Tập đoàn FLC nợ Quảng Bình số tiền “khủng”
Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất của tỉnh Quảng Bình.
Trong đó tới 220 tỉ đồng tiền nợ quá hạn, khiến ngành thuế tỉnh này “đau đầu” trong việc xử lý.
Ngày 23-7, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết dù đã bàn hành liên tiếp 3 quyết định cưỡng chế, nhưng ngành thuế tỉnh này vẫn chưa thể thu 220 tỉ đồng mà Tập đoàn FLC đang nợ quá hạn, trong tổng số 451 tỉ đồng mà tập đoàn này nợ tiền thuê đất .
Phối cảnh các dự án FLC tại Quảng Bình. (Ảnh Internet)
Theo Cục thuế tỉnh Quảng Bình, 220 tỉ đồng mà Tập đoàn FLC đang nợ quá hạn là của Dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình. Đây là 1 trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Dự án trên được tỉnh Quảng Bình cho thuê đất trả tiền một lần, khác với những dự án còn lại được trả hằng năm. Thời điểm UBND tỉnh phê duyệt giá đất và ban hành thông báo nộp tiền là đầu tháng 1-2022. Theo quy định, Tập đoàn FLC phải trả 50% tổng số tiền thuê đất chậm nhất trong 30 ngày đầu tiên và 50% còn lại chậm nhất trong 90 ngày.
Tuy nhiên, phía Tập đoàn FLC đã không thực hiện đúng quy định. Quá thời hạn 90 ngày, số tiền thuê đất này vẫn chưa được thanh toán. Đến nay số tiền được đưa vào diện nợ quá hạn là 220 tỉ đồng trong tổng số nợ là 451 tỉ đồng.
Video đang HOT
Ông Trịnh Văn Quyết – nguyên Chủ tịch Tập đoàn FLC trong một lần trả lời báo chí tại Quảng Bình
Theo ông Ngô Văn Thuận – Phó cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình thì cơ quan này đã ban hành liên tiếp 3 quyết định cưỡng chế gửi đến các ngân hàng liên quan đến Tập đoàn FLC để trích tiền từ tài khoản của Tập đoàn FLC chuyển về ngân sách tỉnh Quảng Bình, nhưng đến nay chưa thu được tiền.
“Theo quy định, nếu biện pháp cưỡng chế bằng việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng không thực hiện được thì sắp tới chúng tôi sẽ áp dụng các hình thức cưỡng chế khác như không cho sử dụng hóa đơn, cưỡng chế kê biên tài sản. Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy phép” – ông Thuận nói.
Như Báo Người Lao Động thông tin, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị chỉ đạo các cơ quan liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến 10 dự án FLC ở Quảng Bình.
Các dự án này, gồm: Dự án trung tâm hội nghị khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình; Dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh; Dự án công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình; Dự án sân golf FLC Quảng Bình Golf Links…
Thời hạn Bộ Công an yêu cầu tỉnh Quảng Bình cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án nói trên được giới hạn trước ngày 30-7.
Được biết, dự án FLC Quảng Bình được triển khai trên diện tích gần 2.000ha dọc bờ biển hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư 4.800 tỉ đồng. Dự án này được khởi công từ năm 2016, nhưng đến nay mới chỉ đưa vào hoạt động 2 sân golf và một số biệt thự nghỉ dưỡng ven biển.
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tỉnh lẻ 'rục rịch' trở lại
Du lịch phục hồi mạnh mẽ sau thời gian đại dịch Covid-19 đang tạo điều kiện thuận lợi cho bất động sản nghỉ dưỡng tại các địa phương rục rịch trở lại.
Thanh khoản tăng
Trong thời gian qua, du lịch miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, điều này đã tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng khi hàng loạt dự án bị chậm tiến độ, nguồn cung khan hiếm.
Từ đầu năm 2022 đến nay, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát ổn định, điều này đã tạo điều kiện cho du lịch các địa phương phục hồi mạnh mẽ. Đây cũng là thời cơ để thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sau hơn 3 năm ảm đạm có điều kiện hồi sinh trở lại.
Dự án Regal Ocean Quang Binh có mức thanh khoản khá tốt dù giá bán khá cao so với mặt bằng chung tại địa phương. Ảnh: Ngọc Tân
Tại khu vực bán đảo Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, Quảng Bình, dự án Regal Ocean Quang Binh hiện đang được CTCP Đất Xanh Miền Trung đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng, quy mô 21 ha với đa dạng loại hình sản phẩm như trung tâm thương mại, căn hộ ở, dãy nhà ở kết hợp kinh doanh, shop villa, nhà liền kề, biệt thự ven hồ... Trong tháng 5 vừa qua, CTCP Đất Xanh Miền Trung mở bán 1 số phân khu mặt tiền đường ven biển và đạt mức thanh khoản khá tốt, mặc dù các sản phẩm đều có giá khá cao so với mặt bằng chung tại địa phương (13 -34 tỷ đồng/căn tuỳ vị trí).
Sát cạnh dự án của Đất Xanh Miền Trung, dự án La Celia City do Tập đoàn Nam Mê Kông làm chủ đầu tư cũng đang được tích cực triển khai xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, có quy mô hơn 18ha, với các loại hình biệt thự, boutique hotel, nhà phố liền kề và căn hộ cao cấp. Tại dự án này, cũng trong tháng 4, Tập đoàn Nam Mê Kông đã bán ra thị trường một số sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố liền kề với giá bán từ 16-25 tỷ đồng/căn. Tương dự án Regal Ocean, dự án La Celia cũng có sức thanh khoản tốt, trong đó, lượng khách hàng đầu tư sản phẩm không chỉ trong tỉnh Quảng Bình mà còn từ nhiều tỉnh thành khác.
Dự án Dolce Penisola hiện nay đã thanh khoản hết các sản phẩm giai đoạn 1 và mở bán tiếp giai đoạn 2. Ảnh: Ngọc Tân
Một dự án khác cũng được giới thiệu ra thị trường vừa qua tại Quảng Bình là Dolce Penisola. Dự án này nằm phía đối diện dự án La Celia City thông qua tuyến đường nối dài cầu Nhật Lệ 2. Dự án do Tập đoàn Onsen Fuji làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, bao gồm 2 tòa tháp 27 tầng, với các sản phẩm căn hộ khách sạn và shophouse thương mại.
Theo các đại lý bán hàng của dự án cho biết, trong đợt 1, dự án Dolce Penisola được mở bán với giá từ 700-900 triệu đồng/căn. Đến nay, các sản phẩm trong giai đoạn 1 đã được thanh khoản hết và chủ đầu tư bắt đầu mở bán tiếp các sản phẩm trong giai đoạn 2 với mức giá từ 1,2 tỷ đồng/căn.
Nhiều dự án thi công trở lại
Thừa Thiên Huế cũng là địa phương có sự hồi phục mạnh mẽ về du lịch. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có thể tự tin đẩy mạnh tiến độ.
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế có 21 dự án du lịch nghỉ dưỡng được cấp phép, trong đó, có 7 dự án đã hoàn thành và 14 dự án đang triển khai. Các dự án đang triển khai đa phần tập trung khu vực dọc ven biển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (khu vực 2 huyện Phú Lộc, Phú Vang).
Tại khu vực ven biển thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, dự án Khu nghỉ dưỡng Địa Trung Hải do Tập đoàn Vicoland làm chủ đầu tư (tổng mức đầu tư 835 tỷ đồng, quy mô 6,9ha) cũng đã thi công trở lại sau khoảng thời gian tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, hiện nay dự án đang dần hoàn thiện và đạt khối lượng khoảng 80% tổng thể.
Một dự án khác tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cũng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 là Khu du lịch xanh Lăng Cô do Công ty TNHH Trùng Phương - Lăng Cô làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 797 tỷ đồng, quy mô hơn 8,4ha. Hiện nay nhà đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động dự án vào cuối năm 2022.
Tại dọc ven biển huyện Phú Vang, cả 2 dự án của Tập đoàn BRG cũng đang được thực hiện các hạng mục liên quan. Với dự án Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ và biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, tổng mức đầu tư 3.164 tỷ đồng, quy mô 127,6ha, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay dự án đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng và thực hiện thủ tục thuê đất để chuẩn bị thi công thực địa. Còn với dự án Khách sạn, Dịch vụ Du lịch, Biệt thự Nghỉ dưỡng và Khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp (xã Vinh Thanh, Vinh Xuân), tổng mức đầu tư 4.168 tỷ đồng, quy mô 110ha, hiện dự án đang thi công với khối lượng ước đạt 30% giá trị công trình.
Nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các địa phương được thi công trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát ổn định. Ảnh: Ngọc Tân
Tại Quảng Trị, dự án Khu dịch vụ du lịch xã Gio Hải, huyện Gio Linh do Tập đoàn T&T làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 4.470 tỷ đồng, quy mô 21,92 cũng đang được xây dựng các hạng mục như nhà phố, biệt thự, khối khách sạn...
Mới đây, tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Trị, đại diện Tập đoàn T&T đã đề xuất lãnh đạo tỉnh này hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc đối với phần diện tích 1,52 ha chưa được bàn giao mặt bằng tại dự án. Cụ thể, Tập đoàn T&T đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị đồng ý chủ trương điều chỉnh mở rộng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dịch vụ Du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp hỗ trợ, sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích 1,52ha trong tháng 7/2022 để triển khai thi công đồng bộ toàn dự án.
Anh vợ của ông Trịnh Văn Quyết ngồi 'ghế nóng' tân chủ tịch Tập đoàn FLC Tập đoàn FLC vừa thống nhất bầu ông Lê Bá Nguyên trở thành tân chủ tịch. Đáng chú ý, ông Nguyên từng làm lãnh đạo nhiều doanh nghiệp ngành y tế, đồng thời là anh vợ của cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Tập đoàn FLC trải qua nhiều sóng gió kể từ khi cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt -...