Tạp chí Mỹ: Người đàn ông bị hoại tử mũi do mắc đậu mùa khỉ
Một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Đức gặp tình trạng mũi thối rữa đã khiến các bác sĩ lên tiếng cảnh báo về những biến chứng nghiêm trọng mà virus gây ra đối với một số trường hợp nhất định.
Đầu mũi của bệnh nhân bị bao phủ bởi lớp da khô, nứt nẻ và chuyển sang màu đen. Ảnh: Newsweek
Theo tạp chí Newsweek, các bác sĩ ở Đức mới đây đã ghi nhận ca bệnh là một người đàn ông ở độ tuổi 40. Người này đã tới trung tâm y tế với nốt ban sưng đỏ ở đầu mũi. Ban đầu, bác sĩ tại đây chẩn đoán ông bị cháy nắng. Tuy nhiên, một vài ngày sau, tình trạng của bệnh nhân bắt đầu nghiêm trọng hơn. Phần mũi của ông bắt đầu biểu hiện triệu chứng hoại tử.
Hoại tử là tình trạng mô cơ thể chết đi. Hiện tượng này có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm chấn thương, nhiễm trùng, bức xạ hoặc hóa chất. Các triệu chứng của mô hoại tử khác nhau tùy thuộc vào loại hoại tử và vị trí hoại tử, nhưng điểm chung là đi kèm các cơn đau dữ dội.
Video đang HOT
Trong trường hợp bệnh nhân tại Đức, một bức ảnh cho thấy đầu mũi của bệnh nhân bị bao phủ bởi lớp da khô, nứt nẻ và chuyển sang màu đen.
Ngoài tình trạng mũi diễn biến xấu đi, các bác sĩ cũng nhận thấy trên người bệnh nhân phát triển các tổn thương da xung quanh cơ thể giống như mắc đậu mùa khỉ, bao gồm các vết ban ở vùng kín và miệng. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm PCR đối với các tổn thương trên da và phát hiện ra người đàn ông này dương tính với virus gây đậu mùa khỉ.
Sau khi làm thêm các xét nghiệm khác, người đàn ông này còn được chẩn đoán mắc giang mai từ lâu và nhiễm HIV thể nặng. Tuy nhiên, hai căn bệnh này trước đó chưa được phát hiện.
HIV có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của người bằng cách phá hủy các tế bào chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, HIV có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch đến mức khi mắc các bệnh nhiễm trùng mà một người bình thường với hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống chọi được, cơ thể người bệnh dễ diễn biến nặng hơn.
Trong báo cáo mà các bác sĩ ghi nhận về trường hợp bệnh nhân bị hoại tử, các bác sĩ nói rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ cho đến nay là nhẹ và tình trạng nhiễm HIV được kiểm soát dường như không phải là một yếu tố nguy cơ.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh ca bệnh này đặc biệt minh họa mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của việc nhiễm virus đậu mùa khỉ trong trường hợp suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và nhiễm HIV không được điều trị.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra "nguy cơ vừa phải" đối với y tế cộng đồng ở mức độ toàn cầu.
Tuyên bố này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 29/5 trong bối cảnh xuất hiện nhiều ca mắc tại các quốc gia thường không ghi nhận bệnh này.
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại trung tâm y tế ở Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, nguy cơ về y tế cộng đồng có thể tăng cao nếu virus gây bệnh đậu mùa khỉ trở thành một mầm bệnh truyền nhiễm và lây lan ở các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng như trẻ nhỏ hay người bị suy giảm miễn dịch.
Theo thống kê, tính đến ngày 26/5, tổng cộng 257 ca mắc và 120 ca nghi mắc bệnh đậu mùa tại 23 quốc gia trong đó nhiều nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Cho tới nay, chưa có báo cáo về ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này. WHO cho rằng sự xuất hiện đột ngột của bệnh đậu mùa khỉ cùng một thời điểm tại những nước không ghi nhận bệnh này là đặc hữu cho thấy sự lây nhiễm đã diễn ra âm thầm, không bị phát hiện trong một thời gian.
WHO cũng dự báo sẽ còn có nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nữa trong bối cảnh tổ chức y tế đa phương này đang giám sát diễn biến dịch tại những nước ghi nhận và không ghi nhận căn bệnh này là đặc hữu.
Đậu mùa khỉ lây nhiễm sau khi con người tiếp xúc với loài khỉ. Virus có thể xâm nhập qua vết thương ngoài da, đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng, lây qua giọt bắn hô hấp hoặc dịch thể. Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng 5 đến 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi. Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có thể gây tử vong.
Cùng ngày, Nigeria thông báo nước này đã ghi nhận 21 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 1 ca tử vong do bệnh này từ đầu năm tới nay. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nigeria cho biết trong số ca mắc, có 61 ca nghi nhiễm thì có 21 ca xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ và 1 ca tử vong tại 9 bang và thủ đô Abuja. NCDC nhận định trong số 21 ca mắc đậu mùa khỉ trong năm nay, không có bằng chứng cho thấy sự lây nhiễm bất thường của virus gây bệnh này cũng như sự thay đổi về biểu hiện lâm sàng.
Bộ Y tế Indonesia lên tiếng trấn an người dân về bệnh đậu mùa khỉ Theo người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril, nếu so sánh với đại dịch COVID-19, mức độ tổn hại sức khỏe của bệnh đậu mùa khỉ là rất nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân đậu mùa khỉ điều trị tại bệnh viện không yêu cầu được giữ trong phòng cách ly áp suất âm như bệnh nhân COVID-19. Hình ảnh virus...