Tập Cận Bình và 3 mũi giáp công đẩy Mỹ khỏi châu Á
Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp APEC vừa qua ở Bắc Kinh.
Tờ The Epoch Times ngày 26/11 bình luận, chính quyền ông Tập Cận Bình đang thực hiện một cách tiếp cận 3 mũi giáp công để nỗ lực đẩy Mỹ khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương và mở rộng tham vọng bành trướng lãnh thổ trên biển.
Chiến lược đầu tiên để phá hoại Hoa Kỳ trong khu vực được xác định rõ ràng chỉ một vài ngày trước khi tờ Financial Times phân tích việc Trung Quốc ký hiệp ước hợp tác quân sự với Nga để chống ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thứ hai, chiến lược của Trung Quốc là tiếp tục thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông thông qua một chiến lược lâu dài của các hành động quấy rối và xâm nhập các vùng biển láng giềng chưa có điều kiện phái lực lượng bảo vệ.
Chiến lược thứ 3 của Bắc Kinh đang cố gắng tiến hành sau hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Úc là một cuộc tấn công quyến rũ thường đi kèm với lời hứa tiền mặt và những kỳ vọng ảo. Tập Cận Bình đã ký hợp tác chiến lược với 8 đảo quốc ở Thái Bình Dương trong chuyến thăm Fiji từ 21 đến 23/11.
Theo công ty phân tích tình báo IHS Jane, các quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với 8 đảo quốc Thái Bình Dương bao gồm nhiều mặt như thương mại, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp hàng hải, năng lượng, tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Ông Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, quốc hội với cơ quan lập pháp và tương tác giữa các đảng phái với các quốc đảo. Tập Cận Bình hứa rằng sẽ đưa các quốc gia này phát triển trên “chuyến tàu tốc hành Trung Quốc”.
Các thỏa thuận đã ký kết với 8 quốc đảo này tương tự như những giao dịch Bắc Kinh đang sử dụng ở Nam Mỹ và châu Phi để mở rộng ảnh hưởng và nó có trọng lượng lớn hơn nhiều so với những gì họ thể hiện. Khi so sánh những gì Bắc Kinh được thừa hưởng trong các giao dịch này, dường như mục đích của Trung Quốc nhiều hơn hợp tác kinh tế.
Milos Alcalay, cựu Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc cho rằng, việc mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại các quốc gia này không chỉ về kinh tế mà còn chính trị. Một đất nước như Venezuela đang phải đối mặt với khoản nợ ngày càng cao nên ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó. Etienne Smith, một nhà khoa học chính trị chuyên nghiên cứu châu Phi từ trường đại học Sciences Po của Pháp cho biết, Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của mình buộc 14 nước châu Phi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
The Epoch Times dẫn nguồn AFP cho biết trong các thỏa thuận mà Tập Cận Bình đã ký tại Úc cho thấy khả năng Bắc Kinh bắt đầu tận dụng những giao dịch mới đằng sau hậu trường. Tại Úc đã có những tranh luận rộng rãi về việc các nhà lãnh đạo nước này sẽ sớm bị buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc âm mưu bành trướng sang Địa Trung Hải?
Trung Quốc quyết định tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nga ở Địa Trung Hải vào năm tới không có nghĩa nhằm thiết lập đồng minh với Moscow mà để tăng khả năng tham chiến cho quân đội, và mở rộng sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực này, theo trang tin chính trị tiếng Trung Duowei News (Mỹ).
Tàu ngầm và tàu chiến của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi 18.11, đã tuyên bố Nga-Trung sẽ tiến hành tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải vào năm 2015, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 23.11 dẫn lại thông tin từ Duowei News.
Theo Duowei News, Nga đang nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải. Điều này được thể hiện qua việc Hải quân Nga hồi tháng 5.2014 tuyên bố đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm ở Địa Trung Hải, với mục tiêu khôi phục lại Hạm đội Địa Trung Hải của nước này vào năm 2015.
Đối với Trung Quốc, quyết định tham gia tập trận chung với Nga trên "bề nổi" cho thấy sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga, kể từ khi Nga bị Mỹ và phương Tây cô lập với những biện pháp trừng phạt cùng cáo buộc Moscow can dự vào tình hình khủng khoảng Ukraine.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh quân sự với Nga nếu chiến tranh có thật sự xảy ra. Duowei News cho rằng Trung Quốc tập trận hải quân chung với Nga chỉ vì những toan tính riêng của Bắc Kinh.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có số lượng binh sĩ nhiều nhất thế giới (2,3 triệu lính theo thống kê 2013), cùng với những chiến đấu cơ tàng hình tân tiến, tàu sân bay trong kho vũ khí, nhưng thiếu khả năng tham chiến và đây được cho là yếu điểm lớn nhất của PLA.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn từng thừa nhận PLA "thua xa các lực lượng quân sự tiên tiến khác trên thế giới". Nhật báo của PLA ngày 12.10 cũng đã thừa nhận 40 điểm yếu trong công tác huấn luyện khiến cho PLA khó có khả năng đánh thắng trận, theo AFP.
Một nghiên cứu của Hải quân Mỹ gần đây phát hiện, mặc dù Hải quân PLA có 235.000 người, gấp năm lần của Nhật Bản, nhưng năng lực chỉ huy lực lượng thua xa Nhật Bản và các nước trên thế giới.
Chính vì lẽ đó, PLA tham gia các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng tham chiến, cũng như tăng cường sự hiện diện tại Địa Trung Hải, vốn là một vùng địa lý chiến lược, theo Duowei News.
Trung Quốc đã điều 3 tàu chiến đến Địa Trung Hải lần đầu tiên vào tháng 7.2012, sau khi 3 tàu này hoàn tất một sứ mạng ở vịnh Aden.
Sau đó, kể từ tháng 1.2014, tàu khu trục nhỏ Diêm Thành (Type 054A hay Loại 054A) của Trung Quốc cùng với các tàu chiến của Nga, Đan Mạch và Nga bắt đầu sứ mạng phối hợp dẫn độ đưa vũ khí hóa học của Syria qua Địa Trung Hải, dấy lên sự hoài nghi về vai trò của Trung Quốc trong khu vực này.
Duowei News cho rằng đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy Trung Quốc "sử dụng sức mạnh quân sự để mở cửa kinh tế với phương Tây, tương tự cách phương Tây đã dùng để mở cửa vào Trung Quốc hoặc giống như Anh đồn trú 50.000 binh sĩ trong khu vực để đảm bảo cho việc tiếp cận tài nguyên và thị trường Ấn Độ".
Dù cho chính quyền Trung Quốc có bác bỏ những thông tin kể trên, nhưng những hoạt động của PLA ở Địa Trung Hải cho thấy rõ mục tiêu của Bắc Kinh trong khu vực này, theo Duowei News. Với tàu sân bay, Bắc Kinh có khả năng thiết lập một hạm đội mới ở Địa Trung Hải vào năm 2025, Duowei News cho biết.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Al-Qaeda chỉ trích IS bành trướng Chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Yemen lên tiếng chỉ trích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cố giành lấy vị trí độc tôn và mở rộng ảnh hưởng, gây chia rẽ trong các nhóm phiến quân. Chi nhánh của al-Qaeda tại Yemen chỉ trích IS thu hồi quân của các nhóm phiến quân khác để chiếm vị trí...