Tập đoàn Thành Công có nhận diện thương hiệu mới cho mảng ô tô
Từ ngày 24/7, TC Motor sẽ là đại diện cho Tập đoàn Thành Công trong các lĩnh vực hoạt động về công nghiệp ô tô. Cụ thể, TC Motor sẽ hoạt động trong 4 lĩnh vực gồm nghiên cứu – phát triển (R&D) và sản xuất; Phân phối; Bán lẻ; Dịch vụ.
Nếu tính cả mảng xe thương mại, HTC hiện đứng thứ hai về thị phần trên thị trường ô tô, sau Toyota. Ảnh Nguyễn Hà
Không rầm rộ, trong một thông tin gửi cho báo chí, Tập đoàn Thành Công cho biết: Đánh dấu 20 năm Tập đoàn Thành Công và 10 năm hợp tác với Tập đoàn Hyundai, Tập đoàn Thành Công chính thức giới thiệu sự hiện diện của TC MOTOR – khối Ô tô. TC MOTOR sẽ đại diện cho Tập đoàn Thành Công trong các lĩnh vực hoạt động về công nghiệp ô tô. Đó là 4 lĩnh vực: R&D và sản xuất; Phân phối; Bán lẻ; dịch vụ.
Tập đoàn Thành Công được thành lập từ năm 1999, tầm nhìn trở thành tập đoàn hàng đầu khu vực với mũi nhọn là sản xuất và phân phối ô tô, cung cấp phụ tùng và linh kiện ô tô chuyên nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2009, Tập đoàn Thành Công chính thức ký kết với Tập đoàn Hyundai trong mảng phân phối ô tô du lịch tại thị trường Việt Nam. Sau 10 năm, cùng hàng loạt các hợp tác mở rộng sản xuất, phân phối, liên doanh cùng Tập đoàn Hyundai, Tập đoàn Thành Công đã đưa thương hiệu Hyundai trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam với rất nhiều thành quả đáng tự hào.
Tập đoàn Thành Công đã chuyển dịch cơ cấu từ nhập khẩu nguyên chiếc 100% thành sản xuất lắp ráp gần 100%. Ảnh Nguyễn Hà
Năm 2018 doanh số xe du lịch Hyundai đạt 55.994 xe chiếm 22% thị phần xe du lịch tại Việt Nam, mạng lưới bán hàng trên toàn quốc đạt 81 đại lý, các mẫu xe sản xuất và phân phối đều chiếm lĩnh trong từng phân khúc và đặc biệt Tập đoàn Thành Công đã chuyển dịch cơ cấu từ nhập khẩu nguyên chiếc 100% thành sản xuất lắp ráp gần 100%,…
Sau 20 năm thành lập, bên cạnh lĩnh vực ô tô, Tập đoàn Thành Công đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như xây dựng, bất động sản…
Trong lĩnh vực ô tô, từ phân phối, dịch vụ tập đoàn đã tiến tới sản xuất, phân phối, bán lẻ, dịch vụ cung ứng vật liệu, phụ tùng chính hãng Hyundai cũng như các thương hiệu khác, rồi nghiên cứu và phát triển (R&D).
Video đang HOT
Nhiều thông tin đồn đoán cho rằng trong tương lai TC MOTOR có thể tạo ra một thương hiệu xe Việt mới và không chỉ dừng lại ở một thương hiệu là Hyundai. Tuy nhiên đó chỉ là đồn đoán, thông tin này đến nay vẫn chưa nhận được sự xác nhận từ đại diện Tập đoàn Thành Công.
Theo Haiquan
3 lý do khiến người Trung Quốc cũng phải thờ ơ xe Tàu
Sống tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, với trên 85% là thương hiệu nội địa, đâu là lý do khiến người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thờ ơ với những cái tên trong nước khi đặt lên bàn cân với xe ngoại?
Trung Quốc hiện là thị trường ô tô lớn nhất trên thế giới, với doanh số ô tô ước khoảng 24 triệu chiếc trong năm 2018, theo Statista. Hiệp hội các nhà chế tạo ô tô Trung Quốc (CAAM) dự báo doanh số bán xe tại nước này sẽ đạt 28 triệu chiếc trong năm 2019.
Gần 20 năm qua, nhằm thúc đẩy công nghiệp ô tô trong nước phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập và triển khai chính sách ép các hãng xe ngoại bắt buộc lập liên doanh 50:50 với doanh nghiệp ô tô nội địa và đánh mạnh mức thuế nhập khẩu lên xe nhập khẩu.
Xe Great Wall Steed đạt 2 sao và không vượt qua thử thách đánh giá va chạm năm 2016
Tính đến tháng 5/2016, đã có khoảng 130 thương hiệu ô tô hoạt động tại Trung Quốc, trong đó chỉ có chưa đến 15% là các thương hiệu nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật,...
Tuy nhiên, các thương hiệu nội địa Trung Quốc, nếu không tính đến xe tải và minivan, lại chỉ chiếm khoảng 30% doanh thu toàn thị trường ô tô nước này (số liệu LMC Automotive, năm 2013). Doanh thu còn lại chủ yếu đến từ liên doanh của các doanh nghiệp xe ngoại.
Có thể thấy rõ ràng, dù giá rẻ và ngoại hình cũng không thua kém các hãng xe ngoại, ô tô Trung Quốc vẫn chưa nắm bắt được người tiêu dùng trên chính thị trường sân nhà.
Nghi ngờ độ tin cậy của xe nội địa
Sau hàng loạt thử nghiệm an toàn gặp thất bại, các hãng xe nội địa Trung Quốc đã đánh mất niềm tin nơi người tiêu dùng nước này. Không chỉ vậy, chuỗi các vấn đề an toàn thực phẩm bùng nổ trong nước thời gian vừa qua cũng khiến người dân nghi ngại khi nghe đến 3 tiếng "hàng nội địa".
Với sự phát triển của nền kinh tế cũng như mức thu nhập trung bình, người tiêu dùng Trung Quốc không còn chấp nhận sự thiếu an toàn của xe nội địa, dù cho mức giá có rẻ thế nào.
Chiếc Brilliance BS6 cũng trở thành hình mẫu kinh điển khi nhắc đến độ không an toàn của xe Trung Quốc
Các nghiên cứu cho thấy, cũng như tại Việt Nam, Trung Quốc đã có sự dịch chuyển từ nhu cầu thiết yếu sang chi tiêu có chọn lọc. Họ quan tâm đến chất lượng cuộc sống, sẵn sàng chi trả thêm tiền để mua được những gì tốt nhất, hoặc ít ra cũng là tốt hơn.
Ví như, một người mới ra trường và đi làm sẽ lựa chọn chiếc xe nội địa cho nhu cầu đi lại tối thiểu, nhưng đến khi anh ta có gia đình, đặc biệt khi có con cái, anh ta sẽ chuyển sang một chiếc xe ngoại để đảm bảo an toàn cho việc di chuyển của cả người thân, theo chia sẻ của một chuyên viên bất động sản đang làm việc tại Thượng Hải.
Chọn hãng ngoại cho... bõ công mua xe
Nghe thì tưởng như hoang đường, nhưng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, câu chuyện này lại không hề kì lạ. Con đường đến với một chiếc xe của người dân Trung Quốc khá rắc rối và phụ thuộc vào... đỏ đen.
Để giới hạn lượng xe lưu thông trên đường, các thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,... đã có những chính sách siết xe hơi mạnh tay. Để có thể mua ô tô tại đây, người dân bắt buộc phải sở hữu một chiếc biển số xe trước, sau khi trải qua một quy trình thủ tục đầy phức tạp và tốn kém.
Đăng ký 1 chiếc ô tô tại Trung Quốc khá phức tạp
Tại Thượng Hải, để đăng ký đấu giá biển số, người dân cần phải đặt trước 2.000 Nhân dân tệ (tương đương 300USD). Đổi lại, họ nhận được một đĩa đã nạp phần mềm hỗ trợ đấu giá trực tuyến. Sau một vài vòng chào hàng, phía chính quyền sẽ xác định giá cao nhất để bán toàn bộ số giấy phép có thể được cấp trong năm.
Có thời điểm, Thượng Hải ghi nhận tới 180.000 người tham gia đấu giá cho 7.700 biển số, và mỗi tháng chỉ khoảng 15.000 biển số được cấp trên toàn thành phố gần 25 triệu dân này. Nhiều trường hợp, người dùng bỏ ra tới gần 420.000 tệ (tương đương hơn 60.000USD) chỉ để mua biển số cho chiếc xe 39.000 tệ (gần 6.000USD). Những người không đấu giá thành công sẽ phải đợi đến tháng sau đó mới có thể đấu giá lại.
Thị trường xe Trung Quốc quá lớn khiến người dùng buộc phải bỏ rất nhiều tiền để đấu giá biển số xe
Trong khi đó, tại Bắc Kinh, hàng tháng người dùng muốn sở hữu xe sẽ phải tham gia chơi xổ số giành lấy một suất may mắn trong giới hạn 240.000 biển xe được cấp.
Bỏ ra công sức và số tiền như vậy để mua được biển số xe, người Trung Quốc tại các thành phố lớn càng hướng tới việc lựa chọn những mẫu xe ngoại, không chỉ vì an toàn và thương hiệu, mà còn để tương xứng với giá trị của tấm biển mà nó mang trên thân.
Chiếc xe khẳng định địa vị xã hội
Một xu hướng tiêu dùng nổi bật ở Trung Quốc mà các chuyên gia đang nhấn mạnh nữa, đó là sản phẩm cấp thấp đang thoái trào và thương hiệu cao cấp ngày một lấn sân. Người Trung Quốc ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, và xem việc sở hữu các thương hiệu ngoại với giá tiền đáng kể như một yếu tố thể hiện sự giàu có và khẳng định địa vị xã hội.
Đặc biệt, ô tô đối với nhiều người là biểu tượng chứng minh năng lực tài chính. Dù cho chính quyền Trung Quốc nhận định rằng tình yêu với hàng hóa nội địa của người dân đang ngày càng "sâu đậm", thì thực tế cho thấy người tiêu dùng nước này có nhận thức rất rõ rệt về giá trị của thương hiệu.
Người dân Trung Quốc ngày càng có xu hướng chuộng xe ngoại so với xe nội địa
Họ cho rằng giá trị thương hiệu của chiếc xe tỷ lệ thuận với chất lượng của nó và vị trí trong xã hội của chủ xe, vậy nên dù cho mức thuế áp lên xe nhập khẩu vào Trung Quốc khiến giá xe bị độn lên đáng kể, họ vẫn chấp nhận.
Từ đó, xe hơi cũng đang dần trở thành yếu tố phân loại giàu - nghèo trong xã hội Trung Quốc, với sự chênh lệch rõ rệt về mức giá giữa một số dòng xe nội địa và các dòng siêu xe như Audi, Mercedes-Benz, BMW,...
Những chiếc xe nội địa Trung Quốc lại có nhiều cơ hội hơn ở thị trước nước ngoài
Vừa qua, Trung Quốc đã đưa ra quyết định chắc hẳn gây hoang mang cho không ít doanh nghiệp trong nước, đó là từ năm 2022 sẽ dỡ bỏ quy định các hãng xe ngoại phải lập liên doanh với doanh nghiệp ô tô nội địa mới được sản xuất xe ở nước này, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài phát triển.
Với bước ngoặt này, người tiêu dùng Trung Quốc chắc chắn sẽ còn thờ ơ hơn nữa với những cái tên trong nước, nếu ngành công nghiệp ô tô nội địa nước này không có những thay đổi mang tính đột phá trong thời gian tới.
Theo Cartimes
Nói lời tạm biệt với Beetle - bọ cánh cứng cuối cùng của Volkswagen Sau gần 8 thập kỷ sản xuất và 3 thế hệ thiết kế, Volkswagen quyết định sẽ khai tử dòng Beetle mang tính biểu tượng của thương hiệu này. Bọ cánh cứng Beetle bắt đầu mầm sống của mình từ mùa hè năm 1933, khi Adolf Hitler triệu tập kỹ sư Ferdinand Porsche (người sáng lập hãng Porsche về sau) đến khách sạn...