Tập Cận Bình: Sẽ phản ứng nếu có “khiêu khích” ở Biển Đông?!
“Phản ứng theo cách cần thiết với hành động khiêu khích của các bên liên quan” trong khi chính Bắc Kinh mới là kẻ gây hấn phải chăng lại là một lời hăm dọa?
Ông Tập Cận Bình.
Tờ Mizo News của Ấn Độ ngày 30/5 đưa tin, trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua Thứ Sáu 30/5 ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc nói: “Tình hình Biển Đông hiện nay nói chung là ổn định, nhưng cũng nổi lên những dấu hiệu đáng để chúng ta chú ý”.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Bình khẳng định, Trung Quốc yêu mến hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông, Bắc Kinh không chấp nhận làm phức tạp, mở rộng hoặc quốc tế hóa các tranh chấp chủ quyền?!
“Chúng tôi sẽ không bao giờ gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết đối với những hành động khiêu khích của các bên liên quan”?! Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết ông đồng ý với Tập Cận Bình về việc cần giải quyết sự khác biệt thông qua “đối thoại trực tiếp”?! Malaysia ca ngợi Trung Quốc và ASEAN là láng giềng và bạn bè tốt, Kuala Lumpur sẵn sàng đóng góp lớn hơn cho mối quan hệ giữa khối với Bắc Kinh.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 30/5 cho hay, Malaysia sẽ đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015 và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN.
Najib cũng cho biết Kuala Lumpur sẽ tích cực tham gia con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 mà Tập Cận Bình khởi xướng hồi tháng 10 năm ngoái. Ông Bình ca ngợi sự phát triển của quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Malaysia trong 40 năm qua, kêu gọi duy trì trao đổi các đoàn cấp cao, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Video đang HOT
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu của ông Tập Cận Bình rằng Biển Đông cơ bản ổn định, nhưng có dấu hiệu đáng để ông chú ý, phải chăng chính là những hành động xâm phạm nghiêm trọng vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981?
Nếu Trung Quốc thực sự “yêu mến hòa bình” như ông nói, liệu ông có để cho cái gọi là “lãnh thổ quốc gia di động” của nước mình ngang nhiên xâm phạm vùng biển chủ quyền nước khác?
Không dừng lại ở đó, ông Bình còn bóng gió xa xôi rằng nước ông sẽ “phản ứng theo cách cần thiết với hành động khiêu khích của các bên liên quan” trong khi chính Bắc Kinh mới là kẻ gây hấn phải chăng lại là một lời hăm dọa?
Từ những phát biểu của người lãnh đạo cao nhất Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục ôm cuồng vọng độc chiếm Biển Đông và biến nó thành ao nhà, bất chấp mọi dư luận và luật pháp quốc tế, điều mà cả nhân loại tiến bộ không ai có thể chấp nhận được.
Một động thái nữa đáng chú ý ở đây đó là việc Bắc Kinh tiếp tục giở thủ đoạn thao túng, chia rẽ đối với ASEAN khi nhằm vào nước giữ vị trí Chủ tịch luân phiên khối trong năm tới để dễ bề bành trướng trên Biển Đông.
Người ta lại thấy bóng dáng của một Campuchia năm 2012 nếu thông tin Malaysia ủng hộ chủ trương Trung Quốc “đối thoại trực tiếp” với các bên liên quan ở Biển Đông mà tờ báo Ấn Độ đăng tải là chính xác.
Rõ ràng Trung Quốc đưa giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nơi hoàn toàn không có tranh chấp. Việt Nam đã thiện chí 20 lần liên lạc trao đổi để giải quyết vấn đề nhưng Bắc Kinh né tránh. Việt Nam khẳng định phải áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, trong đó không loại trừ biện pháp pháp lý.
Tập Cận Bình nói ông không chấp nhận “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông phải chăng là thông điệp nhằm vào điều này? – PV.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sẽ 'sa lầy' ở Biển Đông'?
Một số chuyên gia cảnh báo rằng TQ có thể bị sa lầy ở Biển Đông, gặp rắc rối và lãng phí nguồn lực kinh tế, vốn chính trị và sự ủng hộ của cộng đồng trong và ngoài nước.
Hôm 25/5, Jaime A. FlorCruz, Trưởng Văn phòng thường trú của CNN tại Bắc Kinh trả lời các câu hỏi của độc giả về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quan hệ giữa TQ với các nước láng giềng và những gì có thể ẩn chứa đằng sau những tranh chấp gần đây.
Tàu TQ phun vòi rồng vào tàu VN
PV lược dịch giới thiệu với bạn đọc một số nội dung:
Ông cho rằng khả năng VN và TQ sẽ giải quyết ổn thỏa tranh chấp lãnh thổ ở mức độ nào?
Có rất ít lý do để lạc quan rằng tranh chấp lãnh thổ giữa VN và TQ có thể được giải quyết sớm trong thời gian tới.
Tôi không thấy Bắc Kinh nhượng bộ về việc này, vì đối với họ đây là vấn đề nguyên tắc và "thể diện". Tôi cũng không thể tưởng tượng là VN sẽ thoái lui, với cùng một lý do.
Liệu có khả năng một sức mạnh bên ngoài có thể giúp hòa giải?
Khó có thể tìm thấy một khả năng như vậy.
Hoa Kỳ không thể là câu trả lời bởi vì Hoa Kỳ là một bên liên quan chính. TQ sẽ không thể coi Hoa Kỳ là một bên hòa giải trung lập và công bằng.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức có tiềm năng đứng ra hòa giải, nhưng chính ba trong số các thành viên của Hiệp hội lại liên quan đến tranh chấp với TQ (và với nhau) trên Biển Đông, do đó những gì họ làm được là có hạn. ASEAN giữ vai trò trung lập trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và TQ, nhưng những tranh chấp lãnh thổ này lại đang đặt ra thử thách nghiêm trọng đối với đoàn kết ASEAN.
LHQ cũng ít có khả năng là một tổ chức hòa giải tin cậy. TQ là một thành viên mạnh của Hội đồng Bảo an còn các bên tranh chấp khác thì không.
Chúng ta có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) với các quy định về giải quyết tranh chấp và Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), nhưng hiệu quả sẽ bị hạn chế bởi TQ không muốn tham gia một cơ chế trọng tài như vậy, như trong vụ Philippines kiện TQ. Nó còn bị cản trở bởi một thực tế là Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS.
TQ có tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng - VN, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, và những nước khác. Theo ông, lãnh đạo TQ quan tâm đến vấn đề cân bằng tất cả các tranh chấp này đến đâu?
Lãnh đạo Bắc Kinh đang quan tâm đến điều mà một số người gọi là môi trường an ninh đang xấu đi xung quanh TQ.
TQ ở vào một tình thế khó khăn, vì những cố gắng khẳng định yêu sách chủ quyền làm suy yếu sức hút cũng như những nỗ lực thực thi quyền lực mềm và kết bạn với các nước của TQ. Một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng TQ có thể bị sa lầy ở Biển Đông, gặp rắc rối và lãng phí nguồn lực kinh tế, vốn chính trị và sự ủng hộ của cộng đồng trong và ngoài nước.
Phần lớn căng thẳng ở Biển Đông dường như đều xoay quanh cái gọi là "đường 9 đoạn" của TQ. Nhận định này có đúng không; ông có cho rằng TQ nghiêm túc trong việc thực hiện yêu sách của mình ở một khu vực rộng lớn đến vậy?
TQ cực kỳ "nghiêm túc" về "đường 9 đoạn", cũng giống như coi trọng việc khẳng định các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi họ vẫn kẹt trong cuộc đối đầu nguy hiểm với Nhật Bản.
Ở TQ, có sự đồng lõa đối với đường lối cứng rắn này. Nhưng về lâu dài, lý lẽ và tính thực dụng phải thắng nếu TQ muốn nghiêm túc tạo dựng hình ảnh một cường quốc đang lên hòa dịu và có tinh thần xây dựng. Cho đến lúc đó, màn kịch ở Biển Đông sẽ vẫn kéo dài và có thể được nhấn nhá bằng các cảnh bạo lực mà chúng ta vừa chứng kiến vài ngày trước.
Theo Vietnamnet
Tên lửa Việt Nam đủ sức gây hoảng loạn kinh tế, chính trị Trung Quốc "Việt Nam có chiến lược gì để chống lại sự áp bức của Trung Quốc? " là tựa và câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quân sự châu Á của Đại học New South Wales và Học viện quốc phòng Úc, trong bài viết cho trang The Diplomat ngày 28.5. Một Thế Giới xin trích dịch: Giới truyền thông...