Tập Cận Bình và quyết tâm sánh tầm với Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định thời đại Mỹ là siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc, Bắc Kinh quyết tâm cạnh tranh sánh tầm ảnh hưởng với Washington tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cuối tháng 11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị công tác đối ngoại trung ương, với sự hiện diện của toàn thể thường vụ Bộ Chính trị và các quan chức ngoại giao hàng đầu của quốc gia này. Theo Xinhua, hội nghị nhằm mục đích phân tích diễn biến tình hình quốc tế, từ đó đưa ra những nguyên tắc cơ bản, mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao Trung Quốc thời gian tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Mỹ Barack Obama trên cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh hồi tháng 11. Ảnh: US News
“Phải đánh giá đầy đủ tính phức tạp những diễn biến phát triển của cục diện thế giới, càng phải nhìn thấy xu thế không thể thay đổi của một thế giới đa cực… Phải đánh giá đầy đủ tính trường kỳ của cuộc tranh đoạt trật tự thế giới, càng phải nhìn thấy phương hướng không thể thay đổi của quá trình cải cách hệ thống thế giới”, ông Tập phát biểu.
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến Mỹ, giới phân tích đánh giá rằng phát ngôn trên của người đứng đầu Trung Quốc là nhằm tuyên bố thời đại Washington nắm giữ vị trí siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc. Điều này cũng phản ánh cách nhìn của ông Tập với địa vị không ngừng nâng cao của Bắc Kinh trên trường quốc tế, đặc biệt là trong tương quan quan hệ với Mỹ.
“Tập Cận Bình đang nói với mọi người rằng Trung Quốc hiện nay là một nước lớn, vì vậy cần phải có tư thế của một nước lớn”, New York Timesdẫn lời ông Christopher Johnson, cố vấn cao cấp về vấn đề Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cho biết. “Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách ẩn mình chờ thời của người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình nữa”.
Cũng chung nhận đinh trên, bình luận viên Chris Buckley cho rằng Tổng thống Barack Obama đang phải đối phó với một chính trị gia cứng rắn với quyết tâm phục hưng đất nước và coi Trung Quốc có địa vị ngang hàng với Mỹ. “Chưa có vị tổng thống Mỹ nào lại phải đối diện với một nhà lãnh đạo Trung Quốc như vậy”, chuyên gia này nói.
Chủ tịch Tập được cho là nhà lãnh đạo tập trung nhiều quyền lực nhất trên chính trường Trung Quốc kể từ sau thời đại Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Cục diện này sẽ tạo ra tác động hai chiều đối với Mỹ trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại.
Một mặt, chính quyền Obama có thể yên tâm về việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ quyền lực để thực hiện những gì đã thỏa thuận. Điều này được thể hiện rõ qua việc Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận cắt giảm khí thải mang tính lịch sử trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Obama hồi tháng 11. Theo đó, Trung Quốc sẽ hạ dần mức khí thải và đến năm 2030 sẽ sử dụng các nhiên liệu xanh lên đến 20%.
Mặt khác, Tập Cận Bình cũng tỏ rõ thái độ cảnh giác trước sự can dự của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các vấn đề nội chính của Trung Quốc. “Trên một phương diện nào đó, Tập Cận Bình rất giống Putin. Ông ấy muốn bảo vệ đảng cầm quyền và lợi ích quốc gia”, Giáo sư chính trị học Dương Đại Lợi thuộc Đại học Chicago, bình luận.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhắc đến việc phải thúc đẩy xây dựng mối quan hệ mới giữa các nước lớn với đối tượng chính là Mỹ, mặc dù không trực tiếp điểm mặt chỉ tên. Khái niệm này lần đầu tiên được ông nêu ra là vào tháng 6/2013 nhân cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung tại California, nhằm mục đích tranh thủ sự thừa nhận của Mỹ về nhu cầu và lợi ích chiến lược cốt lõi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Washington không tỏ ra mặn mà với cách biểu đạt trên, bởi cho rằng Bắc Kinh chưa làm rõ nội hàm của lợi ích cốt lõi, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố rõ nước này có lợi ích thương mại và chiến lược to lớn tại hai khu vực trên. Chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương là trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ xuyên suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
Mặc dù kêu gọi tái xác định quan hệ với Washington, Bắc Kinh vẫn chỉ trích Washington có ý đồ can dự vào công việc nội bộ của Trung Quốc nhằm thách thức địa vị của đảng Cộng sản cầm quyền. Gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc có hàng loạt bài bình luận cáo buộc Mỹ đứng đằng sau cuộc biểu tình tại Hong Kong, bất chấp sự phủ nhận của chính phủ Mỹ.
Lý giải cho hai lập trường mâu thuẫn trên, bà Susan Shirk, trợ lý ngoại trưởng dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho rằng Bắc Kinh cảm thấy bất an trước tình hình phức tạp trong nước nên cần có thái độ phản ứng cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và công việc nội bộ.
Sách lược này của ông Tập hiện nhận được sự ủng hộ rất cao từ đông đảo người dân Trung Quốc đến giới tinh hoa nước này. “Chúng tôi rất khâm phục Tổng bí thư Tập, bởi thái độ cứng rắn của ông với Nhật Bản và Mỹ không khác gì thái độ với bè lũ tham quan”, Financial Times dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết.
Tấn công quyến rũ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Australia Tony Abbott sau khi phát biểu trước Quốc hội Australia hôm 19/11. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bắc Kinh đang tiến hành một đợt “tấn công quyến rũ” mới với các nước trong khu vực và đồng minh của Mỹ. Trong bài phát biểu gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh quan điểm đối ngoại thân thiện, chân thành, bao dung, cùng có lợi với các nước láng giềng. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Australia nhân Hội nghị G20, ông Tập và Thủ tướng Tony Abbott thông báo đã hoàn tất một hiệp định tự do thương mại Trung Quốc – Australia sau 10 năm đàm phán. Thậm chí, ông còn đồng ý hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị APEC tổ chức tại Bắc Kinh.
Ngay trước APEC, Bắc Kinh cũng mớicông bố thành lập ngân hàng đầu tư châu Á, chi hơn 40 tỷ USD cho dự án xây dựng Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.
Đây được cho là các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, sau khi Bắc Kinh có một loạt hành động cứng rắn gây lo ngại trên vấn đề chủ quyền thời gian qua., những hành động từng tạo điều kiện cho Washington tập hợp lực lượng kiềm chế sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
“Tín hiệu mà ông ấy đang gửi đi là Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác chứ không phải là triển khai cạnh tranh”, Giáo sư Trương Bạch Hội thuộc Đại học Linh Nam bình luận. “Nếu như Tập Cận Bình nhấn mạnh vấn đề lãnh thổ, sẽ khiến các quốc gia khác lo ngại và cũng khiến Mỹ có những hành động tích cực hơn”.
Rory Medcalf, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, Australia, nhận xét rằng Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp ngoại giao nhằm né tránh hoặc sửa chữa những thiệt hại do sự hung hăng trong tranh chấp chủ quyền mang lại.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhận được sự hoan nghênh từ các quốc gia châu Á, bởi các nước hy vọng Trung Quốc rời xa chủ nghĩa dân tộc, từ bỏ những hành động mạo hiểm, không tính đến hậu quả. Điều này tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao sức mạnh mềm của Bắc Kinh trong cạnh tranh sức ảnh hưởng với Washington tại khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nền chính trị Mỹ đang có những biến động khó lường.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ “đang bước vào một giai đoạn quan trọng trong quá trình phục hưng quốc gia, vì thế cần thực hiện một chính sách ngoại giao mang cốt cách và đặc điểm của người Trung Quốc”, ông Trần Định Định Định, Phó giáo sư Đại học Hành chính công Macau, nghiên cứu về chính trị và an ninh Trung Quốc, nhận xét. “Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á sẽ phải đối phó với một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn và tự tin hơn”.
Đức Dương - Vũ Hoàng
Theo VNE
Cử tri mong Quốc hội quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo
Đề đạt nguyện vọng qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhiều cử tri mong muốn các cơ quan chức năng tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 20/10, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ông Nhân cho biết, để chuẩn bị kỳ họp, đoàn cơ quan này đã tổng hợp được hơn 3.700 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội. Trong đó, 2.530 ý kiến được phản ánh qua Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố và khoảng 1.200 ý kiến khác được thu nhận qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Với các ý kiến này, cử tri và nhân dân tiếp tục quan tâm đến tình hình Biển Đông và mong muốn các cơ quan chức năng của nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, kịp thời hơn nữa để người dân hiểu đầy đủ về tình hình, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết đã có hàng nghìn ý kiến cử tri gửi tới Quốc hội.
Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân mong muốn Nhà nước có chính sách ưu đãi hơn với ngư dân, đồng thời tăng cường các biện pháp đấu tranh kiên quyết, ngăn chặn không để các tàu của nước ngoài đe dọa, thu giữ trái phép ngư cụ, đập phá thiết bị hành nghề của ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản trong ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây hoang mang cho ngư dân thời gian qua.
Nhiều băn khoăn, lo lắng về nền kinh tế phát triển chưa bền vững, sức mua tăng chậm, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp, tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế còn chậm... cũng được cử tri nêu ra.
Thời gian qua, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tiếp cận nguồn vốn khó, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất làm ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của hàng vạn người lao động và giảm nguồn thu cho ngân sách. Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp phù hợp hơn nữa để giải quyết tình trạng này. Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động còn nhiều (nợ lương, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động...). Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh chính sách và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tình trạng nợ này của các doanh nghiệp.
Cử tri nhiều nơi nhận xét công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả đáng khích lệ, như điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng lớn. Nhưng tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp.
Tình trạng tham nhũng "vặt" trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến, biểu hiện qua nạn hối lộ trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công, lót tay, chạy chọt để được việc khi giao dịch với các cơ quan công quyền, nhất là trong các ngành, lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc liên quan tới người dân, doanh nghiệp; một số vụ tham nhũng được phát hiện trong lĩnh vực y tế, trong việc thực hiện chế độ, chính sách người có công và các chính sách xã hội khác, trong một số cơ sở đào tạo, doanh nghiệp hoạt động công ích của địa phương gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chậm được khắc phục, như việc kê khai tài sản mang tính hình thức, một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả thấp, việc phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế, việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả thấp.
Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và lãng phí; đẩy mạnh các hoạt động giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, nhất là trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước quản lý.
Cùng với những kiến nghị nêu trên, cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền và chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết, có báo cáo rõ hơn về kết quả việc giải quyết những kiến nghị của cử tri và nhân dân đã được nêu tại các kỳ họp trước của Quốc hội. Đó là các vấn đề: sạt lở bờ sông, bờ biển ở nhiều địa phương; giải quyết tình trạng ngập nước ở các thành phố lớn, trong đó có TP HCM, Cần Thơ khi có triều cường, thành phố Hà Nội khi có mưa lớn; kiểm soát chặt hơn nữa tình trạng khai thác và xuất khẩu thô khoáng sản ở một số địa phương; tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi; về tình trạng khiếu nại tố cáo vẫn diễn ra phức tạp, về nợ công tăng nhanh và về cải cách hành chính.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Thủ tướng Nhật bổ nhiệm 5 phụ nữ vào nội các mới Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay (3/9) đã tuyên bố thay đổi nội các chính phủ, trong một nỗ lực nhằm tiếp thêm sinh khí cho các chính sách an ninh và kinh tế. Đáng chú ý, có tới 5 phụ nữ được chọn làm Bộ trưởng, một con số kỷ lục. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết tâm nâng cao vị...