Tập Cận Bình sắp được tăng lương lên 39 triệu/tháng?
Các công chức Trung Quốc từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất dự kiến sẽ được tăng lương lên gấp đôi theo một chỉ đạo mới đây của Quốc vụ viện nước này.
Ngày 18/1, tờ Văn Hối của Hong Kong đưa tin toàn bộ các công chức của Trung Quốc từ cấp thấp nhất cho tới những vị trí cao nhất như Chủ tịch nước hay Thủ tướng sẽ sớm được tăng lương gấp đôi theo một chỉ đạo từ chính quyền trung ương trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi”.
Các nhà phân tích cho rằng động thái tăng lương gấp đôi cho đội ngũ công chức này của Bắc Kinh sẽ rất được chào đón bởi mức lương “thấp khủng khiếp” của những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước Trung Quốc hiện nay không thể nào ngăn chặn được nạn tham nhũng tràn lan.
Mặc dù thông tin tăng lương trên chưa được các quan chức Trung Quốc chính thức xác nhận, song nó đã được đăng tải bởi một số trang mạng lớn của Trung Quốc cũng như trên các tài khoản mạng xã hội của các cơ quan truyền thông nhà nước.
Theo thông tin trên, chỉ thị do Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra từ ngày 12/1 sẽ tăng lương lên gấp đôi cho các công chức Trung Quốc kể từ ngày 1/10 tới đây.
Theo đó, mức lương cơ bản tối đa hàng tháng cho các cấp lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ tăng từ mức 7.020 nhân dân tệ lên mức 11.385 nhân dân tệ (hơn 39 triệu đồng).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” trên toàn quốc.
Cũng theo tờ Văn Hối, mức lương cơ bản cho những vị trí thấp nhất trong bộ máy chính quyền sẽ tăng từ 630 tệ lên 1.320 tệ (khoảng 4,5 triệu đồng).
Video đang HOT
Ngoài ra, chỉ thị trên cũng khẳng định mức lương cho các công chức sẽ được xem xét tăng theo chu kỳ một hoặc hai năm một lần.
Hiện thu nhập của đội ngũ công chức là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất ở Trung Quốc. Mặc dù được cho là có mức lương “bèo”, song những vị trí công chức trong chính quyền luôn là niềm mơ ước của nhiều người dân Trung Quốc.
Các sinh viên Trung Quốc sau khi ra trường liên tục nộp đơn thi tuyển vào các vị trí công chức, bởi họ coi đây là một “bát cơm sắt” có thể đảm bảo cuộc sống cho mình. Điều này đã dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười như hàng chục thạc sĩ, cử nhân ứng tuyển vào vị trí công nhân vệ sinh ở Cáp Nhĩ Tân hồi năm ngoái.
Các ứng viên chen chân đăng ký thi tuyển công chức ở Trung Quốc
Còn các công chức nhà nước thì liên tục kêu ca rằng mức lương không đủ sống và không bắt kịp với đà lạm phát nên đòi hỏi chính phủ phải tăng lương để ngăn chặn tình trạng tham nhũng trong đội ngũ công chức, tuy nhiên đòi hỏi này của họ không nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận.
Hồi tuần trước, nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố rằng các công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sẽ phải đóng góp hơn nữa cho quỹ hưu trí, ngang với các lao động trong lĩnh vực tư nhân.
Một công chức ở tỉnh Quảng Đông bày tỏ: “Tôi chỉ sợ rằng mức tăng lương chỉ đủ để trả các khoản thuế phí kèm theo và không cải thiện được đời sống”.
Vị trí công chức được coi như chiếc “bát cơm sắt” đáng mơ ước của nhiều người Trung Quốc. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tiến sĩ Peng Peng thuộc Học viện Dịch vụ Xã hội Quảng Châu thì cho rằng việc tăng lương cho công chức cao hơn mong đợi là một động thái rất đáng hoan nghênh.
Ông Peng thừa nhận rằng nhiều người sẽ đặt câu hỏi về hiệu quả của việc tăng lương trong khi nền kinh tế đang phát triển chậm chạp, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu không tăng lương cho công chức, “chiến dịch chống tham nhũng sẽ gặp nhiều trở ngại”.
Giáo sư Lin Jiang thuộc Đại học Tôn Trung Sơn cho rằng mức tăng lương này là “cần thiết” để chống lại nạn tham nhũng, bởi nó giảm sự phụ thuộc của các công chức, quan chức vào nguồn thu nhập bất chính. Ông Lin nói: “Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là các quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc chỉ được nhận lương vài ngàn tệ mỗi tháng”.
Theo Khampha
Al-Qaeda ở Yemen thừa nhận chỉ đạo vụ tấn công báo Pháp
Một thông báo được cho là do một thành viên của al-Qaeda trên bán đảo Arab (AQAP) gửi tới truyền thông cho biết chúng đã chỉ đạo vụ xả súng ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebd, và dọa sẽ tiếp tục tấn công nước Pháp.
Một số thành viên của AQAP. Ảnh: AFP.
"Các lãnh đạo AQAP chỉ đạo hoạt động và họ đã chọn mục tiêu một cách cẩn thận để trả thù cho danh dự của Đấng tiên tri (Muhammad)", hãng tinAP và The Intercept dẫn lại đoạn thông báo từ AQAP, thường để nhắc đến al-Qaeda ở Yemen. Nội dung thông báo trực tiếp đề cập đến vụ tấn công hôm 7/1 nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo làm 12 người chết.
Thông báo nói rằng vụ tấn công không chỉ nhằm vào tạp chí gây tranh cãi mà còn nhằm vào cả nước Pháp "bởi vai trò rõ ràng của Paris trong cuộc chiến tranh với Hồi giáo và những dân tộc bị áp bức". "Chiến dịch" thực hiện theo lời đe dọa mà Sheikh Usama (thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden đã bị tiêu diệt) từng gửi tới phương Tây về "các hậu quả từ việc cố chấp báng bổ những điều thiêng liêng của Hồi giáo".
"Nếu không có kiểm tra về sự tự do trong từ ngữ thì hãy để con tim các người rộng mở với sự tự do trong hành động của bọn ta", The Interceptdẫn một đoạn khác trong thông báo. Theo kẻ gửi thông báo, AQAP trước đó chưa tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công "vì lý do an ninh của những kẻ hành quyết".
SITE, tổ chức tình báo giám sát hoạt động các phần tử cực đoan trên Internet, cho biết AQAP còn dọa tiếp tục tấn công Pháp sau vụ xả súng ở tòa soạn Charlie Hebdo và bắt cóc con tin tại một cửa tiệm Do Thái.
"Sẽ tốt hơn nếu các người dừng sự công kích vào Hồi giáo. Nhờ đó các người sẽ sống an toàn. Nếu các người từ chối và gây chiến tranh thì hãy ngồi mà đợi tin tốt lành tiếp theo", SITE dẫn lại lời của Harith al-Nadhari, một thủ lĩnh cấp cao AQAP, nói trong một video.
Hắn tạm ngừng lại khi tuyên bố chịu trách nhiệm về ba ngày đẫm máu ở Pháp làm 17 người chết.
"Một số người con của nước Pháp thiếu tôn trọng với các đấng tiên tri của Allah. Do đó, một nhóm từ những binh sĩ có đức tin của Allah đã tiếp cận và dạy cho chúng cách tôn trọng và giới hạn của tự do ngôn luận", tên al-Nadhari nói.
Như Tâm
Theo VNE
Tham vọng đường sắt TQ: Muốn kiểm soát kinh tế toàn cầu? TQ tiếp tục có hàng loạt dự án đường sắt trị giá nhiều tỷ USD trên khắp thế giới. Bắc Kinh muốn dùng đường sắt nhằm kiểm soát kinh tế toàn cầu? Thêm hợp đồng nhiều tỷ USD Ngày 20/11/2014, Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) tuyên bố họ vừa có hợp đồng chính thức với Chính phủ Nigeria để...