Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản tại Đắk Nông
Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 964/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức lớp tập huấn về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ văn hóa xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới tại tỉnh Đắk Nông, năm 2021.
Theo đó, lớp tập huấn dự kiến sẽ diễn ra vào Quý II năm 2021, tại huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông với sự tham gia của khoảng 75 học viên là cán bộ làm công tác văn hóa xã và các nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản.
Lễ hội cồng chiêng của các dân tộc M’Nông và Mạ. Ảnh minh họa: T.L
Thông qua lớp tập huấn, các học viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ văn hóa, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát huy vai trò và nâng cao nhận thức của đồng bào trong ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật và chấp hành tốt các chính sách pháp luật hiện nay.
Video đang HOT
Cụ thể, các học viên sẽ được các chuyên gia, nhà quản lý trao đổi, phổ biến 05 chuyên đề gồm: Một số chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác văn hoá dân tộc; Công tác triển khai các chính sách cụ thể về lĩnh vực văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Công tác bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác giữ vững an ninh, trật tự ở vùng dân tộc thiểu số. Vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xây dựng làng bản văn hóa ở cơ sở, công tác gia đình, bình đẳng giới ở cơ sở.
Tham gia lớp tập huấn các học viên sau khi sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham mưu, tổng hợp về lĩnh vực văn hoá ở cơ sở thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Từ 1-7: Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng, thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội...là những nội dung quan trọng nối bật tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Điều 4 Nghị định 20/2021, từ 1-7, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên mức là 360.000 đồng/tháng (quy định hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
Nghị định này cũng quy định các nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội, đó là: Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi đối tượng sinh sống.
Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Từ 1-7 sẽ có thêm nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội (ảnh minh họa)
Đặc biệt, Nghị định 20/2021 đã bổ sung thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được áp dụng từ 1-7, bao gồm:
Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội khác cũng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gồm: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh đó, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi...; Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định; Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật...cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Phát huy lợi thế phát triển lâm nghiệp, khai thác bền vững rừng trồng Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, thông qua các phương án, đề án, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Người dân xã Xuân Hòa (Như Xuân) chăm sóc cây keo. Điển hình...