Tập huấn về hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em trong tình hình thiên tai
Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp UNICEF tại Việt Nam, Đại sứ quá Úc tại Việt Nam tổ chức tập huấn cho giảng viên nguồn và cán bộ ngành LĐ-TB&XH 6 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum về Hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em trong tình hình thiên tai.
Phát biểu tại buổi tập huấn, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Vũ Thị Kim Hoa cho biết: Trong đợt bão lụt năm 2020 vừa qua, 6 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng cộng có 119 xã trên 17 huyện của 6 tỉnh bị ảnh hưởng nặng. Ước tính 200.000 số trẻ em bị ảnh hưởng.
Các học viên thảo luận về nhu cầu hỗ trợ của trẻ em vùng thiên tai.
Video đang HOT
Để kịp thời hỗ trợ 6 tỉnh bị ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua (giai đoạn tháng 10 năm 2020) tại miền trung đối phó với các tổn thương về tâm lý, phòng ngừa bạo lực, nâng cao sức khỏe tâm thần và đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em tại các địa bàn bị ảnh hưởng, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp UNICEF tại Việt Nam, Đại sứ quá Úc tại Việt Nam triển khai Dự án Hỗ trợ khẩn cấp về bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em trong tình hình thiên tai.
Mục tiêu cụ thể của Dự án là hỗ trợ tăng cường quản lý trường hợp nhằm đảm bảo ít nhất 3.4002.380 trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai sau cơn bão số 9 thuộc 119 xã của 17 huyện lựa chọn trên địa bàn 6 tỉnh được nhận các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Hỗ trợ nâng cao sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho ít nhất 28.560 trẻ em và cha mẹ bị tổn thương do hậu quả của thiên tai sau đợt bão lụt vừa qua 119 xã của 17 huyện lựa chọn trên địa bàn 6 tỉnh.
Hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành về phòng ngừa bạo lực, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước và nâng cao sức khỏe tâm thần tâm lý xã hội cho cán bộ trẻ em cấp xã, cán bộ trung tâm công tác xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em tại cộng đồng các địa phương. Mục tiêu tiếp cận được với ít nhất 50.000 người của 119 xã dự án. Tăng cường năng lực bảo vệ trẻ em với việc ứng phó với thiên tai đối với cán bộ cấp xã, cộng tác viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tại cộng đồng cho 119 xã của vùng bị ảnh hưởng thiên tai trong năm 2020.
Tham dự lớp tập huấn, các giảng viên nguồn và cán bộ ngành LĐ-TB&XH được trang bị các kiến thức về thảm họa và các tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội; Giới thiệu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em vùng thiên tai. Các học viên cũng được cung cấp những kiến thức về quản lý trường hợp trẻ em khi thiên tai; Các nguy cơ về xâm hại và cách phòng chống xâm hại trẻ em khi thiên tai xảy ra tại cộng đồng….
Đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết nguyên đán
Đó là một trong những nội dung được thảo luận tại kỳ họp thứ II Hội đồng trẻ em tỉnh diễn ra vào sáng 17-1.
Các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh tham gia thảo luận đóng góp ý kiến tại kỳ họp lần thứ II
Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết nguyên đán, nhà trường, gia đình và xã hội ngay thời điểm này đẩy mạnh công tác tuyên truyền để học sinh, phụ huynh học sinh thấy được những nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ em. Hình thức tuyên truyền cần phải được đổi mới, thay những buổi tuyên truyền miệng bằng poster với những hình ảnh trực quan.
Một số ý kiến cho rằng, trong đợt nghỉ Tết nguyên đán, các bậc phụ huynh dù bận rộn nhưng luôn phải để mắt đến con cái, kiểm soát các chương trình mà các con hay xem trên tivi hoặc các thiết bị thông minh nhằm bảo vệ trẻ được an toàn trên môi trường mạng. Ý kiến khác cho rằng, Tết nguyên đán là dịp sum vầy, bản thân mỗi học sinh hãy tham gia phụ giúp cha mẹ dọn nhà, trang hoàng nhà cửa để bản thân vừa có kỹ năng, vừa giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của Tết cổ truyền, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình...
Bên cạnh đó, tại kỳ họp, các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh cũng đã tập trung thảo luận về các các giải pháp tuyên truyền Luật trẻ em đến mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Các ý kiến góp ý đều cho rằng, để nội dung Luật trẻ em đến được với mọi đối tượng, nội dung của Luật trẻ em cần phải được tóm tắt sao cho gọn, đảm bảo đầy đủ ý trước khi tuyên truyền đến người dân.
Các cơ quan chịu trách nhiệm tuyên truyền luật nên xây dựng các tiểu phẩm về những hành vi vi phạm Luật trẻ em và hậu quả của nó để đối tượng cần được truyền đạt hiểu và ghi nhớ. Ngoài tuyên truyền Luật trẻ em cho người lớn, trong nhà trường cần có những hoạt động tuyên truyền để học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó tự bảo vệ bản thân trước các hành vi vi phạm quyền trẻ em...
Ngoài ra, các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh cũng thảo luận đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường các mô hình tự quản của thiếu nhi trong hoạt động Đội, góp phần nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Dịp này, các thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh đã được nghe TS.Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Công tác xã hội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - giáo dục tỉnh Đồng Nai, thành viên Ban Tham vấn Hội đồng trẻ em tỉnh Đồng Nai trao đổi chuyên đề phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần ở trẻ em.
Quận Thanh Xuân: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững", quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam. Theo đó, tại Trung tâm Y tế...