Tập Cận Bình và “chiếc bẫy” Biển Đông
Theo giáo sư Tương Lan Hân, Chủ tịch Tập Cận Bình vô tình trở thành “con tin” của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về chính sách Đông Nam Á.
Chủ tịch Tập Cận Bình vô tình trở thành “con tin” của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về chính sách Đông Nam Á.
Biển Đông: Tàu cá Trung Quốc đi trước, tàu chiến theo sau Biển Đông: “Thùng thuốc súng trên mặt nước”
Trung Quốc và 10 nước ASEAN vốn có mối quan hệ lâu dài. Vậy ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc dự định phát triển mối quan hệ này ra sao? Những trọng tâm chính trị, quân sự và kinh tế nào sẽ chiếm ưu thế trong chính sách tại khu vực? Các vấn đề ở Biển Đông sẽ tác động như thế nào đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN?
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một “lát cắt” khu vực đầy thú vị. Xét về địa chính trị, ASEAN luôn chịu sức ép của người “hàng xóm sát sườn” là Trung Quốc cũng như chịu ảnh hưởng của “đối tác từ xa” là Mỹ. Khó nói rằng quan hệ Trung Quốc-ASEAN là một mối quan hệ hài hòa. Tranh chấp biển đảo trong khu vực đang tạo nên bối cảnh chính trị tiêu cực cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Một số chuyên gia phương Tây cho rằng xung đột lãnh thổ là phản ứng tự vệ của một số nước Đông Nam Á trước nguy cơ bành trướng của Trung Quốc.
“Chiếc bẫy” Biển Đông
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á làm nảy sinh làn sóng phản ứng của khu vực. Ban lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thể đã không đánh giá đúng mức độ phản ứng.
Video đang HOT
Giáo sư Tương Lan Hân, Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) nhận định rằng Bắc Kinh đã mắc sai lầm chiến thuật khi tuyên bố “các lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông. Theo giáo sư Tương Lan Hân, điều này cho phép các đối thủ diễn giải phát biểu của giới chính khách Trung Quốc biểu lộ “sự bành trướng… xuống phía Nam theo hướng ASEAN”. Như vậy, theo giáo sư Tương Lan Hân, ông Tập Cận Bình vô tình trở thành “con tin” của ông Hồ Cẩm Đào về chính sách đối với Đông Nam Á.
Một số ý kiến thậm chí đã đề cập tới “chiếc bẫy” mà dường như tân lãnh đạo Trung Quốc đang mắc vào. Để duy trì tính thừa kế, ông Tập phải tiếp tục “đường lối cứng rắn” về biển đảo của ông Hồ Cẩm Đào ở Biển Đông, ngẫu nhiên làm tăng thêm tâm lý bài Trung Quốc ở một số nước ASEAN.
Khó thể chỉ ra sự hiện diện của “chiếc bẫy”, nhưng một số sự kiện trực tiếp phản ánh đường lối cứng rắn mà giáo sư Tương Lan Hân nhắc đến. Như chúng ta biết, ông Tập Cận Bình công bố Trung Quốc sẵn sàng với “cuộc chiến cục bộ” và sự cần thiết của “lực lượng hải quân hùng mạnh”, một điều gián tiếp xác nhận luận đề “những lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Cũng không nên bỏ qua tuyên bố chính thức của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi đầu năm 2012. Theo bà Clinton, Mỹ cũng có “lợi ích quốc gia quan trọng” trong khu vực và mong muốn các bên hữu quan “tôn trọng quyền tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế”.
Xung đột trên Biển Đông tồn tại đã nửa thế kỷ nay. Đã từng xảy ra xung đột vũ trang, nhưng chưa đến mức dẫn đến kiện cáo lên Tòa án Trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) như hiện nay.
Đối với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, vấn đề không phải “thoái lui” trong giải quyết biển đảo, mà là chuyển hướng tranh chấp sang bình diện mới. Trung Quốc phải nỗ lực xây dựng môi trường chính trị, thảo luận những bất đồng về vấn đề lãnh thổ và thúc đẩy hệ thống hợp tác Trung Quốc-ASEAN.
Bên cạnh những công cụ chính trị và kinh tế, chính phủ Trung Quốc có cơ hội sử dụng ảnh hưởng của cộng đồng Hoa kiều. Cộng đồng người Hoa ở các nước ASEAN lên đến 25 triệu người, trong đó có 7,3 triệu ở Indonesia, 5,7 triệu ở Thái Lan (chiếm 10% dân số)…
Đối với Trung Quốc và Mỹ, ASEAN ngày càng giống miếng bánh hấp dẫn về cả kinh tế, quân sự, lẫn chính trị. Tất nhiên Bắc Kinh và Washington khó thể thâu tóm toàn bộ khu vực gồm 10 quốc gia.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia không bỏ qua triển vọng Trung Quốc bành trướng xuống Đông Nam Á. Giáo sư Nga D. Mosyakov, một chuyên gia khu vực, đã đề cập đến khả năng này.
Tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á làm suy yếu an ninh chung tại khu vực và không khỏi ảnh hưởng đến chính sách của Nga tại đây. Nga cần giữ khoảng cách đối với chính sách biển đảo của Trung Quốc vì lợi ích quốc gia, đồng thời phải duy trì các “điểm nhấn” ở ASEAN, bất kể các “điểm nhấn” này thân hay bài Trung Quốc.
Theo vietbao
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc hút báo giới trong chuyến thăm Nga
Phu nhân xinh đẹp, quý phái của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến giới truyền thông cũng như cộng đồng mạng nước này bị "hút hồn" khi cùng chồng có chuyến thăm chính thức tới Nga.
Vốn đã rất nổi tiếng tại quê nhà do có thời gian dài là ca sỹ, đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện lại một lần nữa khiến báo giới Trung Quốc cũng như các mạng xã hội nước này "phát sốt" khi thể hiện phong thái duyên dáng ngay từ khi bước ra khỏi cửa máy bay tại Mátxcơva hôm thứ Sáu vừa qua.
Bà Bành luôn tươi cười ngay từ khi đặt chân xuống Mátxcơva
Trên khắp các phương tiện truyền thông của Nhà nước Trung Quốc, bức ảnh của bà cùng ông Tập xuất hiện dày đặc. Đây là điều hiếm thấy bởi thường các đệ nhất phu nhân Trung Quốc ít được báo giới chú ý.
Theo hãng tin AFP, các tờ báo lớn tại Bắc Kinh hôm thứ Bảy còn đặt ở vị trí nổi bật bức ảnh ông Tập và vợ đang tươi cười khi rời máy bay thay vì cảnh ông Tập bắt tay Tổng thống Nga Putin.
Mang bên mình một chiếc túi xách và mặc chiếc áo khoác màu xanh hải quân đứng cạnh chồng, bà Bành còn có lúc tay trong tay bước đi cùng ông Tập. Đây là một cử chỉ thân mật trước công chúng rất hiếm thấy ở những nhà lãnh đạo nước này.
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc khoác tay chồng bước xuống cầu thang
"Bức ảnh đó khiến người Trung Quốc vui bởi họ đã chờ đợi nó suốt một thời gian dài", Hu Xijing, biên tập viên thời báo Hoàn Cầu nhận định trong khi vẫn còn tiếc nuối rằng những bình luận của giới truyền thông chưa làm toát lên hết tầm quan trọng vốn có của hình ảnh này.
Cả trước và trong khi được nước chủ nhà tiếp đón, bà Bành không ngừng tươi cười. Nụ cười đó cùng phong cách thời trang của bà đã khiến cư dân mạng Trung Quốc rất chú ý. "Thật duyên dáng", một thành viên của tiểu blog Weibo có tên Lanpingzigaidexingfu bình luận. Một người khác có tên Renxiaoxuanxuan thì viết "Thật đẹp quá".
Trong đó chiếc áo khoác của bà Bành được đặc biệt chú ý. Chỉ vài giờ sau khi những hình ảnh đầu tiên của bà xuất hiện trên báo, những chiếc áo giống như vậy lập tức được chào bán trên trang bán hàng trực tuyến Taobao (tương tự như trang eBay) với giá từ 499 - 10.000 nhân dân tệ (từ 80 đến 1600 USD).
Bà Bành Lệ Viện từng là một nghệ sỹ nổi tiếng
Chỉ trong vài giây, bà Bành đã khắc họa hình ảnh một con người trẻ trung và tự nhiên, hoàn toàn đối lập với những gì công chúng Trung Quốc thường thấy suốt hơn 30 năm qua. Người tiền nhiệm của bà, phu nhân của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào hiếm khi được báo giới chú ý và thường được nhìn thấy đứng phía sau chồng.
Nhưng bà Bành đã trở thành gương mặt quen thuộc với mọi gia đình Trung Quốc nhờ vai trò của mình 25 năm qua trong chương trình Gala mừng Năm mới, vốn rất "hút" khán giả nước này.
Theo Dantri
Tân Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga cuối tuần này Thông báo từ cả Bắc Kinh và Mátxcơva đều xác nhận ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức tới Nga trong vòng 3 ngày vào cuối tuần này. Đây cũng chính là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị nguyên thủ của Trung Quốc. Tổng thống Nga Putin và ông Tập Cận Bình trong lần...