Tập hợp khách quan, đầy đủ những đóng góp sửa đổi Hiến pháp
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sơ bộ việc lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cơ bản thành công, đạt mục đích đề ra. Ông Phúc yêu cầu các địa phương tiếp tục tập hợp đầy đủ, khách quan… ý kiến đóng góp của nhân dân.
Ngày 6/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Chính phủ về lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã chủ trì buổi họp trực tuyến với các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố về thực hiện đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời nắm bắt kết quả bước đầu về công tác lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại hội nghị
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, hiện đã có 53 tỉnh/thành phố và 17 bộ gửi báo cáo sơ bộ về ban sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong quá trình thực hiện, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch hướng dẫn việc lấy ý kiến, tổ chức quán triệt, đôn đốc và thành lập đoàn kiểm tra việc lấy ý kiến nhân dân. Nhiều bộ mời chuyên gia thuyết trình về nội dung sửa đổi Hiến pháp…
Tuy nhiên, quá trình triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân gặp phải một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc như việc lấy ý kiến trong thời gian gấp lại trùng vào thời gian nghỉ Tết dài và mùa lễ hội, trong khi đó các bộ ngành lại tập trung cao cho triển khai công tác năm 2013, do đó việc bố trí nhân lực khó khăn. Việc triển khai trùng thời điểm lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng phần nào ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp…
Vì vậy, tại cuộc họp một số địa phương đã kiến nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, sau khi gửi báo cáo, Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tổ chức lấy ý kiến nhân dân tới các tổ dân phố, thôn, địa bàn dân cư để nhân dân có điều kiện đóng góp ý kiến sâu đối với các chương, điều cụ thể.
Hà Nội báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến đóng góp nhân dân Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Video đang HOT
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, mặc dù triển khai trong thời gian ngắn, song các địa phương đã lấy ý kiến theo đúng những văn bản hướng dẫn, kế hoạch của Trung ương. Nhiều đơn vị có cách làm sáng tạo, thuyết phục, chú ý đến nhiều thành phần xã hội. “Sơ bộ việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cơ bản thành công, đạt mục đích và yêu cầu đề ra. Đây thực sự là cuộc sinh hoạt chính trị trọng đại của dân tộc, thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo nhân dân cả trong và ngoài nước”, ông Phúc khẳng định.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho các địa phương, đơn vị tiếp tục tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực những ý kiến đóng góp của nhân dân… Phó Thủ tướng yêu cầu phải khẳng định rõ quan điểm, nhận định rõ ràng, không mơ hồ, chung chung đối với những vấn đề phức tạp nhất là những đề xuất, kiến nghị sai lệch đối với quan điểm, đường lối của Đảng… Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải tranh thủ những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý để đảm bảo Hiến pháp có tính sâu sắc, lâu dài.
Về những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, đơn vị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thống nhất việc nộp báo cáo của các địa phương, đơn vị gửi về Chính phủ trước 15/3, song việc lấy ý kiến nhân dân vẫ sẽ tiếp tục (đến trước khi Quốc hội chính thức thông qua).
Theo Dantri
'Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải thực chất'
"Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp không phải mang tính hình thức mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh phát biểu.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 8/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp) khẳng định, nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp - một công việc hệ trọng của quốc gia. Trong lịch sử lập hiến, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
"Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân", ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong xây dựn và sửa đổi Hiến pháp". Ảnh: TTXVN.
Theo Chủ tịch Ủy ban sửa đổi, lấy ý kiến là cách thức dân chủ, tạo điều kiện cho người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể. Để việc lấy ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dân chủ. Đặc biệt, ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc.
Nhắc lại ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, bản Hiến pháp đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Trước tình hình mới của đất nước và quốc tế, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh thì khẳng định, việc lấy ý kiến là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ và thực chất. Do đó, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
"Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo yêu cầu.
Cũng vì thế, theo ông Huynh, công tác tư tưởng, tuyên truyền phải làm cho người dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, nghiên cứu và tiếp thu. Còn người dân nhận thức được đây là quyền chính đáng và nghĩa vụ công dân của mình.
"Đối với các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng. Cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, chân thực", ông Huynh nhấn mạnh.
Sau hội nghị, các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai lấy ý kiến. Ảnh:TTXVN.
Liên quan tới tiến độ đợt lấy ý kiến, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, trong tháng 2 sẽ tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến chậm nhất đến ngày hết tháng 3, Thường vụ Quốc hội Chính phủ TAND tối cao Viện KSND tối cao Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
"Chậm nhất đến ngày 20/4, Ban biên tập trình dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý, trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, quyết định", ông Lý cho hay.
Theo đại diện một số tỉnh, thành, đến nay các tỉnh đã nhận được chỉ đạo của Quốc hội và Bộ Chính trị về triển khai lấy ý kiến. Trong thời gian tới, các tỉnh sẽ lần lượt triển khai các hội nghị cán bộ chủ chốt thực hiện kế hoạch. Phó chủ tịch HĐND TP HCM Trương Thị Ánh đề nghị, để đảm bảo quyền góp ý cho người dân, thay vì tổng họp báo cáo gửi về ngày 15/3 nên chia làm 2 đợt: 15/3 và 5/4. Cả hai đợt đều được báo cáo tổng hợp có ý kiến như nhau.
Đồng ý với đề xuất này nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt" đợt hai vào 31/3 để đảm bảo tiến độ của đợt lấy ý kiến.
Theo Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, thời gian lấy ý kiến không nhiều trong khi khối lượng công việc còn nhiều nên đòi hỏi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các lãnh đạo cấp ủy đảng, địa phương phải khẩn trương triển khai ngay trước và sau Tết Nguyên đán.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay đã có 4 bản Hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được chỉnh lý đã được công bố để lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: lời nói đầu chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bảo vệ tổ quốc bộ máy nhà nước hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Theo VNE
Lấy ý kiến người dân về 8 nội dung sửa đổi Hiến pháp Trao đổi với báo chí, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định, không có điều gì cấm kỵ khi người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp và ý kiến của người dân phải được trân trọng, phản ánh lại đầy đủ. Trao đổi với báo chí chiều 29/12, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội...