Tập đánh giáp lá cà bảo vệ Trường Sa
Những thế võ khống chế đối phương có dao, súng hay huấn luyện bịt mắt tháo lắp súng… được lính Trường Sa luyện tập với tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Các thế đánh đối kháng
Những thế võ khống chế đối phương có dao, súng hay huấn luyện bịt mắt tháo lắp súng… được lính Trường Sa (Khánh Hòa) luyện tập thường xuyên với tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Lính Trường Sa luôn được huấn luyện các bài võ cơ bản và nâng cao. Sân bãi còn hạn chế nên các chiến sĩ ở đảo Sinh Tồn Đông tập võ ngay ở khoảng sân trước cột mốc chủ quyền. Từng động tác được chiến sĩ chăm chỉ tập luyện một cách thuần thục.
Từ việc khống chế đối phương có dao…
… đến đối phó với đối phương dùng súng uy hiếp.
Và chỉ trong nháy mắt, chiến sĩ đã khống chế được đối phương.
Video đang HOT
Việc huấn luyện được thực hiện liên tục giúp các chiến sĩ rèn luyện sức khỏe và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Bức tranh miêu tả cuộc cận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của chiến sỹ Hải quân Việt Nam ngày 14/3/1988 đang được treo trang trọng tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. (Ảnh Đại Đoàn Kết)
Các chiến sĩ đảo Phan Vinh bịt mắt thực hành tháo lắp vũ khí.
Tuần tra đêm cũng được các chiến sĩ duy trì, đảm bảo quần đảo được canh giữ 24/24h.
Trong tháng 1/2013, các chiến sĩ trên đảo Sơn Ca nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa đã tiến hành luyện tập với khẩu đội cao xạ và mục tiêu là bắn máy bay trên cao.
Các chiến sĩ khẩu đội cao xạ 12 ly 7 miệt mài trên thao trường
Các chiến sĩ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
Công tác sẵn sàng chiến đấu làm nhiệm vụ hàng đầu của các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa
Các chiến sĩ tại đảo Sơn Ca tăng cường công tác huấn luyện, tuần tra và bảo vệ chủ quyền biên giới biển
Công tác sẵn sàng chiến đấu luôn được chiến sĩ của đảo đảm bảo 24/24h
Theo 24h
Cuộc hội ngộ của hơn 3.000 "người của lịch sử"
Ngày 21/12, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức trọng thể buổi gặp mặt gần 3.000 cán bộ quân đội về hưu cấp tá. Trước đó, ngày 20/12, các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày ở Trại giam tù binh Phú Quốc cũng hội ngộ tại Quảng Ngãi.
Hoạt động hướng tới kỷ niệm 68 năm thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2012) và 23 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2012).
Đà Nẵng vừa tổ chức gặp mặt gần 3.000 cán bộ quân đội nghỉ hưu, kỷ niệm 68 năm Thành lập QĐND Việt Nam
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, những thắng lợi vẻ vang của QĐND Việt Nam, lực lượng vũ trang Đà Nẵng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đại biểu có dịp gặp mặt, thăm hỏi và cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng của QĐND Việt Nam
Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND bày tỏ lòng cảm kích đến các cựu chiến binh, với sự từng trải và bản lĩnh của Bộ đội cụ Hồ, dù tuổi cao sức yếu, vẫn góp sức mình cho xã hội với những hành động cao đẹp như tham gia cảm hóa thanh thiếu niên hư, chung tay giúp đỡ những hộ gia đình còn nghèo khó trên địa bàn...
Qua đó, bày tỏ mong muốn các cán bộ quân đội nghỉ hưu sống khỏe và vẫn luôn phát huy bản chất cao đẹp của Bộ đội cụ Hồ, tiếp tục đóng góp sức mình xây dựng thành phố ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Trước đó, ngày 20/12, Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tổ chức gặp mặt các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Trại giam tù binh Phú Quốc, đồng thời đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của tập thể.
Ông Lê Quang Thích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - tặng quà cho thân nhân liệt sĩ hy sinh trong nhà tù Phú Quốc
Hội tụ trong ngày gặp mặt, có sự hiện diện của Hội tù yêu nước thuộc tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc và TP.Đà Nẵng cùng hơn 600 chiến sĩ và thân nhân chiến sĩ hy sinh ở nhà tù Phú Quốc.
Sau thất bại chiến tranh đặc biệt năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, tiến hành chiến tranh cục bộ trên toàn miền Nam. Với kế hoạch bắt giam tất cả chiến sĩ cách mạng Việt Nam, qua nhiều nhà tù, chúng bắt đầu giam hơn 42.000 bộ đội ta ở Trại giam tù binh Phú Quốc, từ tháng 7/1967.
Ở trại giam lớn nhất miền Nam này, đế quốc Mỹ thường xuyên dùng nhiều cực hình dã man, tàn độc như đóng đinh vào người, dùng que sắt nướng đỏ dùng đâm xuyên qua bắp chân, bỏ người vào chảo nước sôi, chiếu đèn cao áp làm mù mắt, lột móng tay và chân,...
Ngày 6/5/1968, bọn chúng xả sung tại khu số 8 của nhà tù, làm 37 người chết. Quá uất ức, tù binh Việt Nam vùng lên đánh lại bọn cai ngục bằng tay không với 7 lần, khống chế quân cảnh, giám thị cai ngục của chúng để làm con tin, đòi yêu sách và trao đổi người.
Trong quá trình bị giam cầm ở Trại giam tù binh Phú Quốc, bộ đội ta thực hiện 41 lần vượt ngục, trong đó có 16 lần đi riêng lẻ, 14 lần vượt rào, 4 lần tẩu thoát bằng đường hầm, giải thoát 261 chiến sĩ về căn cứ cách mạng tiếp tục chiến đấu.
Từ tháng 7/1967 đến 1973, đế quốc Mỹ bắt giam và hành hạ nhiều chiến sĩ cách mạng tại Trại giam tù binh Phú Quốc, bằng nhiều hình thức, bọn chúng đã sát hại hơn 4.000 chiến sĩ. Sau khi Hiệp định Pari ký kết vào năm 1973, có gần 1.000 tù binh là chiến sĩ cách mạng ở Quảng Ngãi được thả, tiếp tục tham gia chiến đấu.
Trong niềm xúc động khi gặp lại các anh em chiến sĩ cùng ở chung nhà tù, ông Phạm Bá Lữ - Trương Ban liên lạc tù binh Việt Nam, kiêm Phó Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Việt Nam, tâm sự: "Chúng ta đã trải qua các cuộc đấu tranh oanh liệt, giành lại cuộc sống bình yên cho đất nước, trong đó có sự đánh đổi bằng tính mạng, máu và nước mắt của cả dân tộc. Nhiều anh em đã ra đi mãi mãi, nhưng trong sâu thẳm trái tim anh em còn sống vẫn khắc cốt ghi tâm. Nhìn thấy các đồng chí vẫn còn khỏe mạnh, tôi rất vui mừng, điều quan trọng hơn nữa, chúng ta phải giáo dục thế hệ sau này nhớ về lịch sử đấu tranh của cha ông, xây dựng ý chí sắt đá cùng bảo vệ quê hương".
Hàng trăm chiến sĩ cách mạng cùng ôn lại những năm tháng khổ sai ở nhà tù với bốn bề là đại dương
Tại buổi gặp mặt, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), Hội Tù yêu nước tỉnh Quảng Ngãi tặng 37 suất quà đến thân nhân liệt sĩ hy sinh trong nhà tù Phú Quốc và 54 suất quà cho thân nhân liệt sĩ hy sinh sau khi ra tù Phú Quốc là người Quảng Ngãi.
Theo Dantri
Xả thân vì nghĩa cả Cuốn sách "Cha tôi và những cánh thư Trường Sơn" được ấn hành bởi NXB Quân đội Nhân dân. Đa phần nội dung cuốn sách này là tập hợp những lá thư được viết bởi Liệt sĩ Phạm Đình Thám, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) viết gửi về cho gia đình trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1968,...