Tập đoàn sản xuất sữa lớn của Trung Quốc bị nghi mua nguyên liệu độc
Beijing Sanyuan Food Co., một trong những tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu của Trung Quốc, từng mua chất gelatin công nghiệp độc hại từ công ty Gelita Cangnan, tờ 21st Century Business Herald (Trung Quốc) đưa tin.
Thanh tra Trung Quốc kiểm tra sữa bột tại một siêu thị ở thị trấn Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) – Ảnh: Reuters
21st Century Business Herald khẳng định đang nắm trong tay các tài liệu cho thấy Beijing Sanyuan Food Co. đã mua hơn 20 tấn gelatin từ Gelita Cangnan, công ty từng dính vào bê bối gelatin công nghiệp hồi năm 2013 cho đến đầu năm 2014.
Chất gelatin công nghiệp là một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc và được làm từ sản phẩm thuộc da. Nó có hàm lượng crom rất cao có thể gây ung thư.
Được biết, hồi tháng 3, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã đăng tải thông tin cáo buộc Gelita Cangnan dùng da phế liệu mua lại từ các hãng thuộc gia để sản xuất gelatin.
Số gelatin này sau đó được dùng cho việc sản xuất thực phẩm và thuốc men, theo CCTV.
Beijing Sanyuan Food Co. là công ty sản xuất sữa Trung Quốc duy nhất không bị dính vào bê bối sữa bột hồi năm 2008, vốn đã khiến ít nhất 6 trẻ sơ sinh tử vong và gần 300.000 bé khác bị suy thận.
Video đang HOT
Tập đoàn này thậm chí còn hưởng lợi lớn từ vụ bê bối nói trên, với doanh số bán hàng tăng mạnh và hoạt động kinh doanh liên tục được mở rộng, theo 21st Century Business Herald.
Hồi tháng 3.2009, Beijing Sanyuan Food Co. đã mua lại tài sản của Sanlu, một tập đoàn sản xuất sữa lớn bị phá sản vì bê bối sữa bột kể trên.
Theo TNO
Mũ lá - lắm người mua nhưng không có người làm
Mũ đan đến đâu có người mua đến đó với số lượng không hạn chế. Vậy mà số người đan mũ chỉ đếm được trên đầu bàn tay. Nghề đan mũ đang đứng trước nguy cơ biến mất vì không có người nối nghề.
Những người bám trụ với nghề đan mũ lá cọ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Nghề đan mũ cọ ở xã Hưng Phúc (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) có từ bao giờ, người già ở đây cũng chẳng nhớ. Trong ký ức của những cụ ông, cụ bà cao tuổi ở đây thì khi họ sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ gò lưng đóng mũ, chặp lá...
Ông Nguyễn Văn Lan (79 tuổi, xóm 5, xã Hưng Phúc) nhớ lại: "Tôi biết suy nghĩ cũng là lúc thấy ông bà, bố mẹ mình đan mũ. Ngày đó cả làng đan mũ, nhà nhà đan mũ, người người đan mũ. Nhộn nhịp đến nỗi người ta phải tranh nhau mua lá mới đủ nguyên liệu để làm. Mũ là thu nhập chính của người dân nơi đây còn ruộng nương chỉ là phụ thôi".
"Ngày đó sân nhà nào cũng hong đầy lá cọ. Lá khô chất đầy nhà. Mũ đan đến đâu, đưa ra chợ bán đến đó. Có khi làm từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối, chỉ được nghỉ lúc ăn cơm nhưng cũng không đủ mà bán. Cái "anh" mũ cọ này vừa nhẹ lại vừa mát. Ở cái xứ gió Lào nắng bỏng như rang thì không chi bằng mũ lá", ông Lan hồi tưởng về thời vàng son của nghề đan mũ lá.
Những "truyền nhân" cuối cùng của nghề đan mũ lá tại Hưng Phúc đều đã ở tuổi "xưa nay hiếm".
Ông Lan là một trong 3 người ở xóm 5 còn bám trụ với nghề cha ông để lại. Theo hướng dẫn của ông Lan, chúng tôi tìm đến nhà ông Chất. Căn nhà đóng cửa im ỉm. Tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Quế - một trong 3 người còn kiếm sống bằng nghề đan mũ lá, chúng tôi được lí giải nguyên nhân vì sao nghề này đang dần biến mất khỏi nơi đây.
"Nghề này nhiều công đoạn, tốn nhiều sức và đòi hỏi người làm phải hết sức kiên trì trong khi lời lãi chẳng đáng bao nhiêu. Bây giờ, một ngày đi phụ hồ cũng được 150 nghìn đồng. Trong khi đó, người nào đan giỏi thì một ngày tích cực mới đan được 2 cái mũ, tính ra mới được 50 nghìn đồng", ông Quế cho hay.
Công sức bỏ ra nhiều, trong khi đó thu nhập lại quá bèo bọt khiến người dân không còn mặn mà với nghề cha ông để lại. Số người bám trụ với nghề cũng chỉ là làm cho vui chứ không mong sống được với nghề. Ông Quế, ông Lan già yếu, không đủ sức làm ruộng nên đành quanh quẩn với lá cọ, nan tre, sợi cước để kiếm đôi đồng bạc mua trầu thuốc.
Ngừng tay đóng mũ thành khuôn, ông Quế thở dài: "Nghề ni nếu chăm chỉ thì cũng không phải không kiếm được bát cơm. Giờ tôi làm đến đâu người ta đến thu mua đến đó. Chỉ sợ không có sức mà làm chứ không phải là không bán được".
Thế nhưng những người được xem là "truyền nhân cuối cùng" của nghề đan mũ lá tại Hưng Phúc cũng đang đứng trước nguy cơ không thể bám trụ được với nghề dù sản phẩm họ làm ra vẫn có nơi tiêu thụ. "Giờ nguyên liệu làm mũ cũng hiếm lắm. Bởi ít người làm nên phía mạn Quỳ Hợp người ta không bán lá cọ cho nữa. Nếu bán thì giá phải tăng lên gấp rưỡi bây giờ, nghĩa là 150 nghìn đồng/bó100 ngọn lá cọ. Rồi nứa, mét, vọt, sợi cước... cái chi cũng tăng giá trong khi mỗi cái mũ chỉ nhập được với giá 32.000 đồng, tính ra là chỉ được ngày mươi lăm nghìn thôi", ông Lan cho biết.
Không có sức để làm nên mấy xếp lá cọ phơi khô của ông Lan gác trên xà nhà cũng phải mất 2 năm nữa mới sử dụng hết. Trong khí đó, con cháu các cụ cũng không ai muốn học lấy cái nghề cha ông. Không có việc làm, chị Hiệp - con dâu cụ Lan đi trông trẻ thuê chứ nhất quyết không học nghề đan mũ.
Trong khi đó, mỗi ngày làm việc cật lực, người đan mũ chỉ kiếm được từ 3050 nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Minh (xóm 5) phân trần: "Giờ đi bắt con cua, con ốc bèo lắm mỗi buổi cũng kiếm được 50 nghìn đồng. Ai có sức thì đi cửu vạn, phụ hồ, kiếm 100 - 150 nghìn/ngày. Còn đan mũ thì nhọc công, tốn sức mà lời lãi thì chỉ mua được gói bánh. Không phải riêng chi tui, cả làng ni ngoài các cụ ra thì chẳng còn ai biết đan mũ nữa".
Chị Nguyễn Thị Phượng - người chuyên bỏ mối nguyên liệu và cũng là người thu mua sản phẩm mũ lá cho biết: "Mũ lá Hưng Phúc giờ được khách hàng ưa chuộng lắm. Chỉ bán trong tỉnh thôi cũng nhưng cũng không đủ hàng mà bán. Hàng làm ra đến đâu, chị thu mua đến đó nhưng không hiểu sao không còn mấy người làm. Không có người làm nên chị cũng tính thôi bỏ mối lá cho họ. Dăm ba năm nữa chắc nghề đan mũ lá cọ cũng biến mất".
Những chiếc mũ lá đang trở thành kí ức của người già bởi không có ai để truyền nghề.
Trời đứng bóng, nắng như đổ lửa, ngay ở ngôi làng từng sống bằng nghề đan mũ lá, thảng hoặc tôi mới thấy vài ba cụ già đội mũ lá ra đường. Có lẽ như chị Phượng lo sợ, chỉ vài năm nữa thôi, nghề đan mũ lá sẽ biến mất khỏi làng quê này.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Mơ một bữa cơm nhà Tôi là du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Những năm tháng xa gia đình, thực thà mà nói, đã mang lại cho cuộc sống của tôi quá nhiều thay đổi. Tôi quen với tự lập, biết sống hướng ngoại và dễ thích nghi hơn. Cuộc sống của du học sinh tại một đất nước lớn thực ra rất vất vả chứ không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung

Quê nhà ông Zelensky bị không kích, ít nhất 19 người chết

Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo

Tiền rial của Iran mất giá kỷ lục so với USD giữa căng thẳng Tehran-Washington

Manila phản ứng vụ Trung Quốc bắt 3 công dân Philippines bị nghi làm gián điệp

Tổng thống Ai Cập, Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza

Ông Zelensky nói sắp đạt thỏa thuận về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine

Cách Mỹ - Anh liên thủ hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó Nga

Nga thử nghiệm UAV chuyên săn diệt phương tiện mặt nước không người lái

Tiếp viên bị cắn, trễ chuyến bay vì cãi cọ mùi cơ thể

Thái Lan cử phái đoàn đàm phán thương mại tới Mỹ

Động đất tại Myanmar: Sân bay quốc tế Mandalay hoạt động trở lại
Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong
Tin nổi bật
23:39:21 06/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' phá kỷ lục của 'The Glory'
Hậu trường phim
22:52:53 06/04/2025
Hoa hậu Thanh Hà nói lý do muốn đồng hành cùng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM
Sao việt
22:43:32 06/04/2025
Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025
Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.470
