Tập đoàn C.T Group chuyển mình trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Gần ba mươi năm xây dựng và phát triển, một chặng đường không hoàn toàn chỉ có thuận lợi nhưng C.T Group luôn bền chí và kịp thay đổi để có thể ‘tin ở hoa hồng’.
Chuyển mình từ yếu tố công nghệ
Xã hội lúc này đây đang có những bước đi mạnh mẽ cùng nhịp với cách mạng 4.0 – cuộc cách mạng kỳ diệu thay đổi mọi phương thức sống của con người kể từ thời khai sinh lịch sử nhân loại. Một luồng gió mới cho khoa học kỹ thuật, kinh tế sản xuất, y tế – chăm sóc sức khỏe, hay đến cả những phạm trù như chính trị – pháp luật.
Từ việc thay đổi cấu trúc ADN, mở ra cơ hội phòng ngừa các bệnh đi đến cách thức tự động hóa, sản xuất dây chuyền ô tô hoàn toàn bởi AI (Trí tuệ nhân tạo), hay một ngôi nhà thông minh có thể đáp ứng mọi yêu cầu của người chủ, con người đang ngày một tiến gần đến việc sở hữu những quyền năng khủng khiếp như những vị Á thần trong thần thoại Hi Lạp cổ đại. Cách mạng Công nghiệp mở ra những cơ hội kinh doanh và cơ hội sống mới cho con người nhưng đồng thời cũng đưa ra những thách thức: nếu anh không sẵn sàng về tri thức và nội lực, anh sẽ bị tụt lại phía sau rất xa.
Đứng trước Cách mạng 4.0, C.T Group cũng tự đặt những áp lực lên sứ mệnh của chính Tập đoàn. Cải tiến, nhưng không thay đổi những giá trị cốt lõi và kiên định với mục tiêu phát triển vì cộng đồng. Khởi sự xây dựng tập đoàn từ khi còn rất trẻ, Nhà lãnh đạo C.T Group rất hiểu tâm tư và nguyện vọng của những lứa tuổi trẻ nên luôn có những chỉ đạo cập nhật mang hơi hướng hiện đại, đa dạng, C.T Group nhờ vậy cũng mang một nhịp điệu năng động, trẻ trung.
Video đang HOT
Tại Tập đoàn, các cấp lãnh đạo tạo lập một môi trường làm việc tiên phong áp dụng công nghệ vào các qui trình. Hiện nay, công việc của tất cả các bộ phận đều được phân cấp, quản lý trên ứng dụng hệ thống tự động hóa. Trong xu hướng Big Data hỗ trợ việc ra quyết định, Tập đoàn cũng đang tiến hành phát triển Bộ phận Big Data để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở xác lập lòng tin đối với dữ liệu và các thuật toán được áp dụng.
Riêng về mảng phân phối bán lẻ, Tập đoàn có chiến lược áp dụng công nghệ AI vào quy trình nghiên cứu trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị Bon Grocer (hầm B1 – Leman Luxury Apartment, 117 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp.HCM). Hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp ứng dụng thành công công nghệ AI, Tập đoàn đã ghi danh tham gia các hiệp hội công nghệ AI hàng đầu quốc tế cũng như trong khu vực. Với tính chất là ngành “công nghệ chất xám”, những vị trí làm việc tại bộ phận AI luôn được mở ra cho các tài năng trẻ, các chuyên gia đầu ngành về phát triển sự nghiệp và cống hiến cho Tập đoàn.
Tốc độ để giành chiến thắng
Xử lý công việc “tốc độ” đang là thông điệp mà Ban Lãnh đạo C.T Group chuyển tải đến toàn bộ đơn vị trong Tập đoàn. Các hệ thống quản trị ứng dụng công nghệ thông minh, quy trình quản lý và kiểm soát thông tin bắt kịp xu hướng hiện đại đã giúp giảm bớt thời gian, quy trình và tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ.
Đứng trước gã khổng lồ mang tên Cách mạng công nghệ 4.0, với văn hóa “Tốc độ” trong chiến lược phát triển con người của Tập đoàn, toàn bộ nhân viên đều được áp dụng cách tính thời gian hoàn thành công việc. Mỗi cá nhân ở mọi cấp bậc phải xử lý nhiệm vụ được giao trong 24 giờ, làm nhanh hay chậm đều có hình thức khen thưởng/khiển trách tương ứng.
Văn hóa “Tốc độ” giúp các bộ phận, phòng ban toàn Tập đoàn đồng nhịp trong thích ứng và phối hợp để chinh phục các mục tiêu một cách chính xác trong kỷ nguyên mới. Đây là giá trị cốt lõi về phát triển nguồn nhân lực cho cộng đồng, hướng tới cộng đồng lao động luôn thần tốc trong cả suy nghĩ và hành động.
Bên cạnh đó, nhằm xây dựng một môi trường làm việc độc đáo, tiện nghi, hiện đại cũng như chăm lo tốt cho đời sống tinh thần, sức khỏe của toàn thể CBNV, Tập đoàn còn trang bị khu nghỉ trưa, ghế massage, phòng tập Gym, câu lạc bộ Yoga, khiêu vũ, bóng bàn và bida giúp CBNV giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và có cơ hội rèn luyện sức khỏe, tái tạo năng lượng làm việc hiệu quả.
Ông Nguyễn Minh Chính – Đại diện Ban Nhân lực Cộng đồng tại C.T Group chia sẻ: “Để tư duy làm việc và phản xạ tốc độ trở thành một trong những nếp văn hóa, Tập đoàn đã áp dụng nhóm 8 giải pháp toàn diện cải thiện tốc độ, bao gồm: Thái độ và sự hiểu biết về nhiệm vụ, Năng lực của các cấp quản lý tầm trung, Sự phối hợp giữa các Phòng/Ban, Sức mạnh của Data và dữ liệu, đầu tư liên tục cho hệ thống công nghệ thông tin, Bổ sung công cụ làm việc và Lập kế hoạch. Ở C.T Group không có sự trì hoãn. Việc phát triển kinh doanh và cống hiến cho xã hội để đạt mục tiêu trở thành “Nhà phát triển đô thị toàn diện” tăng tốc ở vòng nào trên đường đua, giờ đây đã được xác định rõ theo mục tiêu chiến lược. Kỷ nguyên 4.0 như cơn gió mạnh làm xáo động một bàn cờ, mà trong dịp đó kỳ thủ thông minh chẳng những còn nhớ rất rõ các nước cờ, lại còn có dịp thiết lập một lượt chơi mới đầy hào hứng”.
Theo báo đầu tư
Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với lĩnh vực điện ảnh
Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngành điện ảnh cần có giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế, hạn chế mức tối thiểu khó khăn, thách thức khi tiếp cận để phát huy hiệu quả thuận lợi mà cách mạng 4.0 mang đến.
Ngày 10/9, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực điện ảnh".
Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Từ Mạnh Lương, hiện nay, điện ảnh được xem là ngành công nghiệp văn hóa. Với mục tiêu đến năm 2020, ngành điện ảnh đạt khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 50 triệu USD), đến năm 2025, đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD). Khi công nghệ số phát triển kéo theo nhiều công nghệ khác liên quan đến điện ảnh như sản xuất phim kỹ thuật số với chất lượng cao, dung lượng phim rất lớn, yêu cầu tính bảo mật về phim số rất cao, hạ tầng công nghệ tại các rạp chiếu phim cũng tăng lên rất nhanh... thì ứng dụng công nghệ cho hoạt động này là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của điện ảnh. Việc cập nhật, hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý để phát triển điện ảnh trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cần được nghiên cứu cẩn trọng.
Các đại biểu tham dự hội thảo. (Ảnh: HL)
Còn theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, công nghệ đã làm thay đổi cơ bản phương thức truyền thông, hình thức tiếp cận thông tin trong tác phẩm điện ảnh của công chúng. Điện ảnh là một trong những ngành có tính xã hội hóa và khả năng quốc tế hóa cao. Với sự phát triển mạnh của công nghệ truyền dẫn có dây và không dây tốc độ cao như đường truyền internet băng thông rộng, truyền hình bằng cáp quang, vệ tinh, mạng 3G, 4G, 5G...; thiết bị thông minh với khả năng trình chiếu, hiển thị chất lượng cao 2K, 4K, 8K, 3D... âm thanh lập thể 5.1, 7.1,.. có thể mang một "rạp chiếu phim" đến tận ngôi nhà của chúng ta. Công nghệ đã làm thay đổi cơ bản phương thức truyền thông cũng như hình thức tiếp nhận thông tin, tác phẩm điện ảnh của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định, công nghệ số đã thay đổi gần như hoàn toàn điện ảnh truyền thống. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ điện ảnh trên nền tảng kỹ thuật số, ngành văn hóa nói chung và ngành điện ảnh nước ta nói riêng cần phải phát huy tối đa các lợi thế và hạn chế về mức tối thiểu các khó khăn, thách thức khi tiếp cận các công nghệ mới.
Tại hội thảo, các ý kiến tập trung thảo luận về tác động, thuận lợi, thách thức khi ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực điện ảnh; công nghệ và xu hướng công nghệ trong sản xuất, phổ biến, lưu trữ tác phẩm điện ảnh; vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh; ứng dụng công nghệ trong quản lý, thống kê về điện ảnh; đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực điện ảnh trong xu hướng phát triển của Cách mạng 4.0... Các ý kiến tại hội thảo lần này sẽ được Ban Tổ chức tiếp thu, sử dụng để tham khảo khi xây dựng các chủ trương, chính sách để phát triển nền điện ảnh Việt Nam trong tình hình mới./.
Theo Đảng Cộng Sản Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng thay đổi dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với làn sóng công nghệ mới đang tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Xu hướng mở rộng, phát triển các dịch vụ mới Với sự phát triển mạnh mẽ của...