Tập đoàn Vinashin chính thức ngừng hoạt động
Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông báo khẳng định Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chính thức chấm dứt hoạt động. Bộ này đã quyết định thành lập thay thế Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy được thành lập ngày 21/10/2013, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin. Như vậy, sau nhiều năm tai tiếng vì thua lỗ và thất bại trong đầu tư, kinh doanh và quản trị, việc Vinashin ngừng hoạt động được xem là sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong nền kinh tế nước nhà.
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con.
Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
SBIC có 8 công ty con, gồm: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH MTV Công nhiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.
Tại thời điểm thành lập, SBIC có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; Tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng công ty này còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; Sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Bộ GTVT cho hay, sau khi được thành lập, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
SBIC sẽ thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Vinashin trước đây không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty; Cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên của Tổng công ty tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của đơn vị thành viên với Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.
Khi đi vào hoạt động, Hội đồng thành viên SBIC có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt; Xây dựng ban hành quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty theo quy định; Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy giúp việc của Tổng công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định;
Tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cử tri đề nghị xử lý 10 vụ án tham nhũng
Đó là các vụ án tại Ngân hàng ACB liên quan đến "bầu" Kiên; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tập đoàn Vinashin...
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Tri thức trực tuyến)
Sáng 21/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, QH khóa 13, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cụ thể, đã tổng hợp được 1.129 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, cử tri và nhân dân rất quan tâm và hoan nghênh việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, giám sát, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp vừa qua.
Cử tri hy vọng trong thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ có những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), đáp ứng niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cũng cho rằng, trong thời gian qua, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng nhiều nơi thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp. Các vụ tham nhũng chủ yếu bị phát giác thông qua tố cáo của người dân và các cơ quan báo chí; việc tự phát hiện và phát hiện qua thanh tra, kiểm tra còn rất hạn chế.
Việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn tình trạng lạm dụng xử lý kỷ luật hành chính để không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, bỏ lọt tội phạm. Cử tri và nhân dân kiến nghị đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện, đặc biệt là với 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Đó là các vụ án tại: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM; Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank; Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông; Ngân hàng TMCP Công thương VN; Ngân hàng ACB liên quan đến "bầu" Kiên; Chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank; Tập đoàn Vinashin.
Lĩnh vực y tế, thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc trong nhân dân xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện và quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng ngành y tế. Điển hình như: vụ "nhân bản" xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (thành phố Hà Nội); việc sử dụng Vaccine viêm gan B dẫn đến chết người tại Quảng Trị và một số địa phương; việc quản lý và sử dụng không đúng vật tư y tế, tài chính của một số cơ sở y tế.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và chính quyền các địa phương làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những vi phạm của từng cơ quan, cá nhân trong từng cấp quản lý; có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, quản lý và lưu thông thuốc chữa bệnh, giá thuốc; nâng cao y đức trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngành y tế cần triển khai quyết liệt hơn các giải pháp giảm tải ở các bệnh viện.
Về Dự án Luật đất đai (sửa đổi), nội dung được đông đảo cử tri quan tâm và kiến nghị là vấn đề thu hồi đất. Cử tri tán thành cao quy định về thu hồi đất với trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng.
"Tuy nhiên đối với mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì còn nhiều ý kiến băn khoăn và chưa thật sự đồng tình. Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có quy định chặt chẽ bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư khi thu hồi đất", ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Theo Báo cáo Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 ngày 16/9/2013 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIII, nhìn chung tham nhũng thời gian qua không giảm, nhưng số vụ việc được phát hiện ít, phát hiện có tham nhũng nhưng thu hồi rất ít. Qua thanh kiểm tra có 14.000 vụ chuyển cho hình sự, nhưng xử lý hình sự chỉ được 36 vụ, còn lại là xử lý hành chính.
Theo Khampha
Bổ nhiệm cán bộ dùng bằng bất hợp pháp, Chi cục trưởng QLTT bị kỷ luật Sáng 12/10, nguồn tin từ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cho biết, ông Lê Minh Thảo - Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Cà Mau vừa bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng. Trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau xác nhận, thông...