Tạp chí Mỹ: Không cần F-22, chỉ cần F-16 cũng đủ sức đối đầu Su-35
F-16 Block 70 là phiên bản mới nhất trong gia đình tiêm kích F-16. Những thay đổi về cấu trúc thân và hệ thống điện tử khiến loại máy bay này có sức mạnh gấp 3 lần phiên bản F-16 trước đây. Chuyên gia Mỹ cho rằng không cần F-22, chỉ cần F-16 Block 70 cũng đủ sức đương đầu với Su-35 của Nga.
Chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar nói trong bài viết đăng tải trên Tạp chí The National Interest rằng: không cần tới F-22, F-16 cũng đủ sức đương đầu với Su-35 của Nga.
Ông này lập luận, với biến thể F-16 mới nhất được trang bị radar mảng pha chủ động AESA, F-16 sẽ dễ dàng lấn lướt Su-35 vốn chỉ được trang bị radar bị động ở không chiến tầm xa. So với radar thụ động, radar mảng pha chủ động có độ nhạy và tầm phát hiện mục tiêu tầm xa tốt hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy Dave Majumdar cũng thừa nhận trong không chiến tầm gần, đối thủ đến từ Nga mạnh hơn nhờ độ siêu cơ động. Cuộc đối đầu giữa tên lửa tầm gần R-73 trên Su-35 và AIM-9X của F-16 khi cận chiến ở khoảng cách nhìn thấy đối phương bằng mắt thường sẽ dẫn đến tình huống khó tránh khỏi là hủy diệt lẫn nhau trên cơ sở kỹ thuật bay không chiến.
Khi thực chiến trong điều kiện như vậy, Su-35 của Nga có lợi thế hơn nhờ khả năng siêu cơ động. Tất nhiên, Dave Majumdar cho rằng một phi công có kinh nghiệm và giờ bay lớn trên F-16 vẫn hoàn toàn đủ sức có thể vô hiệu đòn đánh của Su-35 và khiến máy bay Nga nằm đất.
F-16 Block 70 là biến thể mạnh nhất trong gia đình chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất. Đây được đánh giá là phiên bản nâng cấp sâu rộng và hoàn thiện nhất từ trước cho tới nay về tính năng chiến đấu của loại tiêm kích hạng nhẹ lừng danh này.
Năng lực chiến đấu của F-16 Block 70 cao gấp 3 lần phiên bản F-16 trước đây. Có được điều này là do máy bay được trang bị radar mảng pha chủ động AESA có khả năng phát hiện mục tiêu bay tầm xa từ khoảng cách tối đa lên tới 400 km.
Khung thân máy bay cũng được nâng cấp cấu trúc để kéo dài tuổi thọ khung thân, ước tính tuổi thọ khung thân của F-16 Block 70 lên tới 12.000 giờ bay, tức cao gấp 3 lần khung thân của máy bay Su-30 chỉ có giới hạn tối đa 4000 giờ bay.
Tuy là tiêm kích hạng nhẹ một động cơ, nhưng khối lượng vũ khí F-16 mang theo lại lên tới 7,7 tấn, thua kém một chút so với 8 tấn trên tiêm kích hạng nặng Su-35 của Nga. Có được điều này là nhờ F-16 Block 70 được trang bị động cơ mới có công suất và độ ổn định mạnh hơn trước đây.
F-16 Block 70 vẫn có thể trang bị đầy đủ những loại vũ khí mạnh nhất trong kho quân khí của quân đội Mỹ. Điểm yếu duy nhất của loại máy bay là giá thành quá cao. Trong khi Su-35 chỉ có giá 65 triệu USD thì phiên bản F-16 Block 70 có thể lên tới hơn 80 triệu một chiếc.
Video đang HOT
So sánh giữa F-16 và Su-35 khá khập khiễng vì Mỹ chế tạo F-16 để đối trọng với MiG-29, trong khi dòng tiêm kích hạng nặng F-15 để đối đầu với dòng Su-27/30/35 của Nga. Tuy nhiên trong thực tế chiến trường điều gì cũng có thể xảy ra, một F-16 Block 70 với nhiều nâng cấp sâu rộng có ứng dụng một số công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 liệu có đủ sức đối đầu với một tiêm kích hạng nặng Su-35 mạnh nhất của không quân Nga?
Điều này còn phải phụ thuộc nhiều vào trình độ phi công và câu trả lời chính xác chỉ có thể qua hoàn cảnh thực chiến mà thôi.
Theo Mai Đại (ANTD)
Điểm mặt các "hung thần" trong cuộc tập trận trên không lịch sử Mỹ - Hàn
Trong những ngày vừa qua, bán đảo Triều Tiên đang bên bờ trở thành 1 chảo lửa với cuộc tập trận không quân "Vigilant Ace" của liên quân Mỹ - Hàn Quốc. Với sự tham gia của 230 máy bay chiến đấu cùng với xấp xỉ 12,000 quân nhân, diễn ra trên 8 căn cứ quân sự, đây được coi là lần tập trận lịch sử với mục đích "dằn mặt" Triều Tiên. Hãy cùng điểm lại những gương mặt tham gia cuộc tập trận đến từ cả 2 nước.
"Chim săn mồi" F-22 (số lượng: 6 chiếc)
Máy bay chiến đấu thế 5 F-35A (số lượng: 6 chiếc)
F-35B - phi cơ có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng của Thủy quân lục chiến Mỹ (số lượng: 12 chiếc)
Máy bay ném bom siêu thanh B-1B (số lượng: 2 chiếc)
EA-18G Growlers của Hải quân Mỹ (số lượng: 6 chiếc). Trong cuộc tập trận, những chiếc phi cơ này biểu diễn khả năng chiến tranh điện tử như gây nhiễu, đánh lừa radar.
Hàng chục chiếc F-15C - "chiến thần bầu trời" không đối thủ của Mỹ trong gần 3 thập kỷ cũng góp mặt
Phi cơ nổi tiếng F16 của không quân Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận Vigilant Ace
F-18 Hornets của hải quân Mỹ
"Thần sấm" A-10 nổi tiếng của quân đội Mỹ
Trong cuộc tập trận lần này, ngoài F-35, giới quan sát cũng thích thú với sự tham gia của "lão làng" U-2 - máy bay trinh sát do thám có tuổi đời cao nhất trong lực lượng máy bay mỹ. Với trần bay hơn 21 km, U-2 sẽ là phi cơ bay cao nhất trong cuộc tập trận lần này.
Về phía không quân hàn Quốc là một số lượng lớn máy bay F-15K Slam Eagles
Ngoài ra, Seoul cũng triển khai KF-16 - biến thể Hàn Quốc của F-16
Phi cơ mới nhất của Hàn Quốc FA-50 cũng góp mặt
Không chỉ Mỹ, Hàn Quốc cũng cử 1 lão làng của mình là F-5 tham gia tập trận.
Theo Mai Đại (Bussiness Insider)
Mỹ đang huấn luyện phi công để hủy diệt vũ khí hạt nhân Triều Tiên Mỹ được cho là đang huấn luyện phi công F-22, F-35, F-15 và F-16 để hủy diệt vũ khí hạt nhân Triều Tiên thông qua cuộc tập trận Vigilant Ace 18 sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15. Không quân Mỹ và Không quân Hàn Quốc khởi động cuộc tập trận chung Vigilant Ace 18 chỉ vài...