Tập hợp đông đảo nhân dân tham gia giám sát và đóng góp ý kiến
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò cầu nối, lắng nghe tiếng nói của nhân dân, tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến, qua đó góp phần tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.
Chiều 15/7, tại Bạc Liêu, Ban Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân vận khối MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội Trung ương 6 tháng đầu năm 2019. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dự và chủ trì hội nghị.
Các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cùng chủ trì hội nghị.
Tới dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn; Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu cùng lãnh đạo Ban Dân vận các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị giao ban công tác dân vận khối MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội Trung ương 6 tháng đầu năm 2019 – Ảnh: PC
Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2019 của Ban Dân vận Trung ương do Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc trình bày tại Hội nghị cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp đã tích cực quán triệt, triển khai thực hiện và tổ chức sơ, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận. Trong đó, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đã đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đã tập trung tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chủ đề như: nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới của quốc gia; tuyên truyền gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, điển hình tiêu biểu, phổ biến các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; bảo vệ môi trường. Đồng thời, tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động, phản ánh về những diễn biến mới phát sinh trong tình hình công nhân, viên chức, lao động, nhất là về những vi phạm trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân…
Cũng trong thời gian qua, Mặt trận MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đóng góp nhiều ý kiến trách nhiệm và tâm huyết với cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Trước tình hình một số địa bàn xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp nảy sinh từ cơ sở, Mặt trận MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã triển khai nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả, trong tiếp xúc, tuyên truyền, vận động nhân dân…
Các đại biểu trao đổi, trò chuyện tại Hội nghị – Ảnh: PC
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp chưa có nhiều giải pháp chủ động nắm bắt, dự báo, phản ánh kịp thời tình hình nhân dân, định hướng dư luận xã hội, đặc biệt thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội. Các phong trào thi đua, cuộc vận động chất lượng chưa đồng đều. Việc phối hợp giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân và đoàn viên, hội viên chưa thường xuyên. Việc triển khai giám sát cá nhân cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ sở còn lúng túng về phương pháp, cách làm. Công tác phát hiện nhân tố mới, xây dựng, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa kịp thời, lan tỏa được đến các tầng lớp nhân dân; việc triển khai giám sát cá nhân cán bộ, đảng viên ở địa phương còn lúng túng về cách làm, chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo Nhân dân…
Tại Hội nghị, dưới sự điều hành của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các đại biểu tham dự Hội nghị đã phát biểu ý kiến, thảo luận tập trung làm rõ những kết quả, bài học kinh nghiệm nổi bật nhất trong công tác dân vận 6 tháng đầu năm và dự báo tình hình nhân dân trong 6 tháng cuối năm. Đồng thời, thảo luận, thống nhất thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong gian tới.
Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2019, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục chủ động nắm tình hình nhân dân; tổ chức các diễn đàn trao đổi, đối thoại, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc xử lý, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Nhân dân, đoàn viên, hội viên.
Cùng với đó, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; quan tâm, chăm lo, củng cố tổ chức đoàn, hội ở cơ sở, tăng cường tập hợp, đoàn kết đoàn viên, hội viên và nhân dân; hướng các hoạt động về cơ sở, chăm lo ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên. Tập trung tuyên truyền, phổ biến tới các tầng lớp Nhân dân về các Luật mới được Quốc hội thông qua; tiếp tục vận động thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn chủ tịch lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát và phản biện xã hội và triển khai thực hiện các văn bản mới của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành năm 2019 liên quan đến công tác dân vận; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững đất nước.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: PC
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận kết quả công tác dân vận của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thời gian qua đã có những tích cực, góp phần hiệu quả vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đã đi sâu, đi sát cơ sở, tập hợp, phản ánh kiến của nhân dân, tổ chức các diễn đàn để Nhân dân trao đổi, phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước…
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ trong tình hình mới, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đề nghị Đảng đoàn khối MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương chủ động nắm bắt tình hình nhân dân, quan tâm sâu sắc hơn đến đối tượng là cán bộ, hội viên, đoàn viên của tổ chức chức mình, từ đó phối hợp chặt chẽ với chính quyền, địa phương nâng cao vai trò đại diện thực chất và hiệu quả hơn của mỗi tổ chức trong công tác tập hợp, đoàn kết, trở thành cầu nối giữa nhân dân với Đảng. Mỗi tổ chức chính trị phải nắm chắc tình hình nhân dân trong điều kiện mới, trong bối cảnh các giai tầng có sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đặc biệt trong thời điểm đất nước đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế với việc tham gia nhiều hiệp định kinh tế mới…
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đề nghị Đảng đoàn khối MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương thúc đẩy các mô hình tự quản trong cộng đồng và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Làm sao để các chi hội, chi đoàn tự nguyện hoạt động vì một mục đích, ý nghĩa thực sự làm vì cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội sẵn sàng ủng hộ lan tỏa dần dần ý nghĩa đó để đưa cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, cả nước hiện nay có rất nhiều tổ chức hội quần chúng hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, vì vậy MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội cần quan tâm đến các hội quần chúng hoạt động để giải quyết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Trong đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò cầu nối, lắng nghe tiếng nói của họ, để tập hợp được đông đảo người dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến, qua đó góp phần tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng.
Phạm Cường
Theo ĐCSVN
Còn một bộ phận coi thường công tác dân vận
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Dân vận mà để dân tin là phải làm cho dân ấm no và hạnh phúc. Nói dân làm chủ nhưng làm cho dân nghèo đi thì dân khó tin
Ngày 10-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận và đánh giá kết quả thực hiện "Năm dân vận chính quyền 2018", triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Tuyên truyền kém thì việc khó xuôi
Tại hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết công tác dân vận năm qua có những chuyển biến tích cực và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tuy nhiên, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam cũng thẳng thắn nêu ra những hạn chế như nhận thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của công tác dân vận của một số cấp ủy, tổ chức Đảng còn hạn chế; một số chính sách chưa có cơ chế để lắng nghe đầy đủ ý kiến nhân dân; một số nơi công tác tiếp dân, đối thoại hiệu quả chưa cao khiến tình trạng khiếu kiện phức tạp, đông người chưa xử lý dứt điểm được.
Góp ý vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bùi Văn Hải cho rằng dân vận chiếm một nửa giá trị thành công vì chính sách tốt nhưng không tuyên truyền tốt thì chưa chắc việc đã xuôi. Ông Hải dẫn chứng việc Bắc Giang đã tập trung vào những vấn đề khó để giải quyết liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB). Theo đó, năm qua, Bắc Giang cần GPMB gần 3.000 ha. Để thực hiện việc này không hề dễ vì quy định pháp luật về thu hồi đất đã rõ ràng nhưng trong tổ chức thực hiện không phải lúc nào cũng đúng. "Nếu cứ áp thẳng băng thì sẽ vướng mắc. Thực tiễn có quá nhiều chính sách chồng lên nhau, người dân không có điều kiện tiếp cận hết. Do đó, cán bộ phải thuộc chính sách và giải thích cho đúng" - ông Hải nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hiện còn một số cán bộ mất dân chủ, không đối thoại với dân Ảnh: Quang Hiếu
Tăng cường vai trò chính quyền cơ sở
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đánh giá cao chủ đề và sáng kiến phối hợp thực hiện "Năm dân vận chính quyền 2018" giữa Ban Dân vận Trung ương với Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Tuy nhiên theo ông Mẫn, qua giám sát cho thấy vẫn còn tình trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số địa phương còn chậm; chưa đúng trình tự, thủ tục. Tỉ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền vẫn đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Việc theo dõi, nắm bắt và dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo ở cơ sở còn hạn chế và thiếu thường xuyên; có vụ việc còn biểu hiện bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra.
Từ đó, ông Mẫn đề nghị trong năm 2019, Ban Dân vận Trung ương và Chính phủ quan tâm tổ chức tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cùng các các chỉ thị, nghị quyết liên quan. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phấn đấu giải quyết trên 85% vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách còn bất cập, chưa phù hợp, nhất là trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng phát triển đô thị; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
"Nói phải củ cải cũng nghe"
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận tinh thần liêm chính, phục vụ người dân đã tốt hơn. Niềm tin xã hội, niềm tin nhân dân, niềm tin thị trường tăng hơn. Song Thủ tướng nhấn mạnh không được chủ quan với những kết quả bước đầu mà phải thấy được những bất ổn của xã hội hiện nay để làm tốt hơn công tác dân vận, phục vụ nhân dân. Một bộ phận nhân dân còn khó khăn, còn nghèo. Xã hội phát triển nhưng còn không ít bất ổn, mâu thuẫn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các bất ổn cần quan tâm như tình trạng khiếu kiện đông người phức tạp; một bộ phận cán bộ mất dân chủ, không đối thoại với người dân. Thủ tướng nhắc lại lời dạy của cha ông: "Nói phải củ cải cũng nghe", "đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo" hay "tư tưởng không thông, bi đông cũng nặng".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc GPMB "làm không sâu, không kỹ, không thuyết phục, thiếu kiên trì" là vấn đề nổi cộm hiện nay. Dẫn lại một cuộc khảo sát xã hội với câu hỏi "điều lo lắng nhất trong cuộc sống hiện nay của nhân dân là gì", Thủ tướng cho biết kết quả có 14 điều. Ngoài vấn đề thu hồi đất đai, GPMB (hơn 85%) thì người dân còn cảm thấy phiền phức về thủ tục hành chính, tình trạng tham nhũng vặt. Công tác dân vận nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Còn một bộ phận coi thường công tác dân vận, coi quyền lực của mình là cao, không thuyết phục dân.
Từ tình hình đó, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục phối hợp, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Trung ương với Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Trong đó, tập trung quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong giải quyết nguyện vọng, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, nhất là những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người kéo dài.
Chặn quan liêu, tham nhũng vặt từ thôn xóm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tinh giản biên chế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công thuận lợi, giảm chi phí, phiền hà.
Phải xử lý nghiêm tham nhũng, ngăn chặn có hiệu quả tham nhũng vặt. Thủ tướng yêu cầu những người có quyền, có chức, kể cả tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, bí thư chi bộ từ cấp thấp đến cấp cao đều phải nêu gương, tận tụy phục vụ nhân dân. "Anh có uống rượu say, có bê bối không, có phải cấp một cái giấy là một bữa nhậu không?" - Thủ tướng đặt câu hỏi và nhấn mạnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân thì tai hại rất lớn.
Thế Dũng
Theo NLĐO
TP HCM: Hiệp thương danh sách dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam Danh sách dự kiến Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX có ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM; bà Trần Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP; bà Võ Thị Kim Hồng, Chủ tịch Hội Luật gia TP cùng đại...