Tập đoàn SK của Hàn Quốc đầu tư gần nửa tỷ USD vào VinCommerce
Tin tưởng vào tiềm năng bùng nổ của lĩnh vực nhu yếu phẩm hiện đại tại Việt Nam, Tập đoàn SK của Hàn Quốc vừa quyết định mua lại 16,15% cổ phần của Masan tại VinCommerce (VCM) với giá trị tiền mặt là 410 triệu USD.
Tổng Giám đốc VinCommerce Trương Công Thắng: “Thỏa thuận đầu tư từ SK Group đã khẳng định mạnh mẽ tính hiệu quả của các sáng kiến chuyển đổi VinCommerce”.
Với giao dịch này, VCM được định giá tới 2,5 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu. Thỏa thuận đầu tư của SK đã khẳng định năng lực cải thiện vận hành và lợi nhuận VCM của Masan: tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng và danh mục sản phẩm, cải thiện lợi nhuận liên tục thông qua các sáng kiến quản lý biên lợi nhuận thương mại chặt chẽ và tiết kiệm chi phí. Kết quả, VCM đạt EBITDA hòa vốn trong quý 4-2020 và đạt EBITDA dương trong quý 1-2021. Ban điều hành kỳ vọng VCM đạt EBIT dương trong nửa cuối năm 2021.
Masan và SK tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại tại Việt Nam. Kênh thương mại hiện đại (MT) dự kiến sẽ chiếm 50% toàn ngành bán lẻ thay vì chỉ ở mức 8% như hiện nay, đưa Việt Nam trở thành thị trường MT phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Ông Woncheol Park, Giám đốc Đại diện của SK South East Asia Investment – công ty thành viên của SK Group – cho biết: “Chúng tôi vô cùng tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ tích hợp online – offline (O2O) tại Việt Nam và kỳ vọng VinCommerce sẽ là một thành tố quan trọng thúc đẩy hiện đại hóa ngành bán lẻ. Thật tự hào khi Masan Group đã xuất sắc cải thiện vận hành và lợi nhuận chuỗi bán lẻ này trong thời gian ngắn ngủi. Chúng tôi tin rằng, VinCommerce sẽ trở thành nhà bán lẻ tích hợp O2O hàng đầu Việt Nam trong tương lai. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của chúng tôi vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Một lần nữa, đây là giao dịch mang tính bước ngoặt đối với SK, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với Masan Group và Việt Nam”.
Hàng hóa tại VinCommerce đáp ứng tiêu chí tươi ngon thượng hạng.
Năm 2021, VCM đã vạch ra kế hoạch cụ thể nhằm tiếp tục củng cố nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại và mang lại tăng trưởng lợi nhuận bền vững: cải thiện biên lợi nhuận thương mại lên mức 2,0% thông qua ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp chiến lược và tìm nguồn hàng tươi sống trực tiếp, triển khai mô hình cửa hàng kiểu mẫu trên quy mô toàn quốc trước quý 2-2021 và nâng cấp mô hình chuỗi cung ứng châm hàng tự động như đã chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Masan vào ngày 1-4-2021.
Ông Trương Công Thắng – Tổng Giám đốc (CEO) VinCommerce chia sẻ: “Thỏa thuận đầu tư từ SK Group đã khẳng định mạnh mẽ tính hiệu quả của các sáng kiến chuyển đổi VinCommerce. Trong 12 tháng qua, đội ngũ VinCommerce đã nỗ lực không ngừng để thiết lập một nền tảng vững chắc sẵn sàng mở rộng quy mô trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nữa các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của 30-50 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Với việc VCM thực hiện lời hứa “Tươi ngon thượng hạng”, tôi tin người tiêu dùng sẽ tin tưởng và lựa chọn chúng tôi làm người bạn đồng hành bán lẻ nhu yếu phẩm mỗi ngày. VinCommerce là một đội ngũ giàu nhiệt huyết với tinh thần phụng sự. Tôi vô cùng tự hào về VinCommerce và đây mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình mang đến các lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam mỗi và mọi ngày”.
VinCommerce đã đạt EBITDA hòa vốn trong quý 4-2020 và đạt EBITDA dương trong quý 1-2021.
Masan có kế hoạch sử dụng một phần khoản đầu tư này (xấp xỉ 225 triệu USD) để củng cố bảng cân đối kế toán và tăng vốn cho các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Trước đó, vào ngày 1-4-2021, Masan Group đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn (1-4-1996 – 1-4-2021), đánh dấu hành trình 25 năm phụng sự người tiêu dùng.
Tại Đại hội, ông Trương Công Thắng chia sẻ về tầm nhìn 2021 – 2025 của The CrownX – nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings và VinCommerce. The CrownX được thiết lập nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một “Point of Life” tích hợp xuyên suốt từ online đến offline để phục vụ đa dạng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng Việt Nam. The CrownX sẽ là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt.
Với mô hình “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm”, The CrownX và Point of Life được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực để đáp ứng những nhu cầu lớn của người tiêu dùng một cách trọn vẹn nhất. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mua sắm nhu yếu phẩm đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” với giá rẻ hơn từ 5% đến 10% so với hiện tại. Các sản phẩm chất lượng của nhà sản xuất, người nông dân được phân phối rộng khắp, cắt giảm chi phí trung gian, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Nhà bán lẻ được liên kết, hỗ trợ, từ đó gia tăng lợi nhuận.
The CrownX đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 8 tỷ USD vào năm 2025, trong đó, Masan Consumer đóng góp 3 tỷ USD và VinCommerce đóng góp 5 tỷ USD. The CrownX hướng đến sở hữu 25 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu, phục vụ 30 đến 50 triệu khách hàng thân thiết, 10% doanh thu đến từ kênh online.
Hàn Quốc tố tin tặc Triều Tiên thực hiện 7 vụ tấn công
Hàn Quốc tố tin tặc Triều Tiên đứng sau 7 vụ tấn công nhằm vào Bộ Khoa học nước này từ tháng một đến cuối tháng 7 năm nay.
Theo thông cáo báo chí của chính phủ Hàn Quốc hôm 6/10, trong 7 tháng đầu năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin nước này đã ghi nhận 3.112 nỗ lực tấn công mạng từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các cuộc tấn công được cho là của tin tặc Triều Tiên.
Bộ này cũng báo cáo các cuộc tấn công đã gia tăng từ năm 2017 đến năm 2019 và tiếp tục trên đà tăng trong năm nay. Hàn Quốc cho biết thêm các hệ thống thuộc chính phủ nước này đã ghi nhận hơn 410.000 nỗ lực tấn công mạng suốt 5 năm qua, chủ yếu nhằm vào Bộ Tài chính, Cơ quan Thuế Quốc gia, Cơ quan Mua sắm Công và Cơ quan Tài nguyên Thông tin Quốc gia.
Phòng làm việc của Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Kim Chaek ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Hơn 40% các cuộc tấn công nhằm mục đích lấy thông tin, 16% nhằm mục đích phá hoại trang web. Theo báo cáo, phần lớn các địa chỉ IP được tin tặc sử dụng trong các cuộc tấn công được tìm thấy ở Trung Quốc (27,9%) và Mỹ (16,7%).
Tin tặc Triều Tiên thường bị cáo buộc đứng sau các cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia và tổ chức. Chính phủ Mỹ, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ An ninh Nội địa, từng nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ tin tặc Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng nhiều lần bác thông tin này, gọi đây là những hành vi nhằm "bôi nhọ hình ảnh quốc gia" của Triều Tiên.
Triều Tiên không hối đáp kêu gọi điều tra vụ bắn chết quan chức Hàn Triều Tiên cảnh báo hoạt động tìm kiếm và không đáp lại kêu gọi điều tra chung của Hàn Quốc sau khi bắn chết một quan chức nước này. "Liên quan sự việc, Triều Tiên đã bày tỏ lời xin lỗi và cam kết thực hiện các bước để ngăn chặn sự việc tái diễn, nhưng họ không đáp lại lời kêu gọi...