Tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử Quốc hội và HĐND
Trong thời gian diễn ra bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sáng 23/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV , Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Tham dự có các đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo công tác bầu cử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị- xã hội cùng hơn 7.000 đại biểu tại 64 điểm cầu trên cả nước.
Chín nội dung cơ bản trong thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử
Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã được phổ biến chuyên đề “Công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.”
Việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tập trung vào chín nội dung cơ bản gồm giám sát việc thành lập, hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương ; kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử diễn ra từ ngày 22/2/2021 đến 17 giờ ngày 14/3/2021; kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử diễn ra từ ngày 20/3-13/4/2021; giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri trong thời gian từ ngày 13/4-23/5/2021; giám sát việc lập, niêm yết danh sách những người ứng cử từ ngày 23/4-13/5/2021…
Video đang HOT
Trong thời gian diễn ra bầu cử, Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử từ khi triển khai, tổ chức bầu cử đến khi kết thúc cuộc bầu cử; giám sát trình tự bỏ phiếu, việc kiểm phiếu từ 5 giờ đến 21 giờ ngày 23/5/2021.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến hành kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác bầu cử từ ngày 17/2-30/6/2021 và kiểm tra việc triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát bầu cử.
Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc chung trong công tác bầu cử ở địa phương. Chia sẻ với các ý kiến của đại biểu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực lưu ý Mặt trận các cấp cần linh hoạt trong quá trình thực hiện và triển khai hoạt động giám sát phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để tránh hiện tượng đi bầu cử hộ.
Mặt trận các cấp cần khách quan, công tâm, chặt chẽ trong việc kiểm tra lý lịch đại biểu để lựa chọn được những người xứng đáng tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hoạt động kiểm tra, giám sát bầu cử phải tiến hành kịp thời, hiệu quả, đúng nội dung
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương gặp khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ về bầu cử, song với sự nỗ lực của các cấp, ngành, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở Trung ương và địa phương vẫn diễn ra dân chủ, đúng luật, đảm bảo thời gian theo quy định.
Ở cấp Trung ương, ngày 4/2/2021, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Tính đến hết ngày 17/2/2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
“Trên cơ sở kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp biên bản hội nghị và các kiến nghị của Đoàn Chủ tịch chuyển đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật,” ông A Lềnh cho biết.
Theo ông Hầu A Lềnh, trong công tác bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có các quyền và trách nhiệm quan trọng như tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với các cơ quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử; thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử…
Việc kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức triển khai công tác bầu cử tại các địa phương, qua đó phát hiện khó khăn, vướng mắc, những vi phạm pháp luật về bầu cử để hướng dẫn hoặc đề xuất với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biện pháp khắc phục kịp thời, góp phần bảo đảm cuộc bầu cử thật sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thật sự là ngày hội của toàn dân.
Nhấn mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát bầu cử phải được tiến hành kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch, ông Hầu A Lềnh yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, tổ chức Mặt trận các cấp cần bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bầu cử; bám sát các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Việt Nam và cơ quan, tổ chức liên quan.
Nếu phát hiện những việc làm chưa đúng quy định hay hành vi vi phạm pháp luật, Mặt trận các cấp phải thông tin, phản ánh, kiến nghị kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết, khắc phục ngay; không tự ý xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của cơ quan Mặt trận các cấp.
Bầu cử Quốc hội khóa XV : Tiêu chuẩn , chất lượng ĐBQH là yếu tố then chốt
Điều quan trọng nhất là các cơ quan, tổ chức Trung ương và địa phương giới thiệu người ra ứng cử phải lựa chọn những người đảm bảo tiêu chuẩn theo tinh thần mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo.
Tại phiên họp lần thứ 53 khai mạc vào chiều 22/2, Ủy ban TVQH điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Trước đó, những ngày qua tại trung ương và các địa phương đã tiến hành Hiệp thương lần thứ nhất điều chỉnh cơ cấu, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Tinh thần các cuộc Hiệp thương theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đó là: lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Ảnh: Thi Uyên.
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất diễn ra tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vào đầu tháng 2, các đại biểu thảo luận về cơ cấu, thành phần đại biểu quốc hội khóa XV ở Trung ương để Ủy ban TVQH nghiên cứu, tiếp thu và xem xét điều chỉnh.
Theo dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương là 207 và số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu. Số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tăng lên nhiều; số lượng đại biểu ở các cơ quan hành pháp trong Quốc hội khóa XV sẽ giảm so với khóa XIV, đồng thời cũng giảm đều ở các cơ quan.
Quốc hội khóa XIV có một số đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm tư cách đại biểu. Để xảy ra sự việc đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là trách nhiệm cá nhân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, khai báo, báo cáo những nội dung liên quan đến lý lịch của mình đối với Hội đồng Bầu cử Trung ương và địa phương. Điều đó đòi hỏi lần bầu cử này, các cơ quan tổ chức bầu cử cần giám sát chặt chẽ hồ sơ, lý lịch cũng như các nội dung khác liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội. Đối với những cá nhân không thành khẩn khai báo cũng cần có biện pháp để phát hiện, xử lý kịp thời, tránh tình trạng gần hết nhiệm kỳ mới phát hiện làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Quốc hội.
Ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị: "Muốn đảm bảo được thì điều quan trọng nhất là các cơ quan, tổ chức Trung ương và địa phương giới thiệu người ra ứng cử phải lựa chọn những người đảm bảo tiêu chuẩn theo tinh thần mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, là phải đảm bảo tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội phải cao hơn cả đại biểu Hội đồng nhân dân. Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước cho nên phải lựa chọn. Công tác lựa chọn là hết sức quan trọng, nhưng khâu xem xét hồ sơ ra ứng cử của Hội đồng bầu cử cũng phải rất kỹ lưỡng, nếu có vấn đề thì phải xem xét lại ngay".
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với Đảng, với dân là rất lớn. Đại biểu Quốc hội phải nói được tiếng nói của người dân, phản ánh được ý kiến, nguyện vọng của người dân trong quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và phải bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Cử tri tin tưởng bầu chọn những đại biểu Quốc hội sẽ đại diện được quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, chỉ quan tâm đến số lượng, cơ cấu mà không quan tâm thỏa đáng tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải là người có tâm, có tầm khi thấy được sự thật và dám nói lên sự thật, đó là điều mà cử tri trông chờ.
Ông Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Tienphong.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định: "Các đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân bầu ra mình và là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Cho nên phải lựa chọn các đại biểu Quốc hội có tâm, có tầm có năng lực chứ không phải là đại biểu Quốc hội không có đánh giá, không có năng lực. Cho nên tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội cao, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội quan trọng hơn nhiều so với cơ cấu".
Đại biểu Quốc hội là những người được nhân dân bầu. Để được nhân dân lựa chọn, những người đó phải thực sự có đức, có tài, đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Do đó, trong công tác cán bộ, trọng tâm là tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu Quốc hội luôn được quan tâm, là yếu tố then chốt cho thành công của mỗi cuộc bầu cử./.
Cần Thơ lựa chọn số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Hội nghị thống nhất số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị thành phố Cần Thơ được bầu là 7 đại biểu, trong đó, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương, 3 đại biểu do Trung ương giới thiệu. Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Ngọc Thiện/TTXVN) Chiều 5/2, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc...