Tập đoàn Samsung lên tiếng về hàng trăm công nhân bị ung thư
“Các nạn nhân thậm chí không được phép sao chép hay chụp ảnh hợp đồng” – Lim cho biết.
Các thành viên của nhóm Bảo vệ sức khỏe và nhân quyền của các công nhân sản xuất chất bán dẫn tổ chức họp báo gần trụ sở chính của tập đoàn Samsung tại Seoul ngày 13/1/2016 (Ảnh: Yonhap News).
Ngày 13/1, nhóm đại diện cho những nạn nhân bị bệnh hoặc đã chết trong thời gian làm việc tại Samsung có tên là “Banolim” đã yêu cầu công ty điện tử của Hàn Quốc phải minh bạch các thủ tục bồi thường cũng như chính thức xin lỗi các nạn nhân.
“Các chính sách bồi thường của Samsung vẫn chưa được công khai và chỉ ở một phía của công ty. Samsung cần ngồi vào bàn thương lượng về việc bồi thường và xin lỗi” – Lim Ja-woon, luật sư của nhóm Bảo vệ sức khỏe và nhân quyền của các công nhân sản xuất chất bán dẫn cho biết.
Yêu cầu này được đưa ra một ngày sau khi Samsung đồng ý thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc tái phát bệnh bạch cầu tại các nhà máy của mình. Hành động này cũng đưa sự việc tiến triển thêm một bước trong quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài suốt 8 năm qua.
Nhiều năm qua Samsung và hàng trăm nạn nhân của công ty điện tử hàng đầu Hàn Quốc này vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc bồi thường và xin lỗi. Cho tới tháng 9 năm ngoái công ty này mới bồi thường cho các nạn nhân và tới cuối năm 2015 đã có 100 người được nhận tiền bồi thường.
Tuy nhiên nhóm Banolim cho biết Samsung đã buộc các nạn nhân phải giữ kín các điều khoản trong thỏa thuận và khẳng định rằng số tiền bồi thường mà những người này nhận được thấp hơn mức chi phí y tế mà họ phải chịu.
“Các nạn nhân thậm chí không được phép sao chép hay chụp ảnh hợp đồng” – Lim cho biết.
Trước lời cáo buộc trên Samsung khẳng định mọi điều khoản bồi thường đều dựa trên thỏa thuận giữa ủy ban trọng tài của công ty và các nạn nhân, và nói thêm rằng việc hạn chế tiết lộ hợp đồng là vì những lý do riêng tư.
Nhóm Banolim cho biết hơn 200 nhân viên thuộc dây chuyền sản xuất con chíp điện tử và màn hình đã bị mắc các chứng bệnh liên quan tới công việc và tính tới tháng này, số người chết đã lên tới 76 người. Con số này hiện vẫn chưa được chính thức xác nhận nhưng theo nhóm Banolim, con số thực tế thậm chí còn cao hơn.
Video đang HOT
Trong khi đó Samsung khẳng định con số trên đã bị phóng đại quá mức và cho biết thêm rằng nó bao gồm cả những căn bệnh không nghiêm trọng như bệnh ung thư và bạch cầu.
“Các chính sách bồi thường của Samsung là không phù hợp. Một số nạn nhân đã từ chối đề nghị của Samsung vì mức bồi thường không đủ trả các chi phí y tế của họ” – Hwang Sang-ki, cha của Yu-mi – cựu nhân viên của nhà máy sản xuất chip điện tử Samsung ở phía Nam Seoul đã qua đời vì bệnh máu trắng (hay còn gọi là bạch cầu) năm 2007 cho biết.
Cái chết của Yu-mi đã làm dấy lên một cuộc tranh luận kéo dài về những trách nhiệm của Samsung đối với các công nhân bị mắc bệnh ung thư và bạch cầu.
Nhóm Banolim cũng nói rằng Samsung đã thiếu chân thành khi xin lỗi các nạn nhân. Bằng chứng là công ty này đã không thừa nhận trách nhiệm của mình.
Nhà sản xuất các thiết bị điện tử nổi tiếng thế giới này hiện từ chối thừa nhận rằng môi trường làm việc của họ có liên quan trực tiếp đến việc bùng phát những căn bệnh trên.
“Việc chứng minh những mối tương quan như vậy là khá phức tạp về mặt khoa học. Quan điểm của chúng tôi là sẽ bồi thường cho các bệnh nhân cho dù có liên quan đến những vấn đề đó hay không” – một quan chức của Samsung cho biết.
Theo Hanoimoi
Theo_Người Đưa Tin
Samsung sẵn sàng lấn sân vào ô tô tự lái
SEOUL - Samsung Electronics và các công ty trong nhóm đang dấn thân vào thị trường cung cấp công nghệ cho các nhà sản xuất ô tô, trong khi các đối thủ đã thu được những bước tiến đáng kể trong ngành công nghiệp rất khó để chen chân vào này.
Tài liệu được biên soạn bởi Thomson Reuters IP & Science cho thấy nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới và những chi nhánh của Tập đoàn Samsung đang thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ tự động, với 2/3 trên tổng số 1804 bằng sáng chế liên quan tới xe điện và các linh kiện điện cho ô tô kể từ năm 2010. Số liệu này không tính các hồ sơ được thực hiện sau năm 2013 do có sự chậm trễ giữa nộp hồ sơ và xuất bản.
Các hãng sản xuất xe có xu hướng sáp nhập hoặc đang phát triển công nghệ để nâng cao sự an toàn và cung cấp hệ thống giải trí, kết nối điện thoại thông minh tốt hơn, mở ra một con đường cho các công ty công nghệ tiến vào thị trường phần mềm, dịch vụ và các linh kiện đáng giá khoảng 500 tỷ USD, nhà phân tích ABI Research, Dominique Bonte cho biết.
Đây là một bước đi quan trọng trong bối cảnh nhu cầu điện thoại thông minh, TV và máy tính đang chững lại, nhưng Samsung đã hơi chậm chân khi mà một số đối thủ như Google và Apple đã chiếm được các vị trí tốt nhất.
Đối thủ LG Electronics Inc đã công bố một thỏa thuận cung ứng chủ yếu với General Motors vào tháng 10, giúp cho cổ phiếu của LG tăng mạnh, trong khi nhà sản xuất con chip của Mỹ - công ty Nvidia nổi tiếng với các bộ xử lý đồ họa hỗ trợ các trò chơi điện tử và laptop nói rằng các con chip của họ sẽ có mặt trong hơn 30 triệu ô tô trong thời gian 3-4 năm tới.
Không giống như Apple và Google, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy Samsung đang phát triển công nghệ xe tự lái của riêng mình.
Nhà phân tích IHS, Danny Kim cho biết Tập đoàn Samsung vẫn chưa có một cách tiếp cận thống nhất và rộng rãi để xây dựng vai trò cung cấp của mình trong lĩnh vực này. "Samsung cần một cam kết nghiêm túc để thúc đẩy mối liên kết giữa các tổ chức có thẩm quyền trong phạm vi Tập đoàn" ông nói.
Một thập kỷ sau khi bán đơn vị sản xuất ô tô cho Renault, Tập đoàn Samsung đã công bố bước đột phá thứ hai của mình trong ngành công nghiệp tự động vào năm 2010, xác định các nguồn pin ô tô như một trong 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển mạnh nhất.
Công ty SDI của Samsung hiện tại đang là nhà sản xuất pin ô tô điện lớn thứ 6 trên thế giới; khách hàng của nó bao gồm cả BMW, Chrysler và Volkswagen.
Trong cuộc tìm kiếm
Các bộ phận khác của Samsung hiện đang trong một cuộc tìm kiếm.
Các hồ sơ bằng sáng chế của Samsung cho thấy một phạm vi rộng các công nghệ bao gồm một hệ thống phát hiện lái xe buồn ngủ, hệ thống cảnh báo đâm xe và màn hình trong suốt hiển thị các chỉ dẫn và thông tin giao thông.
Công ty Samsung Electro-Mechanics gần đây đã thành lập một nhóm chuyên dụng để bán các linh kiện như mô-đun máy ảnh cho các khách hàng ô tô mới và cho biết họ sẽ xem xét việc mua lại để thúc đẩy các doanh nghiệp liên quan đến ô tô.
Samsung Display cũng coi ngành công nghiệp ô tô như một lĩnh vực phát triển tiềm năng và đang thử nghiệm màn hình đi-ốt phát sáng hữu cơ với BMW và nhà sản xuất phụ tùng ô tô Continental.
Viễn cảnh tăng trưởng đáng khao khát
Nvidia cho biết doanh thu ô tô của họ đạt 148 triệu USD trong nửa đầu năm, tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 1 năm.
Công ty tư vấn McKinsey phát biểu trong một báo cáo năm 2014 rằng doanh thu từ phần cứng, phần mềm và các dịch vụ cho ô tô có thể tăng tới 200 tỷ USD (tương đương 180 tỷ EUR) vào năm 2020, từ con số khoảng 30 tỷ EUR năm 2014.
Các nhà sản xuất ô tô có thể chi thêm 6500 USD cho mỗi chiếc xe khi họ cho ra mắt xe tự lái hoàn toàn, Tập đoàn tư vấn Boston nói trong một báo cáo vào năm nay.
Các nhà phân tích cho rằng quan hệ cung cấp được xây dựng bởi SDI có thể được mở rộng bằng cách thêm các bộ phận và các dịch vụ từ các nhánh khác của Samsung.
Chu kỳ phát triển trong ngành công nghệ ô tô lâu hơn nhiều so với các thiết bị điện tử tiêu dùng và các nhà sản xuất ô tô đang thận trọng trong việc thêm các nhà cung cấp. Mất hơn 5 năm để Nvidia trở thành nhà cung cấp toàn cầu, trong khi LG đã làm việc với GM gần một thế kỷ trước khi kí hợp đồng cung ứng cho Chervolet Bolt EV.
Bonte của ABI nói rằng Samsung có thể tăng tốc bằng cách mua các nhà thiết lập như công ty Renesas Electronics của Nhật Bản, nhà sản xuất bán dẫn tự động hàng đầu trên thế giới vào năm ngoái với 3,1 tỷ USD doanh thu, theo nhà nghiên cứu Cartner. Ông cũng cho biết: "Điều quan trọng của một nhà cung cấp là có thể bán không chỉ một bộ phận riêng lẻ mà là cung cấp toàn bộ nền tảng".
Theo NTD
Khởi công Khu phức hợp Điện tử 1,4 tỷ USD... Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) được xây dựng trên diện tích 70 ha, vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong quý II/2016. Sáng 19/5, Samsung Electronics (Hàn Quốc) chính thức khởi công xây dựng Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự...