Tạp chí Mỹ: Nghi vấn mới về sức khỏe của các nhà ngoại giao Mỹ ở Cuba
Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) ngày 14/8 đã công bố những bức thư của 10 nhà khoa học Mỹ, Anh và Đức, trong đó đưa ra nghi vấn đối với kết quả của một nghiên cứu từng cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ đã bị những tổn thương não bí ẩn tại Cuba.
Đại sứ quán Mỹ tại La Habana, Cuba. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong thư, các nhà khoa học cho rằng các tác giả của bản báo cáo, do ba nhà khoa học thuộc trường Đại học Pensilvania, Mỹ thực hiện và được công bố hồi tháng Hai vừa qua trên chính tạp chí này, đã không đưa chứng “rối loạn phân ly tập thể” vào một trong những nguyên nhân có khả năng gây ra triệu chứng của các nhà ngoại giao Mỹ.
Các nhà khoa học giải thích rằng những sự “bột phát tâm lý hàng loạt” như vậy thường xảy ra trong những môi trường căng thẳng cao, và tất cả những người liên quan sẽ có các triệu chứng thể chất thực tế giống nhau. Theo họ, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Pensilvania đã bỏ qua những rối loạn phổ biến có thể khiến người lao động bị bệnh, hoặc đã bác bỏ những giải thích tâm lý về các triệu chứng của họ.
Video đang HOT
Robert Batholomew, nhà xã hội học y tế người Mỹ, một trong những tác giả của các bức thư trên, cũng đưa ra nghi vấn rằng nhóm các bác sĩ thực hiện phân tích những triệu chứng của các nhân viên ngoại giao Mỹ đã đánh giá thấp “bệnh tâm lý hàng loạt” hay còn gọi là “rối loạn phân ly tập thể,” một căn bệnh tâm lý có thể gây tổn thương não và phát triển từ từ.
Tháng 8/2017, Mỹ cáo buộc Cuba tiến hành một cuộc tấn công bằng sóng âm nhằm vào 21 nhà ngoại giao Mỹ từng làm việc tại đảo quốc này. Vụ việc đã khiến Mỹ quyết định rút 60% số nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại La Habana, đồng thời trục xuất 17 quan chức ngoại giao của Cuba về nước.
Hồi tháng 1/2018, Washington lần đầu tiên thừa nhận không có bằng chứng về tấn công sóng âm tại Cuba nhưng tin rằng có một yếu tố âm thanh liên quan tới sự cố sức khỏe của các nhân viên ngoại giao.
Ngoài ra, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tiết lộ chính quyền của Tổng thống Donald Trump quyết định chưa đưa nhân viên của mình trở lại làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở La Habana.
Theo vietnamplus
Chính phủ Colombia và ELN thất bại trong việc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn
Ngày 1/8, chính phủ của Tổng thống Colombia sắp mãn nhiệm Juan Manuel Santos và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) đã kết thúc vòng hòa đàm thứ 6 tại La Habana (Cuba) mà không đạt được thỏa thuận ngừng bắn song phương.
Đại diện hai phía trong cuộc đàm phán tại La Habana, Cuba. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại buổi tuyên bố kết thúc vòng đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của ELN Gustavo Bell cho biết mặc dù hai bên không đạt được mục tiêu về thỏa thuận ngừng bắn song phương, nhưng tiến trình đàm phán đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Ông cũng khẳng định đối thoại là biện pháp tốt nhất để giải quyết những bất đồng.
Ông Santos, người sắp chuyển giao quyền lực đã ký kết thỏa thuận hòa bình lịch sử với ELN vào năm 2016. Ông đã cử Ngoại trưởng maria Angela Holguin tới Cuba trong cuối tuần trướci trong nỗ lực giải quyết những bất đồng còn tồn đọng để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, trước khi Tổng thống đắc cử thuộc cánh hữu Ivan Duque nhậm chức vào ngày 7/8 tới.
Ông Bell khẳng định hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được nền hòa bình trọn vẹn trên toàn lãnh thổ Colombia. Ông cũng nói rằng: "Chúng tôi không hài lòng trọn vẹn khi không thể đạt được một thỏa thuận ngừng bắn song phương".
Ông nhấn mạnh rằng một thỏa thuận ngừng bắn là rất cần thiết để đảm bảo cho toàn xã hội có thể tham gia trực tiếp vào tiến trình xây dựng nền hòa bình. Đại diện đàm phán phía ELN Pablo Beltran cũng nói rằng ông hy vọng những nỗ lực sẽ được tiếp tục triển khai và các vòng đàm phán sẽ không bị gián đoạn dưới chính quyền mới của ông Duque.
Ông Duque đã từng hứa sẽ có những thay đổi trong thỏa thuận hòa bình và buộc những người lãnh đạo của FARC phải ngồi tù vì những tội ác của mình. Ông Santos từng bị người dân Colombia chỉ trích dữ dội, cho rằng ông đã nhường những phiến quân quá nhiều để đổi lấy một giải Nobel Hòa bình.
Colombia hiện vẫn đang trong tình trạng đối đầu với 1.500 thành viên của ELN kể từ khi tổ chức này được thành lập từ năm 1964 tới nay.
Hoàng VIệt (Theo Reuters)
Theo cong luan
4 giả thuyết về "bệnh lạ" của nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc, Cuba Vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017, ít nhất 24 nhân viên ngoại giao Mỹ và một số nhân viên ngoại giao Canada ở Cuba than phiền rằng họ bị mất thính giác, buồn nôn, chóng mặt và đau đầu. Đến giai đoạn cuối tháng 11-2017 và tháng 4-2018, ít nhất hai nhân viên ngoại giao Mỹ ở TP Quảng Châu -...