Tập đoàn SAP đóng cửa các văn phòng ở Ấn Độ do cúm lợn H1N1
Ngày 20/2, tập đoàn phần mềm SAP (Đức) đã đóng cửa các văn phòng tại Ấn Độ để vệ sinh khử trùng sau khi 2 nhân viên tại trụ sở ở thành phố Bangalore xét nghiệm dương tính với virus cúm lợn H1N1.
Ảnh minh họa
Cụ thể, SAP đã tạm thời đóng cửa văn phòng chính ở thành phố Bangalore và các văn phòng ở thành phố Gurgaon và Mumbai, yêu cầu hàng trăm nhân viên làm việc ở nhà cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đang lây lan trên toàn cầu.
Tập đoàn SAP ra thông báo nêu rõ sẽ tiến hành công tác khử trùng và vệ sinh toàn bộ các văn phòng nhằm ngăn chặn virus cúm H1N1 lây lan, đồng thời yêu cầu các nhân viên đến khám tại bệnh viện để phát hiện triệu chứng lây nhiễm.
Tuy nhiên, thông báo không nói rõ liệu những nhân viên nhiễm bệnh cúm lợn có đi du lịch trước đó hay không cũng như không đề cập đến tình trạng sức khỏe của họ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm lợn là một trong những bệnh về đường hô hấp do chủng virus cúm A/H1N1 gây ra.
Đây là một loại bệnh nguy hiểm vì chủng virus gây bệnh này có thể biến thể thành dạng có khả năng lây từ người sang người.
Video đang HOT
Triệu chứng mắc cúm lợn ở người tương tự các triệu chứng của bệnh cúm, gồm sốt cao, ho, đau họng, đau người, ớn lạnh và mệt mỏi.
Trường hợp đầu tiên nhiễm cúm lợn được phát hiện hồi tháng 4/2009 tại Mỹ. Dịch bệnh này đã bùng phát tại Ấn Độ vào năm 2014 và 2015 khiến hàng trăm người thiệt mạng./.
Minh Châu
Theo TTXVN/Bnews
Cuộc sống không biết bao giờ có ngày về của nô lệ tình dục bị lừa bán sang Ấn Độ
Bị lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục, những cô gái Bangladesh may mắn được giải cứu nhưng chưa biết bao giờ mới có thể quay trở lại quê nhà.
Các cô gái Bangladesh thường bị lừa sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục. Ảnh minh họa.
Ở độ tuổi 15, cô gái tên Priya bị họ hàng ở Bangladesh lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lê tình dục. Priya nhiều lần bỏ trốn bất thành tại nhà thổ ở phía Tây Bengal và phải đến 6 năm sau, cô và nhiều cô gái người Bangladesh và Ấn Độ khác, mới được cảnh sát giải cứu trong một chiến dịch truy quét.
Priya chỉ mong được về nhà và tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Nhưng đã 3 năm kể từ ngày cô được giải cứu, Priya vẫn không biết bao giờ mình mới gặp lại được gia đình.
Priya, ngày nay 24 tuổi, là một trong số 180 nô lệ tình dục Bangladesh ở tạm tại nơi chính quyền dựng lên ở Tây Bengal. Nhiều người đã chờ đợi các thủ tục pháp lý suốt hàng năm trời để có thể về nhà.
"Không biết tôi còn phải chờ bao lâu nữa", Priya nói dưới một cái tên giả, không phải tên ở quê nhà Bangladesh. Các nạn nhân của nạn buôn người muốn trở về quê hương phải đạt được sự đồng thuận của nhiều cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả địa phương và liên bang. Quy trình này hết sức phức tạp với 15 bước, Reuters cho biết.
Việc phải chờ đợi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các nạn nhân, khiến họ dễ tiếp tục trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cũng là một thách thức lớn.
"Những kẻ buôn người thường lần theo dấu các nạn nhân, ngay cả khi họ đã về nhà. Chúng đặc biệt lưu ý đến những cô gái không có việc làm để tiếp tục lừa bán sang nước ngoài", nguồn tin nói.
Thủ tục rườm rà khiến các nạn nhân không bao giờ mới được hồi hương.
Hàng nghìn người Bangladesh bị bán sang Ấn Độ mỗi năm để làm nô lệ tình dục hoặc lao động ép buộc. 8 năm qua, Bangladesh đã đưa về nước 1.750 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái ở Tây Bengal và bang phía tây Maharashtra, Ấn Độ. Hầu hết họ phải sống ở trại tập trung trong nhiều năm trước khi được hồi hương.
"Phải mất từ 18-22 tháng để hoàn tất thủ tục hồi hương", bà Ferdousi Akhter, Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh, nói. Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động nói rằng, nhiều người phải chờ đợi tới 6 năm.
Trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh, bà mẹ 2 con tên Basiron vẫn nhớ như in cuộc gọi thông báo hai cô con gái mất tích của bà được tìm thấy trong nhà thổ ở Ấn Độ.
"Khi tôi nghe tin, tôi đã hét lên. Tôi cảm thấy như trái tim mình sắp vỡ tung", bà mẹ đơn thân 47 tuổi, nói.
Hai cô con gái của bà, 16 và 17 tuổi, đã được giải cứu khỏi một nhà thổ ở Tây Bengal vào năm 2017. Họ bị giam giữ, đánh đập, ép uống rượu và dùng ma túy và nhiều lần bị hãm hiếp. Hai năm trôi qua, hai thiếu nữ này vẫn đang đợi để được về nhà.
Các cáo buộc đối với 16 người bị bắt trong vụ buôn người của hai chị em trên thậm chí chưa được trình lên tòa án nên không biết bao giờ họ mới được về nhà.
Tại nơi trú ẩn dành cho nạn nhân buôn người ở một ngôi làng ở Tây Bengal, hai chị em đã vẽ về nơi họ ở với túp lều nằm lọt thỏm giữa hàng cây bao quanh và một con sông. Họ chưa bao giờ ngừng nhớ nhà.
Người em tên Neela nói mình muốn vay tiền và mở một tiệm làm đẹp khi về nhà. "Những bạn gái Ấn Độ được giải cứu cùng đợt được trở về nhà ngay lập tức", Neela chia sẻ. "Họ thật hạnh phúc. Có lẽ chúng tôi cũng sẽ trở về nhà vào một ngày nào đó".
Basiron và hai cô con gái duy trì liên lạc qua điện thoại. Người mẹ chưa bao giờ ngừng hi vọng về việc sẽ gặp lại các con. "Tôi đã không gặp chúng suốt 3 năm qua. Không nhìn thấy dù chỉ một bức ảnh. Không biết chúng giờ trông thế nào".
Câu chuyện của Priya thì đã có kết thúc có hậu. Vài tuần sau bài phóng sự của Reuters, cô gái 24 tuổi đã trở về Bangladesh và sẽ sớm đoàn tụ cùng gia đình. "Thật tốt khi cuối cùng cũng được trở về", Priya nói. "Tôi đã không còn nhớ căn nhà mình trông như nào, nhưng tôi sẽ nhận ra khi nhìn thấy nó. Tôi chỉ muốn về nhà và gặp lại người thân".
Theo danviet
Xem Thủ tướng Ấn Độ nhặt rác trên bãi biển Hình ảnh Thủ tướng Narendra Modi nhặt rác trong khi đi thể dục buổi sáng trên bãi biển sớm 12/10 ở thị trấn Mamallapuram miền nam Ấn Độ đang được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt. Nhà lãnh đạo Ấn Độ có hành động ấn tượng trên trước khi bước vào ngày gặp gỡ thứ 2 với Chủ tịch Trung Quốc Tập...