Tập đoàn Boeing sẵn sàng cạnh tranh với máy bay C919 của Trung Quốc
Ngày 21/2, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) tuyên bố sẵn sàng cạnh tranh với loại máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc chế tạo.
Máy bay chở khách C919 của Trung Quốc bay tổng duyệt chuẩn bị cho triển lãm hàng không Singapore, ngày 18/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Máy bay C919 của Tập đoàn COMAC (Trung Quốc) vừa được ra mắt tại Singapore Airshow – triển lãm hàng không lớn nhất châu Á – hôm 20/2. Mẫu máy bay được kỳ vọng là đối thủ cạnh tranh tiềm năng với chiếc A320 dẫn đầu thị trường do Tập đoàn Airbus của châu Âu sản xuất, hay chiếc 737 MAX của Boeing.
Đánh giá về chiếc C919 của Trung Quốc, ông Dave Schulte, Giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết mẫu máy bay này tương tự như các máy bay mà Boeing và Airbus đã sản xuất ở phân khúc máy bay thân hẹp. Ông đánh giá COMAC sẽ phải vượt qua nhiều thách thức nhằm chứng minh giá trị của sản phẩm để có chỗ đứng trong thị trường.
Video đang HOT
Theo ông Schulte dự đoán, từ nay đến năm 2042, khu vực Đông Nam Á sẽ cần 4.225 máy bay mới, do nhu cầu của các hãng hàng không giá rẻ tăng cao và trở nên phổ biến rộng rãi trong khu vực hơn 650 triệu dân.
Từ tháng 5/202, máy bay C919 đã thực hiện các chuyến bay thương mại nội địa ở Trung Quốc. COMAC cho biết đã bán 40 chiếc C919 cho hãng hàng không Tibetan Airlines của Trung Quốc – tuy nhiên vẫn chưa thu hút được khách hàng quốc tế.
Về phần mình, Boeing thông báo rằng Royal Brunei Airlines đã đặt mua 4 máy bay 787, trong khi Thai Airways đặt mua 45 chiếc Dreamliners của hãng.
Máy bay C919 Trung Quốc sẽ ra mắt tại Triển lãm hàng không Singapore
Chiếc C919 thân hẹp, do Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và sẽ có mặt tại Triển lãm hàng không Singapore Airshow 2024 diễn ra ở Changi Exhibition Centre từ ngày 20-25/2.
Máy bay C919 do Tập đoàn Hàng không Thương mại Trung Quốc. Ảnh: AFP
Trong năm nay, Trung Quốc nỗ lực nhằm nâng cao dấu ấn của dòng máy bay C919 và vị thế của COMAC ở trong nước và quốc tế. Dòng máy bay này chỉ được chứng nhận ở Trung Quốc và chiếc đầu tiên trong số 4 chiếc C919 đã bắt đầu được hãng hàng không China Eastern Airlines đưa vào sử dụng hồi năm ngoái.
Airbus và Boeing đang đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu máy bay mới. Trong bối cảnh đó, ngành hàng không đang xem vị thế của COMAC như một giải pháp thay thế khả thi. COMAC sẽ đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ trong 3-5 năm tới để mở rộng năng lực sản xuất C919, truyền thông Trung Quốc cho biết.
Cơ quan hàng không Trung Quốc tháng trước cho biết, năm nay họ sẽ làm các thủ tục đề nghị Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) cấp chứng nhận cho C919, quá trình này được bắt đầu từ năm 2018.
COMAC có hai sản phẩm máy bay chở khách là máy bay phản lực ARJ21 và máy bay chở khách thân hẹp hai động cơ C919 với 158-192 chỗ ngồi, nhằm cạnh tranh với các dòng Airbus A320neo và Boeing 737 MAX 8 đã có tên tuổi. C919 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên bên ngoài Trung Quốc Đại lục vào tháng 12/2023 tới Hong Kong (Trung Quốc). ARJ21 đang được hãng hàng không TransNusa Air của Indonesia sử dụng.
Chuyên gia Adam Cowburn thuộc Công ty Tư vấn Hàng không Alton Aviation Consultancy nhận thấy rằng xu hướng khách hàng chọn C919 vào đội bay của họ ngày càng tăng. Hai chiếc C919 đã được bàn giao trong năm 2023. Còn công ty tư vấn hàng không IBA dự báo rằng có khả năng 7-10 chiếc C919 sẽ được giao hàng trong năm 2024.
Chuyên gia Mike Yeomans thuộc công ty tư vấn hàng không IBA, cho biết, các dòng máy bay thân hẹp A320neo và 737 MAX của Airbus và Boeing đã được bán hết trong hầu hết thập kỷ này. Vì thế C919 có cơ hội lớn để giành thị phần, đặc biệt là ở thị trường trong nước. Những thách thức trước mắt đối với COMAC là xoay quanh việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và đăng ký chứng nhận để tiến vào thị trường quốc tế.
Giới khoa học Trung Quốc chế tạo chip radar mạnh chưa từng có Nhóm nhà nghiên cứu tại một công ty quốc phòng của Trung Quốc tuyên bố họ đã chế tạo một loại chip radar có công suất kỷ lục bằng cách dùng công nghệ bán dẫn. Ảnh minh hoạ: Ảnh: Shutterstock Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, con chip có kích cỡ chỉ bằng ngón tay này có thể tạo ra tín...