Tập đoàn Pouchen thông báo ủng hộ Quỹ vắc xin 1 triệu USD
Tập đoàn Pouchen (Đài Loan) vừa có quyết định ủng hộ 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỉ đồng) cho Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 của Chính phủ, nhằm chung tay giúp Việt Nam đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
\
Công nhân Công ty TNHH PouYuen (TP.HCM) làm việc tại nhà máy – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đại diện Tập đoàn quốc tế Pouchen Đài Loan cho biết đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng hết sức nặng nề đến kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu. Tại Việt Nam, các nhà máy của tập đoàn trong năm 2020, 2021 cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tập đoàn vừa phải tìm kiếm đơn hàng, vừa phải duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động vừa phải nghiêm ngặt thực hiện công tác phòng chống dịch, bảo đảm an toàn sức khỏe cho tất cả chuyên gia và người lao động.
Tuy vậy, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, tập đoàn quyết định ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 để giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn quốc sớm nhất có thể.
Pouchen hiện là nhà sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới với 8 nhà máy tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam là PouYuen tại TP.HCM; Pou Chen, Pou Sung, Pou Phong tại Đồng Nai; Dụ Đức tại Tiền Giang; Pou Hung, Pou Li tại Tây Ninh và Prime Asia tại Bà Rịa – Vũng Tàu với trên 130.000 lao động.
Khu nhà xưởng của PouYuen tại TP.HCM được đặt tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân hiện nay có khoảng 56.000 lao động. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại TP.HCM, cơ quan y tế cũng đã phát hiện một ca dương tính là người lao động của công ty và đã phải cách ly 141 trường hợp F1, thực hiện xét nghiệm cho khoảng 3.000 công nhân liên quan. Cho đến nay chưa phát hiện thêm ca mắc COVID-19 nào tại công ty này.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bùng phát mạnh tại TP.HCM, công ty cũng đang cho tạm nghỉ hàng ngàn lao động do liên quan đến các ổ dịch trên địa bàn quận Bình Tân.
Một khu nhà xưởng của PouYuen đã phải tạm ngưng hoạt động khi phát hiện ca mắc COVID-19 ngày 9-6 vừa qua. Cơ quan y tế đã thực hiện một đợt xét nghiệm COVID-19 cho hàng ngàn công nhân. Đến 14-6, chưa có thêm trường hợp nào ghi nhận dương tính tại công ty này – Ảnh: VŨ THỦY
Trước đó năm 2020, tập đoàn này cũng đã ủng hộ 2,5 tỉ đồng cho “Quỹ phòng chống COVID-19″ của Chính phủ, mục tiêu cùng chung tay với Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh và hy vọng Việt Nam sẽ trở lại tình trạng sản xuất, sinh hoạt bình thường mới trong thời gian sớm nhất.
Nhà nước kiến tạo phát triển và lựa chọn cho Việt Nam
Các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đã phát triển vượt bậc và trở thành những "con rồng châu Á" nhờ mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tại toạ đàm. Ảnh: Nguyễn Luân.
Video đang HOT
Việt Nam với tư cách là một quốc gia có "gốc gác" Đông Bắc Á về mặt văn hóa và truyền thống tập quyền cho T.Ư thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển này có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, phải đặc biệt đặc biệt chú ý đến chừng mực can thiệp của nhà nước.
VietTimes lược ghi ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tại toạ đàm "Từ chính phủ kiến tạo đến nhà nước khởi tạo: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế 4.0" mới đây.
Nhà nước nhúng mình vào thị trường nhưng phải giữ được sự độc lập
Gần đây, nhiều học giả, chuyên gia thường nhắc đến mô hình nhà nước kiến tạo phát triển và cho rằng đây là một lựa chọn phù hợp cho Việt Nam. Vậy mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là gì?
-TS Nguyễn Sĩ Dũng: Khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển xuất hiện lần đầu tiên trong nghiên cứu năm 1988 của Chalmers Johnson về hiện tượng phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Sau này một loạt nước ở Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore v.v. đi theo mô hình này đều thành công và "hoá rồng, hoá hổ".
Đặc trưng của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước có chương trình công nghiệp hoá tham vọng và can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy chương trình đó. Như vậy, đặc trưng của nó là nằm giữa hai mô hình: nhà nước kế hoạch hoá tập trung và nhà nước điều chỉnh (mô hình Anh - Mỹ), theo đó nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại.
Khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến lần đầu tiên trong thông điệp đầu năm 2014 nhưng tiếc là sau đó chưa có điều kiện thúc đẩy.
-TS Vũ Thành Tự Anh: Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có đặc điểm quan trọng là "embedded autonomy", nghĩa là nhà nước phải nhúng mình vào thị trường, gắn bó với doanh nghiệp để thực sự hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường mới có những chính sách đúng đắn nhưng đồng thời nhà nước phải giữ được sự độc lập. Nếu không, nhà nước có nguy cơ bị chi phối, bị thao túng và trở nên tham nhũng. Đấy là ranh giới rất khó khăn khi nhận thức về vai trò của nhà nước.
Các nước Đông Bắc Á thành công khi giữ được ranh giới này, nhờ đó một mặt họ rất am hiểu thị trường, mặt khác họ vẫn giữ được tính độc lập, sự liêm chính, trọng dụng nhân tài. Do vậy, các chính sách của các nước này thực ra khai phóng được năng lượng để đất nước phát triển vượt bậc.
Mấu chốt của một nhà nước kiến tạo phát triển là nền hành chính công vụ tinh hoa, tức là có một bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng tinh hoa và hiệu quả; đồng thời được trao quyền đầy đủ - Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nói. Ảnh: Nguyễn Luân.
Tại sao mô hình nhà nước kiến tạo phát triển lại có thể là lựa chọn phù hợp cho Việt Nam?
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Thực tế cho thấy sự thành công của mô hình thể chế kinh tế có thể không phụ thuộc quá nhiều vào thể chế chính trị, song lại rất phụ thuộc vào nền tảng văn hóa mà mỗi quốc gia có được.
Và thực tiễn cũng chứng minh, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thành công tại nhiều nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... và gần đây là cả Trung Quốc hoặc Singapore (Đông Nam Á), mặc dù thể chế chính trị của các nước này là khác nhau.
Một trong những lý do quan trọng là truyền thống văn hoá Đông Bắc Á coi trọng khoa bảng, thi tuyển người tài, nhờ đó các nước này có nền hành chính công vụ tinh hoa.
Việt Nam với tư cách là một quốc gia có "gốc gác" Đông Bắc Á về mặt văn hóa và truyền thống tập quyền cho T.Ư thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển này có thể là lựa chọn phù hợp.
Hơn nữa, việc chuyển đổi từ mô hình nhà nước kế hoạch hoá tập trung sang nhà nước kiến tạo phát triển tương đối thuận lợi bởi hệ chuẩn không quá khác xa. Mặt khác, sự chính danh của nhà nước có được từ kinh tế phát triển và đời sống người dân được nâng lên.
Nếu nhìn vào các nghị quyết thì thấy Việt Nam đã nêu ra mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ rất sớm. Nhưng tại sao chúng ta không đạt được kết quả rõ ràng và mạnh mẽ như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan?
- TS Vũ Thành Tự Anh: Nghị quyết Đại hội Đảng từng khẳng định "đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại". Nhưng thế nào là "về cơ bản" và thế nào là "theo hướng hiện đại" thì không được giải thích tường minh, không có tiêu chí, tầm nhìn rõ ràng.
Sau hàng thập kỷ công nghiệp hoá, nền kinh tế Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài (FDI). Mặc dù ngoại lực là quan trọng nhưng nội lực mới quyết định năng lực cạnh tranh và sức sống của một quốc gia.
Tất cả những nước hoá rồng đều có tỷ lệ FDI trong tổng đầu tư xã hội cũng như đóng góp của FDI trong GDP thấp.
Các chiến lược công nghiệp từ thép lò đứng, thép lò cao, một triệu tấn mía đường v.v. về cơ bản đều thất bại. Những tập đoàn được gọi là mũi nhọn về sau đều bị bẻ gãy: Vinashin, Vinalines, Sông Đà, những hoạt động có chủ đích đa phần thất bại vì không thực sự hiểu thị trường, không thực sự hiểu thế giới, không thực sự để doanh nghiệp nhà nước ra cạnh tranh quốc tế.
Đây là sự khác biệt hoàn toàn so với các 'chaebol' của Hàn Quốc cũng như so với các tập đoàn quốc gia khác.
Như đã đề cập ở trên, vai trò nhà nước trong mô hình này rất quan trọng ở chỗ phải giữ được "embedded autonomy", tức là gần gũi doanh nghiệp nhưng giữ được tính độc lập. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam, vai trò thực hiện chiến lược công nghiệp hoá được giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Nhà nước và cả hệ thống chính trị chỉ duy trì sự gần gũi với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chứ không hiểu biết thực sự về thị trường và cách thức vận hành của doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhà nước cũng không giữ được sự độc lập với doanh nghiệp. Đấy là lý do quan trọng nhất dẫn tới thất bại trong chiến lược công nghiệp hoá.
Bộ máy hành chính phải chọn được những người tài giỏi
Nếu mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là lựa chọn phù hợp thì Việt Nam nên bắt đầu như thế nào?
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: Đặc trưng cơ bản của mô hình nhà nước này là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển công nghiệp (với những tham vọng lớn) và đầu tư mạnh mẽ về cơ chế, chính sách và nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Hiện giờ, chúng ta không nói mạnh về công nghiệp hóa nữa. Nhưng không có công nghiệp hóa thì ta rất khó có thể đạt mục tiêu bình quân GDP đầu người 45.000 USD.
Chúng ta nhớ rằng vào năm 2018, doanh thu của Hãng sản xuất ô tô Toyota đã lớn hơn GDP của Việt Nam. Và tới năm 2020 thì doanh thu vẫn bằng 80% GDP của chúng ta. Không công nghiệp hóa thì không thể giàu được.
Nếu muốn thúc đẩy công nghiệp hóa thì buộc nhà nước phải có chính sách trợ giúp, thúc đẩy và dẫn dắt, nhất là với những doanh nghiệp trong nước. Chúng ta có một ví dụ rất gần đây là chỉ cần giảm thuế trước bạ cho doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước nửa năm (2020) thì các doanh nghiệp như Vinfast đã có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Nếu không có sự "can thiệp" của nhà nước, các doanh nghiệp non trẻ như Vinfast không thể cạnh tranh một cách bình đẳng với những doanh nghiệp đã có truyền thống hàng trăm năm từ bên ngoài.
Nhưng mấu chốt của một nhà nước kiến tạo phát triển là nền hành chính công vụ tinh hoa, tức là có một bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng tinh hoa và hiệu quả; đồng thời được trao quyền đầy đủ để đưa ra những sáng kiến và vận hành hiệu quả.
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam do mô hình tổ chức cán bộ hiện tại của chúng ta là một quy trình chính trị. Muốn có chức danh, anh phải có kỹ năng chính trị, không còn thời giờ để bồi đắp kỹ năng chuyên môn.
Bởi vậy, đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu để tách bạch quy trình chính trị để chọn lãnh đạo chính trị đối với những vị trí như bộ trưởng, uỷ viên trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, và quy trình công vụ.
Chúng ta có rất nhiều mô hình có thể học được như Nhật Bản, Singapore hay Đài Loan.
Ở Nhật, có hẳn kỳ thi quốc gia để làm công chức. Chỉ 6% người dự thi có chứng chỉ quốc gia mới được tuyển làm công chức và đó là những công chức cực kỳ tài giỏi.
Ở Đài Loan có Viện Khảo thí quốc gia, và quyền khảo thí được coi là quyền lực thứ 5 của nhà nước. Nhờ đó, Đài Loan luôn chọn được những người giỏi nhất cho bộ máy hành chính. Nói như vậy nghĩa, hoàn toàn có thể làm được về mặt kỹ thuật. Vấn đề là chúng ta có muốn làm hay không.
- TS Vũ Thành Tự Anh: Bối cảnh của những năm 70 đến 90 của thế kỷ trước cho phép các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore có thể công khai bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa một cách dễ dàng.
Nhưng hiện tại, Việt Nam đã gia nhập WTO, CTPPP, RCEP và các Hiệp định Thương mại Tự do song phương nên chúng ta không thể sử dụng các công cụ bảo hộ mà các nước Đông Bắc Á đã có trong giai đoạn trước.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Nguyễn Luân.
Bối cảnh nền công nghiệp mới này thay đổi rất nhanh và linh hoạt, nếu chính phủ không có tầm nhìn xa thì luôn ở phía đàng sau.
Do đó, vai trò của Nhà nước phải có tầm nhìn, sự linh hoạt, không thuần tuý nhà nước có sức mạnh muốn làm gì làm đó.
Một nhà nước thực sự kiến tạo phát triển, như TS Nguyễn Sĩ Dũng đã phân tích, phải có hiệu lực, liêm chính, minh bạch và trọng dụng nhân tài. Nhưng theo tôi còn một vế quan trọng nữa là nhà nước phải nhìn sự sáng láng, năng động của người dân như một tài sản.
Còn khi nào nhà nước nhìn thấy sự giỏi giang của người dân như một sự thách thức, sự khác biệt ý kiến của người dân như một sự chống đối thì không thể có một nhà nước kiến tạo phát triển bởi vì lúc đó nhà nước sẽ không chịu một áp lực nào từ xã hội để mình trở nên tinh hoa hơn./.
Gần 700 doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan... Chế biến thủy sản xuất khẩu: Ảnh: TTXVN. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thông tin Cơ...