Tập đoàn năng lượng Đức phá hủy tuabin điện gió để khai thác mỏ than
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Đức đã gây áp lực buộc nhà cung cấp điện địa phương phải phá bỏ một số tuabin gió để nhường chỗ cho việc mở rộng một mỏ than lộ thiên.
Tuabin gió ở Herne, Đức. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), quyết định đầy nghịch lý này đi ngược lại với chính sách xanh của Đức. Với 1 tuabin đã ngừng hoạt động, chính quyền địa phương đã thúc giục Công ty Năng lượng RWE đảo ngược kế hoạch loại bỏ 2 tuabin nữa.
“Chúng tôi nhận thấy đây là quyết định nghịch lý. Nhưng đó là vấn đề quan trọng”, ông Guido Steffen, người phát ngôn của RWE, thừa nhận.
Được đưa vào hoạt động hơn 20 năm trước, trang trại điện gió Keyenberg ở bang North Rhine-Westphalia có tổng cộng 8 tuabin, nằm cách mỏ bề mặt Garzweiler chưa đầy 1 km. Một trong những tuabin này đã bị phá hủy vào tuần trước. Hai tuabin khác có thể đối mặt với số phận tương tự vào năm 2023.
Theo Energiekontor, nhà điều hành trang trại điện gió, 5 tuabin còn lại cũng có thể biến mất vào cuối năm sau, do giấy phép hoạt động của chúng sắp hết hạn.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 12/2021, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, những kế hoạch này đã bị đình trệ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, Berlin đã chứng kiến giá khí đốt tăng vọt, một phần do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva. Tình hình càng thêm căng thẳng vào đầu tháng 9, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream 1. Sau đó đường ống này đã bị hư hại do một vụ nổ.
Trong nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng, vào cuối tháng 9, nhà chức trách Berlin đã yêu cầu hồi sinh các mỏ than nâu đã ngừng hoạt động. Việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than cũng được hoãn lại cho đến tháng 3/2024.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hôm 25/10, Bộ Kinh tế và Năng lượng bang North-Rhine Westphalia kêu gọi RWE đảo ngược kế hoạch loại bỏ các trang trại điện gió. Giới chức lập luận: “Trong tình hình hiện tại, mọi tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo nên được tận dụng hết mức có thể và các tuabin hiện tại nên hoạt động càng lâu càng tốt”.
Thị trấn ở Đức nơi không ai phải lo hóa đơn năng lượng
Trong lúc khắp châu Âu, người dân đang "méo mặt" vì chi phí năng lượng tăng vọt, thì cư dân Feldheim lại thảnh thơi với giá điện rẻ nhất ở Đức.
Khắp châu Âu, người dân thấp thỏm mở hóa đơn năng lượng và chuẩn bị tinh thần cho những đợt tăng giá khủng khiếp khi các công ty tiện ích chịu chi phí đầu vào tăng vọt với các loại hàng hóa sống còn như khí đốt, dầu và điện. Nhiều người đang cố gắng tiết kiệm bằng cách tắt bớt đèn, giảm nhiệt sưởi trong mùa Đông sắp tới.
Nhưng đó hoàn toàn không phải là mối quan tâm của người dân thị trấn Feldheim.
Nằm cách Berlin khoảng 1 tiếng rưỡi chạy xe về phía nam, ngôi làng nhỏ cổ kính này đã tự cung tự cấp được năng lượng trong hơn một thập kỷ qua.
Từ giữa thập niên 1990, Feldheim đã mạnh dạn tiến hành một thử nghiệm táo bạo, lắp đặt một số tuabin gió để cung cấp điện cho làng. Sau đó, họ xây dựng một lưới điện địa phương, lắp đặt các tấm pin mặt trời, bộ lưu trữ pin và nhiều tuabin gió hơn.
Một công trình khí sinh học (biogas) được xây dựng để giữ ấm cho đàn lợn con, mang lại thêm thu nhập cho hợp tác xã của nông dân. Trạm khí sinh học này còn cung cấp nước nóng thông qua hệ thống sưởi trung tâm phủ rộng khắp làng. Một cơ sở sản xuất hydro cũng đang được xây dựng. Hydro là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, và cũng là loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong số các nhiên liệu trong thiên nhiên.
Giờ đây, từ xa cũng có thể nhìn thấy 55 cột tuabin gió đang ngày đêm quay không mệt mỏi trên các vùng đất nông nghiệp quanh Feldheim. Nhờ chúng, người dân được hưởng giá điện rẻ nhất ở Đức.
Kathleen Thompson, người làm việc cho một tổ chức Diễn đàn Năng lượng Mới ở địa phương, cho biết: "Dân làng đều ngủ ngon vào ban đêm. Họ không phải lo lắng gì vì dù thế nào giá cả sẽ không thay đổi".
Cách tiếp cận thực tiễn của Feldheim về sản xuất năng lượng thân thiện với môi trường đã thu hút hàng nghìn du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm làng mỗi năm và trái ngược với cách nước Đức vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch cho nhiều nhu cầu của mình.
Thực tế ấy càng trở nên nan giải khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine, cho thấy sự phụ thuộc lớn của Đức và các nước châu Âu khác vào dầu và khí đốt của Nga.
Mặc dù Đức đã bơm hàng tỷ USD cho phát triển năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải gây biến đổi khí hậu, nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân vẫn đóng vai trò quan trọng, cung cấp hơn một nửa tổng sản lượng điện của nước này trong sáu tháng đầu năm nay.
Việc thiếu công suất truyền tải đồng nghĩa các công viên điện gió ở miền Bắc Đức thường xuyên phải đóng cửa, buộc các nhà máy phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch để cung cấp điện cho miền Nam.
Ông Michael Knape, thị trưởng Treuenbrietzen, thành phố chủ quản của làng Feldheim, cho biết việc để người dân địa phương tham gia và hưởng lợi từ dự án năng lượng sạch là chìa khóa thành công của Feldheim.
Trong khi các công viên điện gió ở những nơi khác ở Đức thường xuyên vấp phải sự phản đối, cộng đồng cư dân thân thiết của Feldheim đã chấp thuận lắp đặt nhiều tuabin đến mức họ còn xuất khẩu lượng điện gấp khoảng 250 lần lượng điện tiêu thụ.
Ông Knape nói: "Các công dân cần cảm thấy rằng đó là quá trình chuyển đổi của họ chứ không phải bị áp đặt từ bên trên".
Nhưng ông cũng cho rằng một may mắn là các nhà chức trách vào thời điểm đó đã không can thiệp vào thí nghiệm năng lượng tái tạo của làng Feldheim, nếu không nó có thể đã thất bại. "Ở Đức, đôi khi có ấn tượng rằng nếu ai đó mắc sai lầm thì đó là một vấn đề lớn. Nhưng chỉ bằng cách đó chúng tôi mới đạt được tiến bộ", ông Knape nói.
Cách tiếp cận từ từng gia đình của Feldheim để tạo ra năng lượng sạch hoàn toàn trái ngược với thực tiễn phổ biến ở Đức, nơi các công ty năng lượng lớn có xu hướng xây dựng và kiểm soát các dự án điện lớn. Trong khi đó, các dự án quy mô nhỏ thường phải đối mặt với các rào cản pháp lý cao.
Tuy nhiên, ông Knape vẫn hy vọng rằng quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức có thể theo chân thành công của Feldheim.
"Tôi tin chắc rằng với áp lực hiện tại ở châu Âu, mọi người đều thấy rõ rằng chúng ta cần phải tiếp cận khác với trước đây," ông nói, "Mặc dù cách tiếp cận của Feldheim không thể được sao chép ra khắp mọi nơi, nhưng những dự án như vậy có thể là một phần quan trọng của giải pháp. Nhiều Feldheim nhỏ có thể cung cấp ít nhất một phần của Berlin".
Ông Siegfried Kappert, 83 tuổi, cũng lạc quan tương tự. Sinh ra và lớn lên ở Feldheim, ông đã vui vẻ trả khoản phí 3.000 euro để kết nối nhà của mình với hệ thống điện và lưới sưởi khi chúng được xây dựng.
Khoản đầu tư đó đã mang lại hiệu quả lớn kể từ đó, với giá năng lượng thấp hơn cho gia đình ông và cả ngôi làng. Feldheim không có người thất nghiệp, gần đây đã lát vỉa hè mới, lắp đèn đường và nhà văn hóa được trang bị các tấm pin Mặt trời.
Ông Kappert chia sẻ rằng thành công của Feldheim đem lại sự hài lòng lớn cho người dân. "Chúng tôi đã tìm kiếm một con đường và đã tìm ra con đường đó. Tôi có thể nói một cách chân thành rằng chúng tôi tự hào về nó", ông bày tỏ.
Lo thiếu khí đốt, Đức có thể giảm bán điện sang các nước láng giềng Ông Hendrik Neumann, Giám đốc kỹ thuật của Amprion - Nhà điều hành lưới điện hàng đầu của Đức, cho biết nước này có thể phải giảm lượng xuất khẩu điện sang các nước láng giềng trong mùa đông tới, bao gồm cả Pháp. Ảnh minh họa: Getty Images Theo tờ Financial Times, động thái trên là "biện pháp cuối cùng" của Đức...