Tập đoàn Thiên Thanh đã “nuốt” 900 tỷ đồng của VNCB từ phát hành trái phiếu
Tập đoàn Thiên Thanh không phát hành trái phiếu trực tiếp cho VNCB mà thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư 900 tỷ đồng vào trái phiếu của 03 doanh nghiệp: An Lộc, Thạch Hà, Minh Quang và 03 doanh nghiệp này lại đầu tư vào trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh.
Tập đoàn Thiên Thanh đã “nuốt” 900 tỷ đồng của VNCB từ phát hành trái phiếu
Vì sao có đến 3 công ty tham gia mua trái phiếu?
Do cần tiền để chăm sóc khách hàng và tái cơ cấu ngân hàng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm mọi cách để có tiền, chuyển về tập đoàn Thiên Thanh để sử dụng.
Thông qua mối quan hệ quen biết với Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc CTCP quản lý Quỹ Lộc Việt (Quỹ Lộc Việt), Phan Thành Mai đề xuất phương án Ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, tháng 5/2013, Phạm Công Danh và Phan Thành Mai gặp Nguyễn Việt Hà thống nhất các nội dung: Ủy thác cho Quỹ Lộc Việt 2.000 tỷ đồng với chi phí ủy thác 3% trên tổng mức vốn ủy thác để đầu tư vào trái phiếu do VNCB chỉ định và hợp thức bằng biên bản, nghị quyết của VNCB.
Theo biên bản họp Hội đồng tín dụng VNCB ngày 20/5/2013, VNCB đồng ý ủy thác không quá 2.000 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng ủy thác đầu tư để mua – bán các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp do VNCB chỉ định trên nguyên tắc thỏa mãn mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng, thời hạn ủy thác là 24 tháng, phí ủy thác 3%/năm.
Video đang HOT
Phan Thành Mai đã ký chuyển khoản 903 tỷ đồng (900 tỷ đồng ủy thác 3 tỷ đồng phí dịch vụ) vào tài khoản của Quỹ Lộc Việt tại TienPhongBank chi nhánh TP.HCM.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình đầu tư của Quỹ Lộc Việt không cho phép một giao dịch quá 300 tỷ đồng. Nguyễn Việt Hà đã đề xuất với Danh và Mai đầu tư vào trái phiếu của 3 công ty: CTCP Đầu tư và Thương mại An Lộc (300 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Thương mại Thạch Hà (300 tỷ đồng) và mua 303 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại Minh Quang.
Biết vi phạm nhưng vẫn phát hành trái phiếu
Nhận được tiền, Quỹ Lộc Việt đã dùng 900 tỷ đồng ủy thác để mua trái phiếu: CTCP Đầu tư và Thương mại An Lộc (300 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Thương mại Thạch Hà (300 tỷ đồng) và mua 303 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại Minh Quang.
Sau đó, cả 03 đại diện của 03 công ty trên đều ký hợp đồng mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh với Phạm Công Danh tương ứng với số tiền đã nhận từ việc bán trái phiếu cho Quỹ Lộc Việt. Tất cả số tiền này đều được các công ty trên chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh, sau đó được chuyển ngay vào tài khoản của Phạm Công Danh mở tại VNCB chi nhánh Sài Gòn.
Số tiền 3 tỷ đồng đã được trả cho Quỹ Lộc Việt về khoản phí ủy thác.
Sau khi phù phép lòng vòng, 900 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh thực chất là được bán cho VNCB, tiền khi được chuyển vào tài khoản riêng, Phạm Công Danh đã rút 851 tỷ đồng trả nợ Nhóm Phú Mỹ, còn 49 tỷ đồng Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Việc phát hành trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh trái với quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Vì dự án Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012 nhưng tập đoàn Thiên Thanh vẫn lập hồ sơ phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu, ra thông báo và bán hơn 900 tỷ đồng trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh.
Hành vi này của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Phạm Đình Quyết cũng vi phạm quy định về ủy thác “Đối với việc nhận ủy thác và ủy thác của TCTD,… TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện khi NHNN chấp thuận bằng văn bản”.
Theo Bizlive
Đại án 9.000 tỷ: Hàng loại tài sản "khủng" bị kê biên
Ngày thứ 3 xét xử "đại án" gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tiếp tục phần công bố cáo trạng của Viện kiểm sát.
Trong phần cáo trạng được VKS công bố tại tòa sáng nay (21/7) đã nêu ra danh sách các tài sản kê biên, thu giữ trong quá trình điều tra vụ án.
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa. Ảnh: Đinh Tuấn
Bản cáo trạng cho biết, quá trình thực hiện lệnh bắt khám xét đối với Phạm Công Danh, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu, trong đó có những tài sản có giá trị gồm 217 triệu đồng, 121.900 USD ông Danh mang trong người. Cơ quan điều tra cũng thu giữ 500.000 USD cựu Chủ tịch VNCB để trong phòng tại khách sạn Sofitel Hà Nội.
Ngoài ra, Phạm Công Danh còn bị thu giữ 21 sổ chứng nhận sở hữu cổ phần tại VNCB và các giấy tờ ủy quyền ký sẵn liên quan đến 84% cổ phần VNCB.
Tuy nhiên, hiện các giấy tờ này chỉ có giá trị chứng minh 84% cổ phần đó của Danh, Danh nhờ người thân quen đứng tên chứ không còn giá trị thực tế vì VNCB đã thua lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu, NHNN đã mua lại VNCB với giá 0 đồng.
Hàng loạt tài sản khác đứng tên các cá nhân liên quan cũng bị thu giữ gồm: 124 sổ tiết kiệm của nhóm T.N.B, tổng giá trị 5.881 tỷ đồng. Liên quan đến những sổ tiết kiệm này, hiện nay T.N.B đang yêu cầu VNCB trả lại các sổ tiết kiệm với số tiền trên.
Về bất động sản, trong vụ án có 37 bất động sản bị kê biên tại các tỉnh như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, 7 bất động sản và 10 lô đất là Sân vận động Chi Lăng tại TP.Đà Nẵng, đất tại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những bất động sản trên hầu hết đứng tên các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, đã được đem thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay tiền.
Để chứng minh khả năng khắc phục hậu quả trong đại án này, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có các quyết định trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong Tố Tụng Hình sự các tỉnh, thành phố có liên quan tiến hành định giá các tài sản. Đến nay, trừ các tài sản ở Đà Nẵng chưa có kết quả định giá, các tài sản còn lại có tổng giá trị 642 tỷ đồng.
Như vậy, làm thế nào để thu hồi các khoản tiền đã bị thất thoát? Liệu có xảy ra cuộc chiến pháp lý giữa các tổ chức tín dụng để giành quyền sở hữu các bất động sản đã được Đặng Công Danh chỉ đạo đem thế chấp ở nhiều nơi? Những vấn đề trên sẽ được làm rõ trong diễn biến phiên tòa.
Theo Vietnamnet
Phạm Công Danh chuyển nhượng cả đất quốc phòng Sáng 21/7, VKS tiếp tục công bố cáo trạng truy tố Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9000 tỷ đồng. TAND TP.HCM bước sang ngày thứ ba xét xử "đại án" Phạm Công Danh Theo cáo trạng, liên quan đến một số hành vi đã khởi tố nhưng được tách ra để tiếp tục điều tra xử lý, có...