Tập đoàn dược khổng lồ thông báo dừng chạy quảng cáo trên Twitter
Các tài khoản mạo danh có thể khiến Twitter thiệt hại hàng triệu USD doanh thu quảng cáo, trong bối cảnh Elon Musk thừa nhận công ty truyền thông xã hội này hoàn toàn có thể bị phá sản.
Tuần trước, ngay sau khi “Chim xanh” ra mắt dịch vụ thuê bao trả phí hàng tháng, một tài khoản tick xanh mạo danh tập đoàn dược phẩm khổng lồ Eli Lilly Co đăng tweet, tung tin cung cấp “insulin miễn phí” cho mọi người. Phải 6 tiếng sau, đội ngũ kiểm duyệt nội dung Twitter mới phát hiện và xử lý tài khoản giả mạo trên, nhưng tại thời điểm đó tin giả đã thu hút hàng triệu lượt xem và phản hồi.
Tập đoàn dược phẩm Lilly là một trong những nạn nhân của nạn tài khoản giả mạo trên Twitter tuần trước. (Ảnh: WashingtonPost)
Đó chỉ là 1 ví dụ điển hình của làn sóng mạo danh doanh nghiệp, chính trị gia, cơ quan chính phủ và người nổi tiếng bùng phát trên nền tảng.
Video đang HOT
Một ngày sau khi bị giả mạo, các giám đốc điều hành của Eli Lilly thông báo tạm dừng tất cả chiến dịch quảng cáo đang chạy trên Twitter – động thái tác động nghiêm trọng tới doanh thu quảng cáo của “Chim xanh”, khi hãng dược khổng lồ đang được định giá 330 tỷ USD có ngân sách dành cho tiếp thị không hề nhỏ.
“Vì 8 USD, họ có thể mất hàng triệu USD doanh thu quảng cáo”, Amy O’Connor, cựu chuyên gia truyền thông cấp cao của Eli Lilly cho biết. “Lợi ích cho một công ty ở lại trên Twitter là gì? Không đáng để mạo hiểm khi niềm tin và sức khoẻ của bệnh nhân đang bị de doạ”.
Một số nhà quảng cáo chính của Twitter cũng có quyết định tương tự. Omnicom Media Group, hãng quảng cáo đại diện cho những thương hiệu khổng lồ như Apple và McDonald’s, đã khuyến nghị khách hàng dừng hoạt động trên “Chim xanh” khi nguy cơ đối với sự an toàn thương hiệu trên nền tảng tăng lên mức “không thể chấp nhận”.
Insulin là vấn đề tương đối nhạy cảm với Eli Lilly, công ty thường xuyên bị chỉ trích về chi phí sản xuất loại hormone này. Hiện tập đoàn trụ sở Indianapolis có hơn 37.000 nhân viên trên 18 quốc gia với doanh thu 28 tỷ USD/năm. Đóng phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu Eli Lilly giảm 4%, cùng với sự sụt giảm của các cổ phiếu y tế khác.
Phí bán hàng, quảng cáo "bóp nghẹt" người bán hàng trên sàn TMĐT
Sàn TMĐT tăng phí, quảng cáo và siết các hoạt động bán hàng khiến áp lực của những người bán hàng trực tuyến tăng lên.
Cuối tháng 9, sàn TMĐT Shopee thông báo tăng phí cố định đối với người bán hàng. Theo thông báo này, mức phí cố định với các shop không tham gia các gói freeship (miễn phí gửi hàng), hoàn xu tăng từ 1,5% lên mức 2,5%. Như vậy, kể từ sau 2/10, chi phí dành cho người bán không thuộc ShopeeMall sẽ tăng lên 5% do mức phí cố định tăng lên 2,5% so với trước đó. Trong khi với các gian hàng ShopeeMall thì cộng thêm phí cố định tùy theo ngành hàng.
Cùng với việc tăng phí cố định, Shopee tiếp tục đưa ra nhiều gói như: Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Hoàn xu Xtra với nhiều mức chi phí khác nhau để người bán hàng lựa chọn.
Nhiều người dùng đang có thói quen mua hàng trên các sàn TMĐT. Ảnh: Duy Vũ
Một người hỗ trợ bán hàng phân tích, chi phí ship extra tăng thêm 1%, không tham gia gói nào thì bị tính phí cố định 2.5%. Việc tham gia các gói Freeship extra và Freeship plus sẽ được hưởng theo từng sản phẩm. Các gói ưu đãi áp dụng giảm giá cho cả nội thành, ngoại thành. Như vậy, người bán gần như phải tham gia gói này để tăng tính cạnh tranh.
T.Thuận, một người bán hàng trên Shopee phàn nàn trên cộng đồng bán hàng việc tăng phí và đưa người bán hàng các gói freeship đẩy người bán hàng vào tình thế khó, khi buộc phải tăng giá bán lẻ và giảm bớt các khuyến mại mới có thể bảo toàn được lợi nhuận. Trong khi các chi phí tăng lên, bán hàng cạnh tranh hơn, các shop buộc phải tính toán và cân nhắc kỹ việc gia các gói khuyến mại mà sàn đưa ra nếu không muốn lỗ ngược.
"Bán hàng thì ngày càng cạnh tranh, sàn thì thu thêm phí. Sale mạnh tay thì lỗ, sale nhỏ nhỏ thì không ra đơn. Nhưng nếu bán thì vẫn phải tuân theo luật chơi của sàn", Thuận nói.
Ngoài ra, các shop bán hàng trên sàn hiện nay cũng phải chi một phần chi phí lớn dành việc chạy quảng cáo để tăng lượng traffic vào shop và "ra đơn".
Theo phân tích, chẳng hạn với các shop chỉ đăng ký freeship, thì nếu cộng với chi phí chạy quảng cáo các shop sẽ mất khoảng hơn 20%, nếu cộng thêm tiền nhân công và đóng gói thì chi phí tối thiểu sẽ vào khoảng 30%. Nếu người bán tính lợi nhuận 30 - 40% trên giá nhập, gần như không có lãi.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Shopee tăng các loại chi phí bán hàng trên sàn. Hồi tháng 4, Shopee đã tăng phí bán hàng trên nền tảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, động thái mới nhất đến vào thời điểm công ty TMĐT đang đối mặt với áp lực tăng doanh thu và phải tối ưu các chi phí vận hành.
Không ít người bán hàng lo lắng, sau tăng phí dịch vụ sẽ tiếp tục là các chính sách "thắt lưng buộc bụng" của sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam. Dự đoán nhiều chính sách, chương trình marketing sẽ bị cắt giảm dần khiến áp lực của người bán tăng lên. Nhiều người bán hàng tính toán đến việc phát triển thêm nhiều kênh bán hàng khác thay vì chỉ tập trung trên sàn TMĐT Shopee. Tuy nhiên, các sàn TMĐT và mạng xã hội đều đang đối mặt với áp lực tối ưu các khoản chi phí và việc thắt chặt các chính sách bán hàng. Bên cạnh đó, tình trạng giá cả hàng hóa trên thị trường liên tục leo thang từ đầu năm, khiến người mua giảm bớt các khoản chi tiêu cũng dẫn đến áp lực của những người bán hàng trực tuyến.
Apple gửi thư mời quảng cáo, chuẩn bị bước chân vào ngành tiếp thị Apple đã gửi thư mời quảng cáo mới tới các nhà phát triển, thể hiện rõ ràng tham vọng bước chân vào ngành công nghiệp quảng cáo, tiếp thị của mình. Apple đang thể hiện rõ mong muốn tiến vào ngành công nghiệp tiếp thị của mình. Ảnh chụp màn hình Trong một bức thư được Apple gửi tới các nhà phát triển,...