Tập lái bằng xe số tự động để tránh ‘xe điên’
Quy định mới nhằm khắc phục tình trạng khi tập lái xe chỉ học số sàn, nhưng khi lái xe thực tế lại dùng xe số tự động, dẫn tới một số trường hợp tai nạn đáng tiếc do nhầm chân phanh và chân ga, thường gọi là “xe điên”.
Theo quy định tại Thông tư 46/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2013 tới, với xe tập lái, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe số tự động (thuộc sở hữu hoặc hợp đồng), đảm bảo số giờ tập lái theo nội dung, chương trình đào tạo.
Một chiếc “xe điên” gây tai nạn liên hoàn.
Video đang HOT
Cũng theo Thông tư 46, thời gian thực hành lái xe số tự động với các hạng B1, B2 và C là 10 giờ, trong khi thời gian thực hành lái khi nâng hạng giấy phép lái xe chỉ là 4 giờ.
Thông tư 46 cũng quy định tăng thời gian đào tạo, số km thực hành lái xe trên xe tập lái hạng B1, B2, C. Cụ thể, theo quy định mới, thời gian đào tạo được nâng lên như sau: Hạng B1 là 556 giờ (tăng 20 giờ); hạng B2 là 588 giờ (tăng 20 giờ); hạng C là 920 giờ (tăng 32 giờ); số km thực hành lái xe/học viên đối với 3 hạng này cũng đồng loạt tăng đến 1.100 km.
Hiện cả nước có 291 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 409 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và 84 Trung tâm sát hạch lái xe với hơn 20.000 giáo viên.
Theo VnMedia
Số sàn truyền thống hay 'số điện tử' hiện đại
Đi xe số sàn có nhiều thú vị nhưng lái xe số điện tử mới đẳng cấp và an toàn, độc giả Phương Nam nhận định.
So với xe số tự động, lái xe số sàn có nhiều điểm thú vị hơn hẳn: tiết kiệm xăng, máy xe bền, đi xe cảm giác thật. Nó là công cụ drift tuyệt vời, cảm nhận trạng thái vừa chạy vừa trượt trên mặt đường. Một tay lái, một tay trên cần số, chân trái côn, chân phải ga, cả người lúc nào cũng bận rộn khiến tạo nên cảm giác thú vị. Tuy nhiên đó là cái truyền thống và thật sự đã trở nên lỗi thời .
Số điện tử là sản phẩm trí tuệ và lao động của các kỹ sư. Nó không chỉ mang tính công nghệ cao mà còn thể hiện đẳng cấp của ôtô hiện đại thay cho số sàn truyền thống. Ban đầu là số bán tự động, tự động, CVT( truyền động vô cấp), rồi hộp số ly hợp kép... Thuật ngữ chính xác để gọi chung các loại hộp số này là hộp số điện tử. Xe trang bị số điện tử đúng chuẩn phải tích hợp cần số gần nhưng tách rời vô-lăng, nghĩa là khi đánh tay lái quẹo cua vẫn có thể trả số. Một số xe bắt chước các siêu xe nhưng thiết kế sai vì khi đánh tay lái thì cần số xoay theo khiến việc lên hay trả số rất khó khăn.
Đặt lên bàn cân so sánh, có nhiều lý do khiến người ta chọn số điện tử thay vì số sàn. Có nhiều người thích giặt đồ và phơi bằng tay nhưng cũng có rất nhiều người muốn dùng máy. Ngoài sự tiên nghi và nhanh chóng, số điện tử còn an toàn hơn hẳn số sàn. Đó là khi đi nhanh, trong nội thành, đường có nhiều ổ gà hoặc không êm.
Đi số sàn khi vào cua gấp có thể banh cua nếu thao tác không thuần vì xe bị dằn, còn số điện tử lúc nào 2 tay cũng trên vô lăng, tăng tốc click cần phải, giảm tốc click cần trái. Vào cua có thể đi tốc độ cao mà không sợ rủi ro vì vừa đi cua vừa có thể lên hoặc xuống số với độ an toàn tuyệt đối và cực kỳ nhanh chóng.
Ngày nay đa số các hãng đều đầu tư vào dòng xe phổ thông thay vì cho loại tính năng cao, theo đó lượng xe số sàn cũng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Trên các dòng xe bình dân vẫn được sản xuất số sàn do chi phí rẻ hơn số điện tử ước tính khoảng từ 2.000 đến 3.000 USD.
Thế đấy, bạn thích thế nào thì tùy chọn, hiện đại sẽ tốt hơn nhưng truyền thống thì cũng không tệ.
Phương Nam
Theo VNE
3 'phụ kiện' gây nguy hiểm cho phụ nữ khi đi xe máy Đi giày cao gót, mặc váy quá ngắn, đeo túi bên vai có thể là những cách làm đẹp mang lại những rủi ro không đáng có cho các chị em khi di chuyển bằng xe máy. Giày cao gót Nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe số, tốt nhất là hãy quên ngay việc "diện" một đôi giày cao gót khi...