Tập thể dục giúp giảm 44% ung thư cổ tử cung
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã mang đến tin vui cho phụ nữ. Theo đó, tập thể dục 38 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm 44% nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Uống cà phê mỗi ngày cùng mang lại kết quả tương tự.
Sau một cuộc nghiên cứu trên diện rộng tại Anh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, chỉ cần tập thể dục 38 phút mỗi ngày kết hợp với việc duy trì cân nặng là phụ nữ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung lên đến 44%.
Báo cáo từ cuộc nghiên cứu của trường Đại học Imperial London đã phát hiện ra, sẽ có 3.700 phụ nữ tại Anh tránh được bệnh ung thư tử cung nếu tập thể dục 38 phút mỗi ngày và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tiến sỹ Elisa Bandera, thành viên của Viện Dịch tễ học Ung thưcủa Mỹ cho biết: “Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này có thể ngăn ngừa được nếu họ duy trì trọng lượng tiêu chuẩn và vận động thường xuyên.”
Các nhà khoa học tin rằng, có sự liên hệ giữa chất béo trong cơ thể và bệnh ung thư. Số liệu cuộc nghiên cứu cho thấy, tế bào mỡ giải phóng hoóc môn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp giữ hoóc môn ở mức ổn định, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, vận động thường xuyên để giữ cơ thể khỏe mạnh không chỉ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung mà còn nhiều loại bệnh ung thư khác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong một báo cáo gần đây của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, các nhà khoa học cũng phát hiện, uống một lượng cà phê nhất định mỗi ngày có thể giúp phụ nữ chống lại bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo nghiên cứu, những phụ nữ uống nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ mắc ung thư tử cung so với những người không uống hoặc chỉ uống 1 cốc một ngày. Uống từ hai đến ba tách mỗi ngày có thể giảm 7% nguy cơ.
Tuy nhiên, uống 4 cốc cà phê/ngày không phải là điều tốt đối với với một số người, đặc biệt với những người mẫn cảm với chất cafein. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Theo VNE
Những lưu ý khi tiêm vắcxin ung thư cổ tử cung
Mới đây một thiếu nữ đã tử vong sau tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung tại TP.HCM và Bộ Y tế cũng đã có kết luận về trường hợp này. Dưới đây là những lưu ý trước khi tiêm phòng vắcxin ung thư cổ tử cung.
Theo các bác sỹ sản khoa, phương pháp tiêm vắcxin sẽ phòng bệnh bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 - 40 type HPV liên quan đến tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo.
Nhiễm HPV type 6, 11 dễ gây mụn cóc sinh dục. Vắcxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chủ yếu phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung (type 16, 18), có loại văcxin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục (type 6, 11). HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Hội Ung thư Hoa Kỳ, tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho bé gái 11-12 tuổi, tuy nhiên có thể tiêm từ 9 - 18 tuổi chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Cho dù có tiêm ngừa hay không vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.
Trong thời gian mang thai không tiêm ngừa. Để đảm bảo cho việc tiêm phòng có hiệu quả nên tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ sản khoa.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, thời gian gần đây mỗi năm sử dụng khoảng hơn 40.000 liều vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ, người dân tự chi trả.
Từ khi các loại vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung được sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã có những theo dõi, đánh giá về tính an toàn của vắc xin, chủ yếu ghi nhận các phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, nổi mề đay, nhức đầu sau đó tự hồi phục.
Tháng 4/2013 ghi nhận 1 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin Cervarix (trường hợp nữ 17 tuổi, tử vong sau tiêm vắc xin Cervarix tại TP.HCM). Trường hợp này đã được điều tra, đánh giá nguyên nhân và kết luận không liên quan đến tiêm chủng mà do ngộ độc.
Theo VNE
9 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung do một loại virus rất dễ lây lan gọi là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Tuy nhiên, rất nhiều người có những hiểu lầm về ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu trong các tế bào ở cổ tử cung. Những tế bào này trải qua những thay đổi tiền ung...