Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng về nợ phải thu khó đòi
Theo báo cáo mới nhất về tình hình nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà Chính phủ vừa gửi Quốc hội, tổng số nợ phải thu tính đến hết năm 2013 của khối doanh nghiệp này lên tới 298.645 tỉ đồng (bằng 11,3% tổng tài sản), tăng 1,6% so với năm 2012.
“Trong số này, tổng nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỉ đồng, tăng 15,8% so với năm 2012, chiếm 3,46% tổng số nợ phải thu. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2013 là 11,3% (năm 2012 là 11,5%). Báo cáo của các công ty mẹ, tổng nợ phải thu khó đòi là 4.482 tỉ đồng, tăng 7,7% so với thực hiện năm 2012, chiếm 1,87%/tổng số nợ phải thu”, Chính phủ báo cáo.
Hoạt động khai thác của PVN và các đối tác – Ảnh: Ngọc Thắng
Đáng chú ý, nợ phải thu khó đòi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng đầu bảng trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, với 2.856 tỉ đồng; đứng thứ hai là Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam: 890 tỉ đồng; đứng thứ ba là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam: 678 tỉ đồng; Tổng công ty Lương thực miền Bắc: 430 tỉ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: 417 tỉ đồng…
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo này, một số công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, nợ phải thu 1.054,489 tỉ đồng, bằng 73%; công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, nợ phải thu 1.123,542 tỉ đồng, bằng 64,7%; công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, nợ phải thu 1.037,583 tỉ đồng, bằng 58,4%; công ty mẹ – Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, nợ phải thu 213,528 tỉ đồng, bằng 54,8%.
Chính phủ cũng cho biết, có những công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao, đó là: công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, nợ phải thu khó đòi là 11 tỉ đồng; chiếm 59% tổng nợ phải thu; công ty mẹ – Tổng công ty Chè Việt Nam, nợ phải thu khó đòi 29.187 tỉ đồng; chiếm 59% tổng nợ phải thu…
Mạnh Quân
Theo Thanhnien
Tồn tại hay không tồn tại ?
Tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới và đặc biệt khai thác dầu khí từ đá dầu ở Mỹ tiếp tục đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của OPEC. Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC.
Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC - Ảnh: Reuters
Hội nghị sắp tới của các nước thành viên Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ là dấu mốc lịch sử đối với tổ chức này vì thực chất câu hỏi mà các nước thành viên phải trả lời ở đó là: OPEC có thể tiếp tục tồn tại hay không?
Nguyên cớ là sự trượt dốc nhanh chóng của giá dầu lửa trên thị trường. Nó diễn biến không chỉ ngoài mọi trù liệu mà còn ngoài sự kiểm soát, chi phối hay tác động của OPEC.
Nếu ở hội nghị này, OPEC không tìm ra phương cách để khôi phục tác động chi phối tới diễn biến của giá dầu lửa trên thị trường thế giới thì OPEC trong tương lai chẳng khác gì hữu danh vô thực. Một khi đã như thế, OPEC có tồn tại chăng nữa cũng như không.
Kịch bản ấy hiện tại không phải là không thực tế, thậm chí còn có thể nói rất dễ xảy ra. Mọi thương thảo trù bị cho hội nghị này đều không đưa lại bất cứ sự đồng thuận quan điểm nào. Vũ khí đắc dụng nhất lâu nay của OPEC nhằm tác động trực tiếp vào chiều hướng biến động của giá dầu lửa là khối lượng khai thác hằng ngày đang ngày càng mất tác dụng.
Một số thành viên OPEC, trước hết và đặc biệt là Ả Rập Xê Út, đang tiếp tục theo đuổi lợi ích riêng với chính sách riêng về khối lượng khai thác và giá xuất khẩu bất chấp chính sách ấy tác động tai hại tới OPEC nói chung và những thành viên khác nói riêng.
Tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới và đặc biệt khai thác dầu khí từ đá dầu ở Mỹ tiếp tục đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của OPEC. Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC.
La Phù
Theo Thanhnien