Tập đoàn tên lửa Nga kết luận tên lửa Buk của Ukraine bắn hạ MH17
Ngày 2-6, tập đoàn Almaz-Antey, nơi sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Buk, đã công bố báo cáo kết luận rằng chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn hạ bởi loại tên lửa điều khiển Buk phiên bản cũ, mà hiện chỉ có trong biên chế của quân đội Ukraine.
Các kỹ sư Almaz-Antey cho biết trong một cuộc họp báo rằng, chiếc máy bay MH17 đã bị một quả tên lửa điều khiển Buk 938-1 bắn hạ từ vùng lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát, hôm 17-7-2014, làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Sau vụ này, Liên minh châu Âu đã áp đặt các lệnh trừng phạt các công ty của Nga, trong đó có Almaz-Antey, với cáo buộc đã sản xuất ra loại tên lửa được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay trên. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy loại tên lửa nghi vấn trên đã không còn được sản xuất tại Nga, nhiều năm trước khi tập đoàn Almaz-Antey được thành lập.
“Trong giai đoạn điều tra đầu tiên của chúng tôi, loại tên lửa đã được xác định. Đó là hệ thống tên lửa Buk-M1 (NATO gọi là SA-11), một tên lửa 938-1 và một đầu đạn 9314″, kỹ sư trưởng Mikhail Malyshev cho biết.
Các nhà điều tra tại hiện trường vụ máy bay MH17 rơi tại Ukraine
Video đang HOT
Theo ông, quân đội Nga chỉ sử dụng tên lửa Buk 9M37. Trong khi loại tên lửa được xác định trong báo cáo đã không được sản xuất tại Nga từ năm 1999, trước khi Almaz-Antey được thành lập vào năm 2002. Đến năm 2005, Ukraine có 991 tên lửa Buk 938-1.
Trong báo cáo, tập đoàn Almaz-Antey khẳng định tên lửa được sử dụng để bắn hạ MH17 chính là 9M38-M1 của Ukraine, dựa vào hình dạng của các vết cắt trên vỏ máy bay và cũng từ các vết cắt vuông góc với hướng đến của tên lửa đã xác định được đường bay của tên lửa.
Từ những phân tích trên Almaz-Antey kết luận tên lửa đã được phóng từ phía lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát. Phân tích mảnh vỡ máy bay chỉ ra rằng nếu tên lửa được phóng từ khu vực Snezhnoye (do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát), theo như cáo buộc của Ukraine thì “toàn bộ mặt trước của cabin máy bay có thể bị phá hủy hoàn toàn”.
Ông Malyshev cho biết thêm rằng, Almaz-Antey sẵn sàng tiến hành một vụ thử nghiệm thực tế với các chuyên gia độc lập để xác định những kết luận này. “Chúng tôi sẵn sàng tiến hành một vụ phóng tên lửa 9M38M1 từ một góc cụ thể và nhằm vào một chiếc máy bay mô hình tương tự”, ông Malyshev nói.
Các kỹ sư của Almaz-Antey còn cho biết thêm rằng, trong ngày chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ có những vệ tinh của Mỹ bay qua khu vực này, và việc công bố những thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình điều tra.
Theo_An ninh thủ đô
Công ty vũ khí Nga: Máy bay MH17 bị tên lửa Ukraine bắn hạ
Nhà sản xuất hệ thống tên lửa phòng không BUK của Nga hôm nay cho biết chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines đã bị bắn hạ bởi một phiên bản cũ của tên lửa Buk, loại vũ khí không còn được Nga sử dụng mà chỉ còn trong biên chế quân đội Ukraine.
Ông Mikhail Malyshevsky thuộc công ty sản xuất tên lửa Nga Almaz-Antey. (Ảnh: IB Times)
AP hôm nay (3/6) dẫn lời ông Mikhail Malyshevsky, một quan chức thuộc công ty sản xuất tên lửa Nga Almaz-Antey, phát biểu trong một cuộc họp báo: "Giai đoạn đầu trong quá trình phân tích cho thấy loại hệ thống tên lửa được dùng (để bắn hạ chuyến bay MH17) là BUK".
Ông Malyshevsky cho biết các phân tích do công ty ông tiến hành dựa trên những bức ảnh được công khai về hiện trường vụ rơi máy bay Malaysia. Ông cho hay các lỗ do bị bắn trên thân máy bay phù hợp với một loại tên lửa BUK và đầu đạn của nó.
Trong khi đó, báo chí Mỹ đưa tin loại tên lửa BUK nói trên là trên là loại đất đối không BUK 9M38M1 có gắn đầu đạn 9H314M.
Quan chức công ty Almaz-Antey cho biết mỗi phiên bản của tên lửa BUK có mảnh vỡ đầu đạn khi nổ khác nhau. Và rằng phiên bản khớp với thân máy bay MH17 hiện đang nằm trong kho vũ khí của Ukraine và đã không còn được sử dụng từ lâu.
Phản ứng trước thông tin này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói: "Ban đầu, Nga nói không phải tên lửa BUK đã bắn hạ chuyến bay MH17. Đến bây giời, Nga đột nhiên nói là đúng là tên lửa BUK, nhưng không phải phiên bản của quân đội nước họ. Bởi vậy tôi cho là tuyên bố này không chân thực 100%".
Hiện Nga và phương Tây vẫn đang tranh cãi quyết liệt về thủ phạm bắn rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines hồi mùa hè năm ngoái, làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH17, khởi hành từ Amsterdam, Hà Lan, về Kuala Lumpur, Malaysia, gặp nạn hôm 17/7/2014 khi đang bay qua vùng chiến sự miền đông Ukraine. Toàn bộ 298 hành khách trên khoang, phần lớn là người Hà Lan, đều thiệt mạng.
Kiev và phương Tây tố phe ly khai ở miền đông Ukraine đã sử dụng tên lửa BUK do Nga cung cấp bắn hạ phi cơ chở khách của Malaysia Airlines. Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận cáo buộc trên, đồng thời cho rằng đó là do hệ thống tên lửa hoặc chiến đấu cơ Ukraine thực hiện.
Hiện vụ rơi máy bay Malaysia đang được các nhà điều tra Hà Lan điều tra, dự kiến báo cáo cuối cùng về nguyên nhân vụ việc sẽ được công bố vào khoảng tháng 10 tới đây. AP cho biết một phát ngôn viên của Ủy ban an toàn Hà Lan, cơ quan đang điều tra vụ rơi máy bay MH17 từ chối bình luận trước tuyên bố của công ty vũ khí Nga.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
Chưa xác nhận tin tên lửa Buk bắn rơi máy bay MH17 Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) phản ứng thận trọng với bản tin phát trên kênh truyền hình RTL của nước này nói chiếc máy bay MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ cách đây tám tháng ở Ukraine. Các mảnh vỡ của máy bay MH17 được trưng bày tại Hà Lan. Một nhóm điều tra Hà Lan đã quay lại Ukraine...