Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo tiếp tục in triệu bản số báo mới
Tờ báo biếm họa của Pháp ra số thứ 2 sau ngày bị khủng bố và tiếp tục được in với số lượng lớn.
Số báo thứ 2 của Charlie Hebdo được in với số lượng 2,5 triệu bản và chính thức được bán ra tại các sạp báo trên khắp nước Pháp từ sáng sớm thứ Tư, 25/2. Các nhà phát hành hy vọng số báo này sẽ tiếp tục thu hút được sự chú ý của công chúng so với số phát hành hôm 14/1/2015 vốn đã được in tới 7,5 triệu bản và hiện vẫn đang tiếp tục được bán ra công chúng.
Không còn cảnh xếp hàng từ sáng sớm
Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên VOV tại Pháp cho thấy, dù được kỳ vọng nhưng số báo thứ 2 này không còn gây được cơn sốt như số ngày 14/1. Cảnh xếp hàng dài trên các sạp báo ngay từ sáng sớm đã không còn tái diễn. Một chủ sạp báo ở ga Saint-Lazare ở quận 8 Paris cho biết hôm 14/1 ông bán hết hơn 200 tờ chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng và mỗi người chỉ được mua tối đa 2 tờ nhưng hôm nay, dù đã đặt 240 tờ nhưng đến 10h sáng, ông mới chỉ bán được 30 tờ.
Charlie Hebdo được in với số lượng lớn 2,5 triệu bản
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, đây là điều có thể dự đoán được bởi lẽ hôm 14/1, tức chỉ một tuần sau vụ khủng bố đẫm máu sát hại gần như toàn bộ tòa soạn Charlie Hebdo, người dân Pháp vẫn còn sôi sục và họ muốn thể hiện tình đoàn kết với tờ báo bằng cách mua ấn phẩm “sống sót” của báo. Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, chỉ có những người thực sự trung thành với Charlie Hebdo mới tiếp tục mua báo.
Tái thiết khó khăn
Hiện tại, hơn 1 tháng sau sự kiện lịch sử, Charlie Hebdo đang trong quá trình tái thiết với rất nhiều vấn đề nan giải. Khó khăn nhất là chuyện nhân sự. Vụ xả súng đã giết hại gần như toàn bộ ban biên tập và những họa sỹ tài hoa nhất của Charlie Hebdo. Người sống sót trong vụ xả súng đó, họa sĩ Riss, giờ được bầu làm Giám đốc xuất bản thay Charb. Luz, một họa sỹ khác, giờ trở thành tay vẽ chính của Charlie Hebdo. Nhưng từ hơn 1 tháng nay, trụ sở cũ của Charlie Hebdo ở phố Nicolas Appert, quận 11, vẫn bị bỏ hoang. Không ai còn đủ can đảm trở lại với tòa soạn đẫm máu đó và Charlie Hebdo giờ vẫn phải làm việc nhờ ở trụ sở của tờ Liberation.
Để tồn tại lâu dài, Charlie Hebdo cần nhanh chóng chuyển ra một trụ sở mới và đào tạo một thế hệ họa sỹ-biên tập mới. Tuy nhiên, vụ khủng bố kinh hoàng vào tòa soạn khiến việc tuyển nhân sự không đơn giản. Mới nhất, vụ tấn công ở Copenhagen nhằm vào họa sỹ biếm họa Lars Vilks càng khiến nhiều người e dè khi dấn thân vào con đường nguy hiểm như Charlie Hebdo.
Cần tạo một diện mạo mới
Một câu hỏi lớn khác về Charlie Hebdo cũng được tranh luận nhiều trong thời gian qua ở Pháp là về đường lối xuất bản của báo. Tờ Le Monde vừa xuất bản một điều tra cho thấy trong 10 năm qua, từ 2005 đến 2015, tờ Charlie Hebdo không biếm họa đạo Hồi nhiều hơn các tôn giáo khác. Trong 523 trang Nhất mà tờ Charlie Hebdo làm trong 10 năm qua, chỉ có 38 trang Nhất là về tôn giáo và trong số đó chỉ có 7 trang Nhất biếm họa đạo Hồi, 21 trang về Công giáo và 10 trang Nhất về các tôn giáo khác. Vì thế, vấn đề, theo nhiều ý kiến từ chính báo giới, là Charlie Hebdo cần phải có một chút thay đổi theo hướng khoan dung hơn trong việc chỉ trích và biếm họa, đặc biệt với chủ đề tôn giáo nhạy cảm.
Điều đáng mừng với Charlie Hebdo là một trong những lo lắng nhất của họ trước kia – tài chính, giờ đã được giải quyết. Số tiền mang lại từ việc bán hơn 7,5 triệu số báo ngày 14/1 lên tới hàng chục triệu euro. Ngoài ra, 1,75 triệu euro được quyên góp từ những người ủng hộ và khoảng 500.000 euro từ các tổ chức khác như Google… Chưa hết, đã có thêm khoảng 200.000 người đăng ký mua Charlie Hebdo định kỳ mỗi tuần. Tương lai tài chính của Charlie Hebdo ít nhất được bảo đảm trong vài năm tới. Vấn đề bây giờ là phải nhanh chóng dựng lên một diện mạo mới cho tờ báo./.
Theo Thuỳ Vân/VOV – Paris
Vụ tranh biếm họa mới: Biểu tình chống Pháp nổ ra ở nhiều nơi
Hàng loạt cuộc biểu tình chống Pháp diễn ra ở châu Phi, Pakistan sau khi tạp chí Charlie Hebdo đăng thêm ảnh châm biếm nhà tiên tri Mohammed.
Hãng tin Reuters cho biết, vào ngày ngày 16/1, 4 người đã thiệt mạng tại Niger sau khi đám đông biểu tình trở nên kích động. Họ tấn công Trung tâm Văn hóa Pháp và đốt các nhà thờ làm nhiều cảnh sát bị thương.
Những người biểu tình tại Pakistan phản đối Charlie Hebdo ngày 16-1 - Ảnh: Reuters Tại thành phố lớn thứ hai Zinder thuộc quốc gia nghèo Tây Phi, người biểu tình dùng bom xăng đốt cờ Pháp và tấn công các cửa hàng có chủ là người theo đạo Cơ đốc. Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay.
Bộ trưởng Nội vụ Tây Phi Hassoumi Massaoudou thông báo 3 thường dân bị cảnh sát bắn chết khi tấn công trụ sở của họ. Một cảnh sát bị tông xe thiệt mạng và khoảng 45 người khác bị thương.
Các nhân chứng cho biết đám đông với đa phần là thanh niên đã lục tung Trung tâm Văn hóa Pháp, nhà của các sĩ quan cảnh sát và cả trụ sở địa phương đảng cầm quyền của tổng thống Mahamadou Issoufou.
"Những người biểu tình la to bằng thổ ngữ Hausa: Charlie là quỷ Satan - hãy để những kẻ ủng hộ Charlie rơi xuống địa ngục" - chủ một cửa hàng địa phương nói với hãng tin Reuters.
Tại Pakistan, cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông 200 người bên ngoài tòa lãnh sự Pháp ở thành phố Karachi.
Trong khi đó, tại một số các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp như Mali, Senegal, Mauritania... người dân tuần hành phản đối trong hòa bình sau buổi cầu nguyện ngày thứ sáu.
Tổng thống các nước Niger, Mali và Senegal tuần rồi cũng tham gia tuần hành cùng hơn 1 triệu người Pháp ủng hộ các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Paris./.
Theo_VOV
TBT Charlie Hebdo lên tiếng về tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed - Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo Gerard Biard cho biết, việc đăng bức tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed chỉ nhằm bảo vệ tự do tôn giáo. Theo tin tức trên NBC News, trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/1, ông Biard cho biết: "Mỗi lần chúng tôi vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed hay đức Chúa trời...