất để tăng cường sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho các phụ nữ lớn tuổi, bất kể khi chị em có bị chứng bốc hỏa hành hạ hay không”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng không phải mọi phụ nữ mãn kinh đều nhận được lợi ích tương tự trong việc giảm chứng bốc hỏa khi luyện tập thể chất. Hiệu quả mang lại thấp nhất đối với những phụ nữ nặng cân, thể trạng yếu, bị chứng bốc hỏa thường xuyên và với mức độ dữ dội.
Nguyễn Niệm (Theo Goodhealth)
Tự nhiên "bốc hỏa"
Nhiệt độ cao hơn bình thường nhưng cơ thể không bị bệnh được dân gian gọi chung chung là "bốc hỏa". Thực tế, việc tăng thân nhiệt này không phải là "bốc hỏa" mà là báo hiệu những thay đổi trong cơ thể.
Bé nóng hừng hừng
Thân nhiệt bình thường của con người là 37oC. Nhưng ở trẻ em vẫn có những trường hợp tăng nhiệt độ do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, đừng quá lo lắng khi thấy nhiệt độ của bé dao động trong khoảng 37,5C tới 37,7C. Những lúc này cần xem lại quần áo có ủ ấm quá mức hay không, nhiệt độ phòng có cao quá hay không. Ở những bé dưới 10 tuổi, thân nhiệt thay đổi khi bé vận động vui chơi hoặc ở trong vùng nắng nóng. Nhiều ông bố và bà mẹ trẻ khi thấy con nóng hơn bình thường lại quá căng thẳng, lo lắng, thậm chí vội vã cho uống thuốc hạ nhiệt là sai lầm.
BS Nguyễn Công Viên - Phòng khám Đa khoa Quốc tế CMI, Hiệp hội Alain Carpentier khuyên, những lúc này nên cho bé tắm mát để điều hòa thân nhiệt và cho mặc quần áo thoáng mát. Việc rối loạn điều hòa thân nhiệt xảy ra ngắn hạn. Trong trường hợp sau khi tắm một lúc người bé nóng trở lại và thân nhiệt tăng cao trên 38o hoặc hơn chứng tỏ bé đã bị sốt. Cần theo dõi, lau mát để hạ nhiệt và đưa đi khám để được dùng thuốc theo toa.
Những ai thường nghe trong mình nóng hầm hầm, có cơn gây gây sốt, sợ nước và kèm theo các triệu chứng như ho dai dẳng, chán ăn, sụt cân... nên đi đến chuyên khoa lao và bệnh phổi để tìm xem mình có mắc bệnh lao không.
Nhiệt độ tăng theo chu kỳ rụng trứng
Những phụ nữ trong tuổi sinh sản cũng thường bị tăng nhiệt độ trong tháng. Có hai giai đoạn: Giai đoạn một, trước rụng trứng, thân nhiệt thấp (pha 1). Giai đoạn hai: Sau rụng trứng, thân nhiệt tăng (pha 2). TS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TPHCM cho biết: Sau khi trứng rụng, nhiệt độ tăng trung bình 0,5o (36,5o tăng 37o, hoặc 37o tăng 37,5o) nhưng không gọi là "bốc hỏa" mà chỉ gọi là tăng nhiệt độ trong chu kỳ rụng trứng. Nguyên nhân: nội tiết tố tăng khi trứng rụng làm tăng nhiệt độ. Vì thế, những cặp vợ chồng vô sinh cũng có thể áp dụng phương pháp đo nhiệt độ để "bắt" đúng thời gian trứng "lìa bầy", tăng cơ hội đậu thai.
Có thai, nhiệt độ cũng tăng
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi toàn diện từ hệ nội tiết như: tăng nồng độ các nội tiết tố sinh dục, các nội tiết khác trong cơ thể... đến sự thay đổi của cơ quan sinh dục, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, hệ da, cơ xương khớp... Chính những thay đổi này làm cho thai phụ cảm thấy có lúc cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù không làm gì cả, ngực căng, buồn nôn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo BS Nguyễn Hữu Trung - Phòng khám Hoàng gia TPHCM: "Tất cả các thay đổi này là sinh lý, đa số các trường hợp có thể tự hết khi thai lớn lên hoặc khi thai phụ sinh xong".
Bốc hỏa tuổi mãn kinh
Khi bước vào tuổi mãn kinh do nội tiết tố giảm nên cũng xuất hiện từng cơn bốc hỏa. BS Huỳnh Thị Trong - BV An Sinh TP.HCM cho biết: "Cùng với bốc hỏa còn có các triệu chứng toát mồ hôi đầm đìa như lao động nặng mặc dù không làm gì cả, nhức mỏi tay chân, quên trước quên sau..." Khi bị các triệu chứng này, nên tránh dùng thuốc nội tiết tố mà thay vào đó là các loại thảo dược. Song song đó, nên tập luyện thể dục.
Cát Tường
Theo PNO
10 cách tăng cường sức khỏe đơn giản Mọi người đều biết, để tăng cường sức khỏe, cần tuân thủ chế độ ăn giàu trái cây và rau xanh; luyện tập thể chất thường xuyên; bảo đảm ngủ đủ từ bảy-tám giờ mỗi ngày, đồng thời tránh hút thuốc cũng như uống rượu quá độ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, còn có những phương pháp đơn giản khác giúp tăng...