Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Vợ Tổng giám đốc vừa bán ra cổ phiếu nhiều hơn số lượng đăng ký
Người thân lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP ( mã chứng khoán GVR – sàn HOSE) vừa bán ra cổ phiếu giảm sở hữu.
Theo đó, bà Lê Thị Kim Thảo, vợ ông Huỳnh Văn Bảo, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc vừa bán ra toàn bộ 103.100 cổ phiếu để giảm sở hữu về 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 21/7 đến 16/8.
Điểm đáng lưu ý, trước đó bà Thảo chỉ đăng ký bán ra 100.000 cổ phiếu những đã thực hiện bán ra nhiều hơn số cổ phiếu đăng ký.
Ngoài ra, ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐQT đăng ký bán 71.600 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 271.600 cổ phiếu về còn 200.000 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/8 đến 17/9.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý II/2021 được công bố trước đó, trong quý II/2021, GVR ghi nhận doanh thu đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 71,4% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 21,4% lên 28,6%.
Xét theo cơ cấu doanh thu, doanh thu sản xuất và kinh doanh mủ cao su tăng 88% so với cùng kỳ, chiếm 58% tổng doanh thu. Doanh thu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cao su tăng 96%, chiếm 15,5% tổng doanh thu. Doanh thu thuần chế biến gỗ tăng 68,5%, chiếm 19%. Doanh thu các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 12% so với cùng kỳ, ghi nhận 198 tỷ đồng. Lãi trong công ty liên doanh liên kết tăng 23,6%, ghi nhận 86 tỷ đồng. Mặt khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lần lượt 60% và 95%, tương đương gần 103 tỷ đồng và 576 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, GVR ghi nhận khoản lợi nhuận khác tăng 116%, đạt 266,8 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 1.160 tỷ đồng, tăng 126% so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đã mang về 10.544,6 tỷ đồng doanh thu và 2.376,2 tỷ đồng lãi sau thuế.
Trong năm 2021, GVR dự kiến doanh thu là 26.914 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4.564 tỷ đồng. Sau hai quý đầu năm, Tập đoàn hoàn thành 39% chỉ tiêu doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/8, cổ phiếu GVR tăng 300 đồng lên 37.500 đồng/cổ phiếu.
Giá cao su hôm nay 18/8: Giữ đà tăng, triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn
Giá cao su hôm nay (18/8) ghi nhận sàn giao dịch châu Á (bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc) tăng nhẹ. Triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới phải đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.
Giá cao su hôm nay: Tăng giá. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 214,0 Yen/kg, tăng 2,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 215,6 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 219,6, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ghi nhận mức 13.430 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.730 Nhân dân tệ/tấn, tăng 70 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.825 Nhân dân tệ/tấn, tăng 75 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia và Mỹ lại giảm.
Giá cao su trên thị trường châu Á tăng trở lại do nhu cầu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu cải thiện nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn và ngành logistics bị gián đoạn trên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung.
Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta ở Đông Nam Á cùng dự đoán nguồn cung cao su tự nhiên tăng trong tháng 7,8/2021 có thể sẽ tác động đến giá cao su trong thời gian tới.
Triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới phải đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Điều này ngăn chặn hoạt động và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp như cao su.
Nền kinh tế Nhật Bản mở rộng hơn dự kiến trong quý II/2021 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng sẽ duy trì ở mức khiêm tốn trong quý III/2021 do tình trạng hạn chế khẩn cấp được áp dụng để chống lại sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm Covid-19, đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9 cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác.
Cập nhật giá cao su trong nước
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Giá cao su hôm nay 16/8: Nhu cầu cải thiện tại các nước lớn nhưng tương lai vẫn u ám vì biến thể Delta Trên thị trường châu Á, giá cao su tăng trở lại do nhu cầu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu cải thiện trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi. Giá cao su hôm nay: Tăng giá trở lại, (Nguồn: Vinanet) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao...