Tập quán ăn thịt chó chống nóng ở Hàn Quốc bị lên án
Việc ăn thịt chó giúp đánh bại cái nóng trong những tháng hè của người Hàn Quốc đã khiến các nhà hoạt động vì quyền của động vật trên khắp thế giới giận dữ.
Ăn bánh kẹp thịt chó
“Bok-Nal”, những ngày ăn thịt chó, là một nghi lễ được người Hàn Quốc tổ chức, trong dịp này thịt chó được tiêu thụ nhiều hơn để tăng cường thể lực trong những ngày nóng nhất của năm.
Trên thực tế, 7/8 – ngày Ăn thịt chó tại Hàn Quốc là một trong những ngày nóng nhất của mùa hè và nhiều người dân nước này đã dùng sâm và thịt cho để tăng sức lực trong cái nóng chảy mỡ.
Video đang HOT
Trùng với ngày diễn ra tập quán này ở Hàn Quốc, các nhà hoạt động vì quyền lợi của động vật đã tiến hành biểu tình ở nhiều nơi trên thế giới. Họ chui vào những chiếc lồng kim loại ở nhiều địa điểm, gồm cả phía trước đại sứ quán Hàn Quốc ở Anh và Mỹ.
Dù người Hàn Quốc ăn thịt chó quanh năm song trong lễ Bok-Nal, người dân nước này ăn nhiều thịt chó hơn để đánh bại cái nóng.
Các cửa hàng bán thịt chó tại Seoul hôm 7/8 phải phục vụ nhiều khách hơn ngày thường.
Nhóm hoạt động vì quyền lợi động vật Bảo vệ động vật (IDAUSA) nói, chó và mèo bị nhốt trong những cái chuồng chật chội, bẩn thỉu, và bị giết theo một cách không thể tưởng tượng nổi. Theo một báo cáo trên trang web của tổ chức này, 2,5 triệu con chó ở Hàn Quốc bị dí điện, bị đánh tới chết mỗi năm. Và rằng, chó bị giết theo những cách không tưởng tượng nổi: bị dí điện, treo cổ và thậm chí là đánh chết vì có truyền thuyết rằng con chó càng phải chịu nhiều khổ ải thì thịt càng ngọt và thơm ngon hơn
Theo thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc, Seoul đang trải qua thời gian nóng dài nhất kể từ năm 1994 với nhiệt độ trên 35 độ C
Theo VietNamNet
Dư luận Ấn Độ về vụ xả súng vào đền thờ đạo Sikh tại Mỹ
Thủ tướng Ấn Độ khẳng định, Ấn Độ đoàn kết với tất cả người dân Mỹ yêu chuộng hòa bình để cùng lên án vụ bạo lực.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (Ảnh: Internet)
Vụ xả súng vào đền thờ đạo Sikh ở Mỹ vào tối 5/8 đã gây phẫn nộ trong giới lãnh đạo chính trị, tôn giáo cũng như người dân Ấn Độ, quốc gia xuất xứ của đạo Sikh.
Ngay sau khi tin tức về vụ xả súng nhằm vào đền thờ đạo Sikh thuộc địa hạt Milwaukee, bang Wisconsin, (Mỹ) được phát đi, báo chí và các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã cực lực lên án vụ bạo lực này.
Thủ tướng Manmohan Singh - nhà lãnh đạo thuộc tín đồ đạo Sikh đầu tiên của Ấn Độ, ngày 6/8 lập tức ra tuyên bố bày tỏ sự "đau buồn và kinh hoàng" trước vụ tấn công, đồng thời khẳng định Ấn Độ đoàn kết với tất cả người dân Mỹ yêu chuộng hòa bình để cùng lên án vụ bạo lực. Ông cũng kêu gọi chính quyền Mỹ điều tra về động cơ của vụ tấn công "hèn hạ" này:
"Tôi tin rằng, Tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra tuyên bố, tôi hoan nghênh điều đó. Tôi thực sự hy vọng các nhà chức trách Mỹ sẽ làm mọi điều có thể để điều tra vụ việc, an ủi và giúp đỡ những gia đình nạn nhân. Tôi xin chia sẻ tới những gia đình bị mất người thân và tất cả những người bị thương".
Sikh là tôn giáo lớn thứ 5 trên thế giới với khoảng 27 triệu tín đồ khắp thế giới, trong đó có hơn 500.000 tín đồ tại Mỹ. Các tín đồ đạo Sikh để râu dài và đeo khăn xếp nên hay bị nhầm lẫn với người Hồi giáo.
Theo thống kê, cộng đồng người Sikh tại Mỹ đã trở thành mục tiêu của hơn 700 vụ tấn công vì hận thù trong 10 năm qua./.
Theo VOV
Libya lên án vụ tấn công văn phòng Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế Đây là vụ tấn công thứ 5 trong vòng 3 tháng qua, nhằm vào các tổ chức phi chính phủ tại Libya. Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya vừa lên án mạnh mẽ vụ tấn công nhằm vào văn phòng Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế tại thành phố cảng Misrata diễn ra ngày 5/8. Vụ tấn công đã làm gián...