Tập làm văn bằng cách viết thư cho bà, học sinh tiểu học hỏi hai câu mà xem xong ngã ngửa
Nếu muốn xem một đứa trẻ hài hước, muối mặn ra sao, mời xem những bài tập làm văn của các bé. Môn học của sự sáng tạo và cảm xúc này giúp học trò thỏa sức viết những điều mình suy nghĩ mà đôi khi vượt ra khỏi giới hạn của sự logic.
Mới đây, một bài văn của học sinh tiểu học lại khuấy đảo cộng đồng mạng. Theo đó, với đề bài viết thư cho người thân (hay bạn bè) kể về ước mơ của em, học sinh này đã có những câu văn bá đạo hết chỗ nói.
Mở đầu khá ổn với câu chào và hỏi thăm sức khỏe. Tiếp sau đó cũng là những lời hỏi thăm nhưng có gì đó sai sai: “Việc học của bà tốt chứ? Công việc của bố mẹ bà ổn phải không?”
Hai câu hỏi trên khiến nhiều người tá hỏa vì chẳng biết là cô bé đang viết thư cho bà hay một người bạn của mình mà hỏi thăm về việc học và bố mẹ. Giả thiết đặt ra rằng, người bà dù có còn đi học đi nữa và vẫn còn bố mẹ thì chắc cũng không đi làm ngày 8 tiếng được đâu. Có vẻ như ở đoạn thư này, cô bé đã áp dụng luôn cả “công thức” viết thư dành cho bạn bè, anh chị em để viết cho bà.
Dù sao, cô bé cũng nhanh chóng gỡ gạc lại bằng đoạn thư khá mượt mà ở phần sau khi kể về ước mơ trở thành học sinh giỏi toán của mình.
Video đang HOT
Gần đây, một loạt bài kiểm tra Văn hài hước kể về ước mơ cũng trở nên viral. Khi được yêu cầu viết về ước mơ trong tương lai, thay vì viết nghiêm túc rằng muốn trở thành bác sĩ, công an, cô giáo… nhiều người lại cho ra đời những ước mơ hài hước vô cùng!
Người thì vẽ ước mơ làm tỷ phú , người mong thành kẻ trộm để đánh cắp trái tim tất cả các chàng trai trên thế giới, có học trò lại ước thế giới có nhiều kẻ xấu để anh hùng đi giải cứu suốt, mỗi năm có thật nhiều phim siêu anh hùng để xem,…
Đúng là học trò, lúc nào cũng bá đạo hết phần thiên hạ!
Cậu bé làm Văn miêu tả món ăn "quốc hồn quốc túy" chỉ ngon khi ở Việt Nam, dân tình đọc đến đâu thèm ăn đến đó!
Miêu tả món ăn phải chất và buồn cười thế này chứ!
Tập làm văn là môn học quan trọng của học sinh trong suốt 12 năm học. Từ môn học này, trẻ em sẽ dần rèn luyện được khả năng sử dụng ngôn ngữ, cách kết hợp câu từ, cách diễn đạt ý tứ và các quan điểm cá nhân.
Nói sâu xa vậy thôi chứ đối với nhiều em nhỏ, môn học này chỉ đơn giản là nơi "giãi bày" tâm sự khi bóc lại cuộc sống gia đình mình. Với khiếu hài hước và sáng tạo, đã có nhiều bài văn ra đời khiến phụ huynh dở khóc dở cười.
Điển hình như mới đây, một bài văn miêu tả món ăn yêu thích của cậu bé Tiểu học đang nhận được nhiều sự chú ý. Cậu nhóc lựa chọn món ăn quốc dân là bún đậu để miêu tả. Đọc xong chắc hẳn người lớn nào cũng phát thèm, muốn đi ăn nhanh món này mới được!
Cụ thể, cậu bé đã miêu tả món bún đậu như sau:
"Trên đời này, món ngon nhất mà em từng ăn là bún đậu. Món bún đậu bao gồm: bún, đậu, chả cốm chấm với nước mắm. Khi em sang nhà mẹ, em được bà và dì đưa đi ăn ở quán gần nhà.
Em dắt em Mây đi cùng. Bà chủ quán tên là Lan. Bà bán bún đậu 20 nghìn, trà đá 3 nghìn. Em uống cho đã mồm dù nó đắng. Có lúc, em được mẹ và chú cho đi ăn bún đậu ở chỗ khác. Rồi em lại ăn đã mồm tiếp. Ăn bao nhiêu em vẫn thấy ngon. Khi nào gặp mẹ em lại xin mẹ cho đi ăn tiếp".
Không hiểu ai dạy cho cậu bé mà lại dùng từ "đã mồm" để miêu tả việc ăn ngon cho được. Cậu nhóc có vẻ rất đam mê với món ăn này, lúc nào cũng muốn nhanh nhanh ăn món bún đậu thôi.
Bên dưới bài văn tả thực này nhận được nhiều bình luận. Trong đó không ít người cho rằng dù chữ viết chưa được đẹp, còn đôi chút gạch xóa xong bài văn lại có tư duy mạch lạc, rõ ràng, đọc xong chỉ muốn đi ăn ngay 1 đĩa bún đậu thôi!
Một số bình luận bên dưới bài văn này:
- "Giọng văn yêu quá đi mất. Đúng là bún đậu phải ăn cho đã mồm thì mới ngon được".
- "Bé đáng yêu quá, viết xong chỉ muốn đi ăn bún đậu sớm thôi. Nhưng chị nên dạy bé ăn chấm mắm tôm nhé, đó mới là tinh hoa của đồ ăn này đó!".
- "Đọc xong mà rõ thèm. Văn miêu tả đồ ăn phải chất như này chứ!".
Nguồn: Vũ Hải Yến
Câu hỏi tiểu học có đáp án bất ngờ nhưng lại sai ở 1 chi tiết nhiều người không biết: Lông của gấu Bắc Cực màu trắng, vậy da có màu gì? Nhiều người khi xem qua câu hỏi này cũng khó lòng nhận ra chi tiết bị nhầm lẫn này. Ngoài một số chương trình truyền hình về kiến thức quen thuộc như Rung Chuông Vàng, Đường Lên Đỉnh Olympia, Chinh Phục thì Trạng Nguyên Nhí là chương trình được VTV3 cho ra đời muộn nhất. Đối tượng của chương trình là các học...