Tấp nập khu chợ đêm mùa quả chín rẻ nhất Hà Nội
Sau khi Hà Nôi cho phép một số dịch vụ được trở lại bình thường, nhịp sống tại chợ Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) tấp nập trở lại với những chuyến xe chất đầy hàng hóa nối đuôi nhau ra vào cổng chợ.
Những người lao động bốc vác tranh thủ kiếm tiền trang trải qua những ngày khó khăn, những người đi mua hàng cũng thích thú lựa chọn một cách chậm rãi. Các loại hoa quả đa dạng và phong phú như dưa hấu, củ đậu, nhãn, dứa,… đều rẻ đến ngỡ ngàng.
Chợ Long Biên là một chợ trực thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Sở dĩ gọi tên chợ như vậy là bởi vì nó nằm ngay dưới chân cây cầu lịch sử Long Biên – chứng nhân cho bao thăng trầm của Thủ đô Hà Nội. Chợ Long Biên hình thành từ năm 1992 là một trong những chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội. Tổng diện tích hơn 27.000 m2 chuyên cung cấp các loại hoa quả, nông sản, thủy sản cho người dân Thủ đô.
Chủ yếu hoạt động về đêm và rạng sáng, chợ không chỉ phục vụ những người đến mua buôn mà còn bán lẻ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Khoảng thời gian từ 12 giờ đêm tới 1 giờ sáng là lúc nhộn nhịp nhất. Khắp chợ là hàng trăm thùng hoa quả được xếp chồng chất.
Những người làm nghề cửu vạn tại chợ nhanh chóng kéo hàng chục thùng rau, củ, quả từ điểm đỗ xe tải vào trong chợ.
Dù mưa hay nắng, những người làm nghề kéo thuê cũng không một ngày ngơi nghỉ.
Hoa quả sau khi nhận từ xe của các cửu vạn được đổ thành đống để tiểu thương dễ dàng lựa chọn.
Mỗi quả dứa sẽ được bán với giá trung bình 4.000 đồng/1 quả.
Có lẽ vì công dụng hữu ích mà hồng bì đem lại nên mỗi dịp hè về, thứ quả này luôn cháy hàng đầu tiên tại chợ Long Biên.
Video đang HOT
Củ đậu sau khi lấy về được các chủ sạp xếp ngay ngắn, đợi tiểu thương qua mua.
Chị Sợi, chủ một gian hàng hoa quả tại chợ chia sẻ : “Mấy hôm nay phấn khởi lắm, từ ngày hàng quán mở lại người dân mới ra đường nhiều hơn mới bán được hàng. Chứ cứ bán rẻ với ế như mấy hôm trước thì buồn lắm lời lãi chẳng thu lại được là bao.”
Anh Tùng (32 tuổi) cũng chia sẻ thêm :” May mắn là sau đợt dịch vừa rồi, khách hàng vẫn quay lại sạp mình để mua. Năm nay hoa quả gì cũng rẻ nên cả mình và tiểu thương đều bán chạy, số lượng nhập mỗi lần cũng tăng cao”.
Đến khoảng 23h, hàng hóa được sắp xong các chủ sạp ngồi chờ lái buôn tới mua hàng.
Nhiều người tranh thủ ăn lấy sức chiến đấu tới sáng.
Hay thậm chí là xem nốt trận bóng bên cốc trà đá để tỉnh táo hơn.
Theo Ban quản lý chợ, lượng nông sản vận chuyển đến chợ mỗi ngày khoảng 200 đến 300 tấn. Từ chợ đầu mối này, số hàng hóa được đưa đi theo những người buôn lẻ đến các khu chợ khác trên địa bàn thành phố.
Náo nhiệt là vậy nhưng đến tầm 4-5 h sáng, chợ Long Biên lại chìm vào yên tĩnh để nghỉ ngơi sau một đêm lao động vất vả…Và có lẽ thế, hơn 20 năm qua, chợ Long Biên đã trở thành hình ảnh thân thuộc với người Hà Nội, một trong những khu chợ hấp dẫn, thú vị nhất thế giới.
Lý do cầu Long Biên huyền thoại từng bị coi là ý tưởng điên rồ
Ý tưởng xây một cây cầu bắc qua sông Hồng dài 1.600m vấp phải sự phản đối bởi sự điên rồ
Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, cầu Long Biên được xây dựng trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội. Cây cầu do Pháp xây dựng từ năm 1898- 1902 dưới thời Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Doumer.
Cầu Long Biên còn được gọi là cầu Doumer- tên vị toàn quyền, người đã có công đầu trong việc vận động và quyết định xây cầu.
Ở đầu thế kỷ thứ 20, ở nước Việt Nam, cầu Long Biên là cầu thép có kiến trúc đẹp và dài nhất, đồng thời cũng sớm nhất ở xứ ông Dương.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ý tưởng xây cầu Long Biên từng được coi là điên rồ.
Thời đó, ngay sau khi nhậm chức, Toàn quyền Paul Doumer đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài 1.600m nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Họ phân tích sông Hồng rộng như một eo biển, sâu hơn 20 m và dâng thêm 8 m vào mùa lũ. Lòng sông luôn thay đổi, khi bồi chỗ này, lúc lở chỗ kia. Một con sông không thể chế ngự bằng một cây cầu đặt trụ trong lòng sông đầy sóng dữ và không gì chống đỡ nổi.
Ngoài ra, sông quá rộng, không cây cầu nào có thể chịu được, và việc xây cầu giống như việc chồng núi lên núi để làm đường lên trời. Thậm chí ngay cả những người thân cận với Toàn quyền, như kỹ sư trưởng cầu đường, cũng tỏ ra quan ngại.
Bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, mỉa mai và khuyến cáo của các quan chức, Doumer vẫn quyết tâm xây cầu. Ngày 12/9/1898, viên đá đầu tiên chính thức được đặt với nghi lễ vô cùng long trọng.
Toàn bộ vật liệu sắt, thép, bu-lông, đinh ốc, xi-măng... đều được chở từ Pháp qua. Công nhân Việt Nam chịu trách nhiệm thi công dưới sự giám sát rất chặt chẽ của các kỹ thuật viên và kỹ sư người Pháp. Họ phải làm việc suốt ngày đêm.
Để kịp tiến độ, hơn 2.000 người, có lúc lên tới 3.000 người được huy động tại công trường.
Có một chi tiết khá thú vị là mẫu thiết kế khác biệt với kiểu dầm chìa đỡ hai bên, các thanh đỡ hình răng cưa, đỉnh cao nhất là 17 m tính từ trụ cầu. Tuy nhiên nhiều người tỏ ra nghi ngại với thiết kế này.
Nhưng các nhà thiết kế đã chứng minh chính 20 trụ cầu, mỗi trụ cao 44 m, trong đó 30 m nằm dưới mực nước, sẽ đỡ cho cây cầu dài 1.682 m, cao 17 m so với mặt trụ và 61 m so với các móng. Cũng nhờ các trụ đó, cây cầu được nối thành khớp.
Năm 1902, cầu chính thức được khánh thành với 30.000 m3 đá và 5.300 tấn thép. Chi phí lên tới 6.200.000 fr, xấp xỉ bằng dự toán.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn. Cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc độc đáo. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ.
Ngày nay, vượt ra khỏi khuôn khổ của một công trình kiến trúc xây dựng thông thường, cầu Long Biên được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm, Hồ Tây, Nhà Hát Lớn....
Những địa điểm ngắm hoàng hôn cực 'chill' ở Hà Nội Vào những ngày hè nóng bức, giữa Thủ đô chật chội, tấp nập, bạn sẽ đi đâu để có thể ngắm trọn hoàng hôn? Hãy cùng bỏ túi những địa điểm ngắm hoàng hôn cực chill, cực lãng mạn dưới đây nhé. 1. Hồ Tây Hồ Tây là một địa điểm cực kì "hot" để ngắm hoàng hôn ở Hà Nội. Nơi đây...