Tập đoàn ô tô Trung Quốc gia tăng sức ép cạnh tranh lên Tesla
Nhà sản xuất ô tô tư nhân lớn nhất Trung Quốc – Geely đã thành lập một thương hiệu xe sang mới mang tên Zeekr.
Với định hướng vào phân khúc xe sang, thương hiệu Zeekr sẽ thuộc công ty công nghệ Lingling mới được Geely thành lập. Zeekr sẽ hoạt động độc lập với thương hiệu Geometry phổ thông ra mắt vào năm 2019.
Tin đồn về việc Geely thành lập thương hiệu Zeekr đã xuất hiện từ khi công ty nộp đơn đăng ký một loạt nhãn hiệu gắn với tên gọi Zeekr hồi đầu tháng này.
Tập đoàn Geely hiện sở hữu các thương hiệu: Volvo, Lotus, Lynk & Co, Proton, Terrafugia, LEVC, và chiếm tới 50% cổ phần tại thương hiệu Smart của Mercedes-Benz.
Geely có kế hoạch phát triển các mẫu xe Zeekr dựa trên cơ sở gầm bệ SEA (Kết cấu bền vững) dạng mô-đun, dùng được cho cả xe thuần điện (EV) và xe hybrid sạc điện (PHEV).
Mặc dù thông tin chi tiết về thương hiệu Zeekr của Geely vẫn chưa được công bố, nhưng một số nguồn tin cho rằng nó có thể hợp tác cùng tập đoàn công nghệ Baidu. Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Geely và Baidu trong lĩnh vực tìm kiếm trên internet đã được công bố vào tháng Giêng vừa qua.
Các hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp ô tô của Baidu hiện tập trung vào việc phát triển phần mềm, với cách tiếp cận tương tự như bộ phận Waymo của công ty mẹ Google. Hệ điều hành mã nguồn mở Apollo của Baidu đã thu hút các đối tác bao gồm Toyota, Honda, Volkswagen và Ford, cũng như các nhà sản xuất bán dẫn Intel và Nvidia.
Geely lên kế hoạch bán xe mang thương hiệu Zeekr thông qua các trung tâm bán hàng chuyên dụng đặt tại các trung tâm thành phố và sử dụng chiến lược tiếp thị khác với mô hình đại lý truyền thống. Với định hướng tiếp cận nhóm khách hàng mới, công ty cũng dự định sẽ hỗ trợ việc bán xe cùng với các dòng quần áo và phụ kiện định hình phong cách sống.
Theo trang Autocar , thương hiệu mới này của Geely hướng tới phân khúc cao cấp. Đây cũng là nỗ lực mới nhất của người sáng lập và chủ tịch của Geely, Li Shufu, để thâm nhập vào phân khúc xe hơi sang trọng. Ông chính là người thúc đẩy Geely mua Volvo vào năm 2010 và thâu tóm 9,7% cổ phần trong công ty mẹ Daimler của Mercedes-Benz vào năm 2018. Ông được cho là đang tự mình giám sát việc thành lập Zeekr, nhắm tới mục tiêu cạnh tranh với Tesla trên thị trường quốc tế cũng như các thương hiệu xe điện mới của Trung Quốc bao gồm Nio, Xpeng và Li Xiang.
Video đang HOT
Tin tức về kế hoạch xây dựng Zeekr được đưa ra đúng vào thời điểm Geely đang tổ chức lại các hoạt động tại Trung Quốc nhằm trở thành nhà sản xuất xe điện và nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng đầu thông qua việc gia công nền tảng SEA cho các bên thứ ba.
Ô tô Trung Quốc, từ "siêu nhái" đến tham vọng thống trị thế giới
Từ chỗ chuyên sao chép thiết kế và công nghệ, giờ đây các hãng xe ô tô Trung Quốc muốn thống trị thế giới ở mảng xe năng lượng mới.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc khiến cả thế giới phải dè chừng. Willy Shid, giáo sư đang giảng dạy tại Trường kinh doanh Havard (Mỹ) có bài viết về vấn đề này trên Bloomberg với tiêu đề "Đừng coi thường ôtô Trung Quốc". Dưới đây là bài dịch.
Trọng tâm của ngành công nghiệp ô tô từ lâu được cho là tập trung ở khu vực châu Âu, Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Dù đi lên từ sự sao chép và sản xuất hàng loạt, các hãng xe Trung Quốc đang dần cho thấy sự thay đổi trong những năm gần đây và được dự đoán có thể tạo ra nhiều đột phá.
Ngành ô tô ở Trung Quốc đang có sự phát triển vượt bậc.
Những tranh cãi về chiến tranh thương mại, vốn được cho là nguyên nhân "nhấn chìm" ngành công nghiệp ôtô, đang thổi bùng sự chú ý của dư luận về các hãng xe Đức, đặc biệt là BMW và Daimler. Đây là những hãng có nhà máy sản xuất lớn ở Mỹ và xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ nhập khẩu khá ít xe từ thị trường Trung Quốc, chỉ đếm trên đầu ngón tay một số cái tên như Buick Envision, Cadillac CT-6 hay Volvo S60.
Những gì đang diễn ra trong ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc là một câu hỏi còn nhiều bỏ ngỏ. Nhưng theo nhận định của Willy Shih, giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ), những quan sát thực tế của ông sau nhiều lần ghé thăm các hãng xe Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong vài năm gần đây đã mở ra một góc nhìn khác về quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ô tô Trung Quốc đã đi một một chặng đường dài
Mẫu MPV concept của Geely
Cách đây 15 năm, ô tô nội địa Trung Quốc như bản sao chép xe Nhật, Hàn hay Đức. Bởi đúng là như vậy. Không hoạt động theo mô hình liên doanh với thương hiệu nước ngoài, các hãng Trung Quốc đã tạo ra mẫu thiết kế riêng nhưng được "tinh chỉnh" từ phần lớn loại xe phổ biến đang bán chạy trên thị trường.
Việc Trung Quốc sao chép thiết kế đã trở thành huyền thoại. Một đồng nghiệp tại Toyota từng nói với tôi rằng ông rất nể một hãng xe Trung Quốc. Họ nhái mẫu xe của Toyota giống đến mức dùng cửa của xe bản sao và đặt lên hàng thật, mọi thứ vẫn hoạt động hoàn hảo. Ban đầu, các hãng Trung Quốc chỉ bắt chước thiết kế, sau đó chuyển qua phụ tùng riêng lẻ và cuối cùng là xây dựng nhà máy để sản xuất hàng loạt.
Công thức chung này được áp dụng ở nhiều hãng, trong khi đó các nhà sản xuất hàng đầu sử dụng công cụ thiết kế tinh vi hơn để thiết kế và tạo mô hình. Ngày nay, nếu quan sát một số thương hiệu hàng đầu của Trung Quốc, bạn sẽ thấy các loại động cơ được chế tác tinh vi, động cơ tăng áp, hộp số tự động và nhiều chi tiết nội thất khá cầu kỳ. Những tiến bộ trong một thời gian ngắn như vậy là rất đáng chú ý.
Vai trò của các ông lớn
Giai đoạn 1890-1900, có đến hàng trăm hãng xe ở Mỹ, nhưng mãi đến những năm 1920, General Motors, Ford hay Chrysler mới nổi lên và thực sự trở thành những "người chơi" thực thụ khi ngành công nghiệp này bước vào giai đoạn hợp nhất.
Cách đây vài năm, Willy từng tham dự Shanghai Auto Show và chứng kiến hàng trăm hãng đua nhau trưng bày xe tại triển lãm. Có thể nói rằng vào thời điểm đó, một số hãng đã bắt đầu để ý đến marketing để đánh bóng tên tuổi, nhưng cũng còn không ít đơn vị vẫn chỉ chăm chăm "sao chép những gì người khác đã làm ở triển lãm Detroit Auto Show".
Trong khi các hãng Trung Quốc vẫn chưa hợp nhất để bán hàng, thì một số ông lớn trong ngành như Geely, Changan, Đông Phong, BYD, Tập đoàn Công nghiệp ôtô Bắc Kinh trở thành những cái tên top đầu trong ngành. Điểm khác biệt của họ là khả năng bán sản phẩm mang thương hiệu nội địa chứ không chỉ sản xuất và bán ôtô thương hiệu nước ngoài được liên doanh.
Trung Quốc là thị trường có quy mô lớn nhất thế giới
Năm 2017, 17,2 triệu xe mới đã được bán ra tại Mỹ, trong đó khoảng 11,2 triệu xe được sản xuất trong nước, số còn lại là hàng nhập khấu. Với một nền tảng sản xuất tương đương nhau, cùng năm, doanh số thị trường Trung Quốc đạt xấp xỉ 29 triệu chiếc.
Như vậy, doanh số ở Trung Quốc cao gấp 1,7 lần so với Mỹ và sản lượng thực tế cao gấp 2,5 lần. Các nhà sản xuất phụ tùng, bao gồm các hãng có quy mô toàn cầu như Continental và Valeo, đánh giá Trung Quốc là thị trường hấp dẫn về quy mô. Hay nói cách khác, Trung Quốc là nguồn cung phụ tùng giá rẻ, có tác động không nhỏ đến ngành chế tạo ôtô tại Mỹ.
Ô tô Trung Quốc với tham vọng dẫn đầu về xe năng lượng mới
Xe điện NIO ES8 của Trung Quốc
Tại Mỹ, truyền thông và báo chí dành sự ưu ái đặc biệt cho xe Tesla của Elon Musk. Trung Quốc cũng có một số nhà sản xuất xe điện lớn như BYD và một số startup nhỏ lẻ như NIO ở Thượng Hải. Chính phủ Trung Quốc đã cấp giấy phép sản xuất đặc biệt cho các công ty sản xuất xe năng lượng mới nhằm khuyến khích khởi nghiệp, đồng thời ủng hộ các hoạt động nghiên cứu - phát triển và hỗ trợ người tiêu dùng.
Tại Trung Quốc, các loại xe năng lượng mới còn được miễn nhiều thủ tục cấp phép phức tạp để lưu thông trên phố. Nhiều ý kiến cho rằng để có một biển số xe ở những nơi thường xuyên đông đúc như Bắc Kinh, giải pháp là hãy mua xe điện.
Ngày nay, xe điện được coi là "con bài" để Trung Quốc có thể đánh đổ bức tường thành vững chãi mà các hãng xe kỳ cựu trên thế giới gây dựng từ nhiều năm trước. Dĩ nhiên, điều này không thể dễ dàng đạt được chỉ bằng cơ sở hạ tầng, bằng công nghệ chế tạo động cơ đốt trong hay tư duy làm việc cũ, mà chỉ có thể bằng cách bắt đầu từ đầu.
Hiện nay, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sản xuất pin và tham vọng giữ vị trí dẫn đầu về sản xuất xe năng lượng mới. BMW gần đây công bố kế hoạch nhập nguồn pin từ nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới tại Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology (CATL), Volkswagen thì tập trung phát triển mẫu xe điện tại Trung Quốc. Trong khi đó, Tesla cũng tuyên bố sẽ xây dựng siêu nhà máy ở Trung Quốc có công suất 500.000 xe mỗi năm.
Xe Tesla ở Trung Quốc
Khai thác lợi thế của Internet
Cách đây hai năm, tôi đưa một nhóm sinh viên Harvard tới Thượng Hải trong hai tuần, giao việc trong các dự án ở một số công ty Trung Quốc, trong đó có một số doanh nghiệp startup về Internet. Tôi muốn các sinh viên thấy rằng, Internet tại Trung Quốc đang phát triển rất khác biệt, bởi những quy định riêng về mặt pháp lý. Có thể lấy ví dụ như xu hướng "giám sát" mỗi khi một ý tưởng kinh doanh mới xuất hiện trên thị trường.
Giao hàng ở các thành phố lớn của Trung Quốc khá rẻ, thường chỉ tốn hơn một USD. Nhưng đáng nói ở đây, là có bao nhiêu người Trung Quốc đặt hàng trực tuyến, từ hàng hóa, đến những suất ăn trưa và nhiều loại hình dịch vụ khác. Chúng tôi từng đến thăm một hãng xe nơi có WiFi với dịch vụ trọn đời. Kết nối ôtô và tự lái là những công nghệ hỗ trợ mà Trung Quốc tìm cách thống trị.
Tập đoàn sở hữu hãng xe Trung Quốc Brilliance có nguy cơ phá sản Tòa án Nhân dân Trung cấp Thẩm Dương vừa chấp nhận đơn yêu cầu tổ chức lại tập đoàn Huachen (Huachen Group) - đơn vị sở hữu hãng xe Trung Quốc Brilliance Auto, điều này đồng nghĩa với việc Huachen Group chính thức bước vào quá trình tái cấu trúc và đối diện nguy cơ phá sản. Huachen Group - công ty sở...