Tấp nập “chợ cò” trước ngày thi tiếng Hàn
Ngày mai (17.12), gần 67.000 LĐ trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tiếng Hàn lần thứ chín để tranh “tấm vé” sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Năm nay, số lượng thí sinh dự thi tăng đột biến, trong khi chỉ tiêu phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam chỉ có 15.000 LĐ. Bởi vậy, các đối tượng cò mồi đã ráo riết tìm mọi cách tiếp cận, mời chào LĐ đóng phí “chống trượt”.
“Cò mồi” chống trượt và bao trọn gói
Càng gần đến ngày thi, PV Lao Động nhận được rất nhiều thông tin LĐ cung cấp về việc được “cò” mồi chài. LĐ Nguyễn Văn Sơn ở Thanh Hoá gọi điện về Báo Lao Động cho biết: “Có người ở gần nhà em nói có quen với bác làm ở Sở LĐTBXH tỉnh nên có thể giúp thi đỗ tiếng Hàn lần này với giá khoảng 50 triệu đồng.
Họ hứa sau 10 ngày có kết quả, nếu không đỗ, sẽ được trả lại tiền ngay; còn nếu đỗ, sẽ thu tiếp để đảm bảo đi được Hàn Quốc sớm với giá khoảng 150 triệu đồng”. Trần Văn Cường ở Quỳnh Phụ (Thái Bình) thì cho biết: “Người nhà tôi thi đợt này liên tục nhận được điện thoại từ cán bộ Trung tâm GTVL tỉnh nói cứ đóng 1.000USD sẽ giúp “chống trượt”.
LĐ chen chân để đăng ký thi tiếng Hàn lần thứ chín tại Nghệ An. Ảnh: An Khánh
Video đang HOT
Trong vai LĐ muốn đi làm việc tại Hàn Quốc, được sự giới thiệu từ “đầu dây” ở dưới Nam Định, chúng tôi tới văn phòng chi nhánh Cty TNHH thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng (Tradimexco Hải Phòng) ở Trần Bình – Từ Liêm – Hà Nội để gặp cán bộ tên là Ngọc. Ngọc vồn vã: “Chị có thi đợt này không? Giờ đi theo “đường” chứng chỉ cũng phải mất đến hàng trăm triệu”. Tôi xuýt xoa: “ Sao nhiều thế? Em tưởng đó là chương trình của Bộ LĐTBXH, mất ít tiền chứ?”. Ngọc tỏ vẻ am hiểu: “Bộ thì bộ, phí chính thức thì rẻ, nhưng phải chạy mới đi được chứ còn để tự nhiên, còn lâu mới được”.
Khi tôi ngỏ ý băn khoăn liệu có “lo” được không vì người nhà thi ở điểm thi Nam Định, chứ không phải ở Hà Nội, Ngọc nói chắc như “đinh đóng cột”: “Thi ở đâu không quan trọng, chỉ cần chị cung cấp cho em họ tên, chứng minh thư nhân dân, ngày cấp của LĐ là làm được hết. Bọn em làm suốt rồi. Đợt này bọn em đang làm đây này. Rất đơn giản”.
Giá Ngọc đưa ra với tôi là 2.000USD để giúp “bắn” đáp án với lời đảm bảo: “Điểm thi chắc chắn là cao rồi. Sau khi thi xong, bọn em sẽ lấy thông tin đó để xử lý bên phía Hàn Quốc”, Ngọc nói rồi cho biết thêm: “Công ty em có cán bộ ở bên Hàn Quốc, sẽ trực tiếp cầm thông tin của LĐ (họ tên, chứng minh thư, điểm thi, ngành nghề đăng ký…) tới gặp các ông chủ Hàn Quốc và “thuyết phục” họ nhận LĐ của Tradimexco Hải Phòng giới thiệu”. Cũng theo Ngọc thì Tradimexco đã giúp nhiều trường hợp đi được như thế này. Quả thật, những thông tin Ngọc đưa ra quá thuyết phục và cũng quá… mới mẻ, không chỉ gây “choáng” với PV mà ngay cả với… cơ quan quản lý.
Hoàn toàn là lừa đảo
Tại buổi làm việc với PV ngày 13.12, bà Phạm Thị Kiều Oanh – Giám đốc chi nhánh Tradimexco tại Hà Nội – cho biết: “Nguyễn Văn Ngọc là cán bộ của Cty, còn trẻ (SN 1986) và việc Ngọc nhận lời giúp LĐ đi theo chương trình EPS có thể là “cá nhân Ngọc có quan hệ trên bộ”.
Tại buổi làm việc với Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh và Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Phan Văn Minh cũng cho hay, đây là lần đầu tiên các ông được nghe thông tin về việc doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ có thể sang Hàn Quốc để tác động chủ sử dụng.
Cả hai vị lãnh đạo hai cơ quan chịu trách nhiệm về chương trình EPS tại Việt Nam đều cho rằng khó để có thể làm được việc này. “Việc bắn đáp án cho thí sinh là hoàn toàn lừa đảo. Còn chuyện tuyển chọn, bản thân tôi có nhiều người nhà muốn nhờ can thiệp để được chủ sử dụng chọn sớm, tôi cũng chịu. Bên Hàn Quốc cũng đau đầu vì LĐ các nước sang Hàn Quốc làm việc bị mất nhiều tiền, trong đó có LĐ Việt Nam”.
Ông Quỳnh cũng khẳng định: “Trong 2 năm thực hiện đề án đẩy mạnh XKLĐ đi học tiếng Hàn theo kinh phí của Chương trình 71, chúng tôi cũng rất lo họ học mà không đỗ, rất không tốt cho cả chương trình và bản thân LĐ”.
Ông Phan Văn Minh cho biết thêm: “Chuyện cán bộ ở trung tâm GTVL mồi chài LĐ ở nhiều địa phương là có thật. Vừa rồi ở Thái Bình, cán bộ giám sát của chúng tôi đã bí mật với tư cách là LĐ vào đăng ký thi, họ đã gặp cán bộ của trung tâm GTVL ở đấy, cũng nói là: Tôi muốn học tiếng Hàn, muốn thi đỗ thì có sự trợ giúp nào không, thì cán bộ này ghi luôn số điện thoại và tên vào và nói nếu cần thì nộp 1.500USD thì sẽ đảm bảo thi đỗ và thi xong thì nộp 5.500USD nữa thì sẽ đảm bảo được chọn và xuất cảnh sớm.
Sau đó, cán bộ của chúng tôi đã kiểm tra và làm việc với lãnh đạo sở, yêu cầu xử lý trường hợp này, không để cán bộ này ngồi ở bàn đăng ký cho LĐ kiểm tra tiếng Hàn. Đây chỉ là một địa phương, các địa phương khác cũng có tình trạng như thế. Đây là việc khiến chúng tôi rất bức xúc”.
Theo Lao Động
Tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: "Cò biển số xe" ngang nhiên hoạt động
Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều chiếc xe môtô "láng cóng" đứng khựng lại trước cổng "Chi cục Thuế", ngay trước mặt họ là một đội ngũ "cao thủ cò mồi" đã đoán trước được mục đích đến đây của những chiếc xe này.
Cần là... có!
Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên bởi tình trạng "mời chào" khách khi đăng ký hoặc nộp tiền phạt, đóng thuế tại "Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên" anh bạn đi cùng cười: Chuyện như cơm bữa, thích thì họ... "chiều", dịch vụ cả thôi, nhanh và cũng hay đáo để!
Một tốp gồm 5 người, chủ yếu là phụ nữ đã xuất hiện từ khá sớm tại khu vực hồ Đầm Vạc. Số này thường xuyên "cư ngụ" tại đây bởi là nơi "con mồi" thường xuyên đặt chân tới.
Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều chiếc xe môtô "láng cóng" đứng khựng lại trước cổng "Chi cục Thuế", ngay trước mặt họ là một đội ngũ "cao thủ cò mồi" đã đoán trước được mục đích đến đây của những chiếc xe này.
Một cô gái dáng người nhỏ nhắn nhìn trước ngó sau, hướng mắt vào một bà mập, đôi môi luôn mấp máy với một giọng thật "hút hồn": "Này, đăng ký xe hả, hay là bị phạt đấy? Qua đây xong tất! Không rắc rối mà lại ngon canh!".
Vừa "xịch" xe xuống lề đường, chị Lê trú tại phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên đã nhanh chóng bị một nhóm phụ nữ bao vây. Vốn không chủ ý nhưng chị cũng phải "bận tâm" bởi những lời "đường mật" vây quanh.
Được biết, chị Lê bị phạt vì đã quá ngày mà chưa kịp đăng ký chiếc xe chị mới mua tặng con gái. Thấy "thủ tục" mà "cò" đưa ra có vẻ hợp lý nên chị Lê đã đồng ý để chiếc xe nhanh có chủ. Khi số tiền mà "cò" đưa ra chỉ là 50.000 đồng để được nộp phạt nhanh. Còn những người "chuộng" biển số xe đẹp khoảng từ 5 nước trở lên phải nộp 1 triệu đồng để còn có thể "theo dõi" đường xuất của biển mà căn cứ để "làm biển đẹp".
Không chỉ có chị Lê, rất nhiều người khác "chú tâm" vào việc "đăng ký biển số xe" vì theo họ, "phong thủy" là không thể nào tránh khỏi. Khi biển số đẹp thì công việc làm ăn sẽ "thuận buồm xuôi gió" mà không gặp bất kỳ sự đen đủi nào(?).
Một điều khiến người dân tin tưởng là chịu mất một khoản tiền cho "cò" là họ chắc chắn có một biển số đẹp bởi rất nhiều trường hợp người dân đã "ẵm" được biển số "trong mơ" khi "cò" ra tay tương trợ.
Tại cổng Phòng CSGT của CA tỉnh Vĩnh Phúc, trong vai một người muốn chuyển quyền sử dụng xe môtô, chúng tôi cũng có dịp "tiếp cận" với một lực lượng khá đông đảo "cò" có mặt tại các quán nước.
Vừa đỗ xe, chúng tôi đã được một thanh niên "tầm thước", cổ đeo một sợi dây chuyền bạc khá "khủng", vẻ lạnh lùng mời chào khách: "Giải quyết xử phạt hay là làm đăng ký? Chuyển quyền sử dụng thì cũng qua đây. Nhanh lắm!". Còn chuyện biển có đẹp hay không thì chỉ cần "alo", cứ "alo" là có hết!. Khi chúng tôi hỏi thì thanh niên này cho biết, đăng ký xe môtô giá từ 300.000 - 500.000 đồng, ô tô thì mất từ 1,3 triệu đồng trở lên, tùy loại xe. Đăng ký sẽ lấy luôn trong ngày không cần phải đợi lâu, thanh niên này khẳng định.
Một phụ nữ cầm tệp hồ sơ dầy cộp bước ra từ cổng Phòng CSGT tỉnh Vĩnh Phúc chêm vào: "Tưởng chú chuyển quyền sử dụng ô tô, bọn này còn lấy giá 15 hay 20 triệu đồng, chứ xe máy thì bọn này biết lấy giá kiểu gì?" và không quên kèm theo cái nhìn dài sắc lẹm vì không bắt được con mồi(?).
Một số "cò" hoạt động trước cổng Phòng cảnh sát giao thông - CA tỉnh Vĩnh Phúc
Không có chuyện "cò xe" náo động?
Ông Phạm Văn Sơn, Trưởng Phòng CSGT CA tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Không có chuyện "cò xe" có thể xâm nhập, tiếp cận để lấy những biển số đẹp để trục lợi. Đây có thể là do lực lượng người đăng ký biển số xe có nhu cầu số đẹp nên "dính bẫy" của "cò". Còn việc "cò" biết được tại sao có biển đẹp là vì họ ngồi uống nước tại cổng của trụ sở Phòng CSGT và nắm được tuần tự mã của biển số mỗi ngày...".
Theo ông Sơn, Phòng CSGT không có người "giao thiệp" với bên ngoài, nhưng theo quan sát của PV thì người phụ nữ cắp chiếc cặp đầy hồ sơ đã đi ra từ cổng chính của cơ quan này và trực tiếp "đặt giá" khi có "cò" gọi điện hoặc trực tiếp "alo" để tiếp cận với khách hàng?
Theo PLXH
Dẹp "cò" tại các bến xe Trong các ngày 30, 31-8 và 1-9-2011, lực lượng Phòng chống tội phạm trên tuyến - địa bàn trọng điểm (Đội 5), Phòng CSHS - CATP Hà Nội đã tổ chức "chiến dịch" quây quét "cò" tại các bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm và bến xe Phía Nam. Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội về việc đảm bảo...