Tập đoàn Boeing đối mặt với bất ổn mới khi công nhân đình công
Công nhân nhà máy của Tập đoàn Boeing ở Bờ Tây nước Mỹ đã tiến hành đình công vào sáng sớm 13/9 sau khi có tới 96% công nhân bỏ phiếu ủng hộ cuộc đình công.
Biểu tượng Boeing trên thân máy bay 737 MAX tại Farnborough, Anh ngày 20/7/2022. Ảnh tư liệu: Reuters/TTXVN
Động thái này làm ngừng trệ việc sản xuất dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing, trong bối cảnh hãng này đang vật lộn với sự chậm trễ kéo dài trong sản xuất và nợ ngày càng tăng.
Đây là cuộc đình công đầu tiên của công nhân Tập đoàn Boeing kể từ năm 2008 và bắt đầu chỉ vài tuần sau khi CEO Kelly Ortberg mới được bổ nhiệm nhằm khôi phục niềm tin vào nhà sản xuất máy bay này sau hàng loạt sự cố thời gian qua.
Video đang HOT
Khoảng 33.000 công nhân của Boeing tại Seattle và Portland đã tiến hành bỏ phiếu về việc có nên đình công hay chấp nhận hợp đồng mới.
Theo đó, hợp đồng mới của Boeing cam kết đầu tư thêm vào khu vực Puget Sound và tăng 25% lương cho người lao động trong vòng 4 năm. Hiệp hội Công nhân Máy móc và Hàng không Vũ trụ Quốc tế (IAM), đại diện cho công nhân, hy vọng hợp đồng này sẽ ngăn chặn được một cuộc đình công quy mô lớn.
Các nhà lãnh đạo IAM đánh giá thỏa thuận hiện tại là điều tốt nhất có thể đạt được mà không cần đình công. Tuy nhiên, phần lớn công nhân không hài lòng với mức tăng lương 25%, cho rằng nó không đủ so với yêu cầu tăng 40% của họ và việc hợp đồng loại bỏ tiền thưởng hàng năm, vốn rất quan trọng với nhiều người lao động. Họ cho rằng cuộc đình công sẽ buộc ban lãnh đạo Boeing phải đưa ra sự nhượng bộ lớn hơn.
Những điểm gây tranh cãi khác gồm có việc hợp đồng sẽ không khôi phục chế độ lương hưu, cũng như cam kết thiếu chắc chắn của Boeing về các dự án trong tương lai tại khu vực Seattle.
Tổng giám đốc điều hành mới của Boeing Kelly Ortberg cảnh báo cuộc đình công sẽ làm suy yếu các nỗ lực phục hồi của công ty và làm tổn hại đến mối quan hệ với khách hàng.
Các cuộc đình công trước đây, chẳng hạn như cuộc đình công năm 2008, đã kéo dài hàng chục ngày, gây thiệt hại lên tới 3-3,5 tỷ USD cho Boeing. Các nhà phân tích cho rằng tại thời điểm này, việc gián đoạn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các nỗ lực phục hồi của Boeing, tuy nhiên họ kỳ vọng công ty đã có kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn so với các cuộc đình công trước đây.
Boeing đã phải chịu sự giám sát chặt chẽ kể từ sự cố vào tháng 1 năm nay, khi một chiếc Boeing 737 MAX 9 do hãng hàng không Alaska Airlines vận hành đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi một mảng thân máy bay bị bung ra trên không trung. Boeing đã giảm tốc độ sản xuất dòng máy bay MAX và tăng cường kiểm soát chất lượng nhằm giành lại lòng tin của các cơ quan quản lý cũng như khách hàng.
Boeing đạt thỏa thuận sơ bộ ngăn nghiệp đoàn đình công
Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã nhất trí về hợp đồng sơ bộ mới với những người đứng đầu nghiệp đoàn về việc tăng lương, bước đi được cho là sẽ giúp ngăn chặn một cuộc đình công ở khu vực Seattle, Mỹ.
Biểu tượng Boeing trên thân máy bay 737 MAX tại Farnborough, Anh. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo một thông báo chung ngày 8/9, Boeing và Hiệp hội quốc tế thợ máy và nhân viên hàng không (IAM), đại diện cho hơn 30.000 nhân viên, cho biết nhất trí về việc tăng lương 25% trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Một số nội dung quan trọng khác bao gồm giảm gánh nặng của chi phí chăm sóc sức khỏe đối với nhân viên, giảm việc thời gian làm thêm giờ bắt buộc, được phép nghỉ nguyên lương chăm sóc con cái trong 12 tuần.
Ngoài ra, hai bên cũng cam kết sẽ xây dựng cơ sở chế tạo máy bay mới của Boeing ở khu vực Puget Sound. Thỏa thuận này sẽ phải chờ các nhân viên của Boeing thông qua.
Trong thông điệp mới đây gửi các thành viên cấp cao, đại diện IAM cho biết hợp đồng vừa được nhất trí với Boeing là "thỏa thuận tốt nhất từng có" nhờ vào sự đoàn kết, thống nhất của nghiệp đoàn, đồng thời kêu gọi các thành viên xem xét một cách kỹ lưỡng thỏa thuận này.
Thỏa thuận sơ bộ được ký vài tuần sau khi Boeing có Giám đốc điều hành (CEO) mới, ông Kelly Ortberg, người được giao trọng trách lấy lại danh tiếng cho tập đoàn sản xuất máy bay mang tính biểu tượng của nước Mỹ, vốn đang bị ảnh hưởng bởi những bê bối về an toàn. Ông Ortberd đã cam kết làm mới mối quan hệ với nghiệp đoàn.
Boeing đứng trước nỗi lo mới Hiệp hội Thợ máy và Nhân viên Hàng không vũ trụ Quốc tế (IAM) ngày 17/7 thông báo hàng nghìn công nhân làm việc theo giờ của công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) đã bỏ phiếu ủng hộ tổ chức đình công, nếu các cuộc đàm phán hợp đồng hiện nay thất bại. Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton,...