Tập Cận Bình và ‘tuần trăng mật’ với các nhà đầu tư
Phong cách cá nhân của Tập Cận Bình, cùng thành tích ấn tượng với kinh tế tư nhân khi còn là bí thư tỉnh ủy, khiến các nhà đầu tư coi nước này là môi trường kinh doanh tốt thứ hai toàn cầu trong năm tới.
Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà đầu tư trên khắp thế giới, 72% cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đứng yên hoặc có cải thiện trong năm tới. Tỷ lệ này trong tháng 9 chỉ là 38%. Thông tin trên được công bố sau hàng loạt số liệu khả quan về lợi nhuận công nghiệp, doanh số bán lẻ và kim ngạch thương mại tại nước này
53% số người được hỏi cho rằng các chính sách của tân Tổng bí thư Tập Cận Bình là tốt cho nền kinh tế, cao hơn so với 42% thời ông Hồ Cẩm Đào. Chỉ 21% có ý kiến ngược lại, giảm mạnh so với 61% hồi tháng 9. Khảo sát của Bloomberg được thực hiện ngày 27/11, chỉ 12 ngày sau khi Trung Quốc công bố ban lãnh đạo mới.
Tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Tập Cận Bình là con trai cựu Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, người từng thúc đẩy tự do hóa kinh tế ba thập kỷ trước. Ông được kỳ vọng sẽ tạo ra bước nhảy vọt cho quá trình cải tổ chậm chạp hiện nay, bao gồm cả việc nới lỏng kiểm soát tiền tệ, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và tạo ra hệ thống tín dụng theo cơ chế thị trường để hỗ trợ các công ty tư nhân.
Video đang HOT
Công ty tư vấn GK Dragonomics (Trung Quốc) bình luận: “Phong cách cá nhân của Tập Cận Bình, cùng những thành tích ấn tượng với kinh tế tư nhân khi còn lãnh đạo Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, khiến mọi người hy vọng ông sẽ mang lại đà tăng trưởng mới cho kinh tế và chính trị nước này. Mọi người đã bàn tán rất nhiều về cải tổ sau khi Đại hội Đảng lần thứ 18 kết thúc”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy các nhà đầu tư coi Trung Quốc là môi trường kinh doanh tốt thứ hai toàn cầu trong năm tới, sau Mỹ và trên các quốc gia như Brazil, Nga hay Ấn Độ. EU và Nhật Bản xếp cuối danh sách này.
Business Week nhận định thời kỳ tăng trưởng kinh tế hai chữ số của Trung Quốc đã chấm dứt khi các thách thức mới xuất hiện. Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, một phần vì chính sách một con duy trì suốt 30 năm qua. Lực lượng lao động nước này sẽ chạm đỉnh 1 tỷ người năm tới, sau đó sẽ co lại, gia tăng áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội nước này.
Giá nhân công tại Trung Quốc đã tăng 20% năm nay, khiến các ngành công nghiệp xuất khẩu giá rẻ, như dệt may và đồ chơi, điêu đứng. Nợ doanh nghiệp cũng tăng vọt sau nhiều năm kinh tế phụ thuộc đầu tư và sẽ chạm mốc 122% GDP năm nay, theo GK Dragonomics.
Những hiệu quả từ công cuộc cải cách nền kinh tế ba thập kỷ trước cũng bắt đầu giảm dần. Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ngân hàng RBS ở Hong Kong cho biết: “Quá trình hòa nhập của Trung Quốc vào kinh tế toàn cầu, bao gồm cả việc gia nhập WTO năm 2011, chưa chấm dứt, nhưng đang chậm. Hiệu suất tại các nhà máy và ngành công nghiệp có được nhờ quy mô lớn cũng đang giảm”.
Ngày 21/11, hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s cũng nhận định: “Các thách thức về kinh tế và chính trị mà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt rất khác và khó khăn hơn nhiều so với những người tiền nhiệm 10 năm trước. Lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc tập trung cải tổ kinh tế hồi thập niên 70, lãnh đạo nước này phải đối mặt với kỷ nguyên tăng trưởng một chữ số trong bối cảnh nhu cầu quốc tế yếu, kinh tế trong nước bão hòa và cơ cấu dân số thay đổi”.
Theo VNE
Thủ tướng Thái: Châu Á nên kiếm tiền hơn là xung đột
Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra ngày 26.9 cho biết các nền kinh tế châu Á nên tập trung kiếm tiền để có thể giúp ích cho nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn...
"Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một bộ máy then chốt cho nền kinh tế toàn cầu", theo AFP dẫn lời phát biểu của bà Shinawatra tại tổ chức phi lợi nhuận Asia Society (chuyên giới thiệu hình ảnh châu Á với thế giới) tại thành phố New York (Mỹ).
Tuy nhiên, những vụ tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á láng giềng phải được giải quyết triệt để, bà Shinawatra cảnh báo.
"Chúng ta không thể phát triển kinh tế thành công và thịnh vượng nếu như căng thẳng vẫn còn tồn tại. Thái Lan quyết tâm làm những điều có thể giúp xoa dịu tình hình căng thẳng trong khu vực", theo bà Shinawatra.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu tại Asia Society - Ảnh: AFP
Bản thân nền kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề sau những vụ biểu tình bạo lực hồi năm 2010, nhưng hiện nay đã ổn định, bà Shinawatra đưa ra dẫn chứng về việc xung đột ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Bà Shinawatra cho biết: "Sau vài năm bất ổn chính trị, Thái Lan hiện đang đón chào một giai đoạn ổn định kinh tế mới", và dự đoán tăng trưởng GDP của Thái Lan sẽ tăng 5,5 - 6 % trong năm 2012.
Theo AFP, bà Shinawatra cũng hoan nghênh chính sách mở cửa Myanmar như là một dấu hiệu tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế khu vực châu Á.
Theo TNO
Tranh chấp biển đảo đe dọa kinh tế toàn cầu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo tranh chấp chủ quyền biển đảo ở châu Á - Thái Bình Dương đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Tuyên bố trên được bà Clinton đưa ra ngày 9.9 tại Hội nghị cấp cao APEC ở thành phố Vladivostok của Nga. AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ, thay mặt Tổng thống Barack Obama dự...