“Tập Cận Bình muốn trở thành vĩ nhân Trung Quốc bằng chống tham nhũng”
Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 31/7 đưa tin, một trong những mong muốn mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là có thể để lại di sản tương đương với Đặng Tiểu Bình thông qua chiến dịch truy quét tham nhũng.
Ông Bình sẽ sử dụng các cuộc thập tự chính chống tham nhũng để quét sạch sự chống đối với chương trình cải cách đầy tham vọng của mình. Các nhóm lợi ích cố hữu ở Trung Quốc đã trở nên quá mạnh mẽ và không muốn thay đổi.
Giới phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam, Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự, có thể khiến Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới của cải cách và tăng trưởng.
Tập Cận Bình xem điều này như một nhiệm vụ và sứ mệnh để làm hồi sinh vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đang bị ảnh hưởng vì tham nhũng lan tràn và tệ quan liêu.
“Tập Cận Bình được truyền cảm hứng để khẳng định vị trí của mình trong lịch sử như một vĩ nhân Trung Quốc. Để đạt điều này, ông phải củng cố quyền lực và làm suy yếu các lực lượng chống đối cải cách. Ông ấy có thể thực hiện điều này dễ dàng ngồi trong tháp ngà toàn thời gian mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào lớn, giống như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào”, một nhân vật “con ông cháu cha” giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam.
Video đang HOT
“Nhưng ông đã lựa chọn một con đường khó khăn hơn vì ý thức mạnh mẽ đến trách nhiệm của mình như con trai của 1 gia đình giàu truyền thống cách mạng”, nguồn tin nói. Cha ông, Tập Trọng Huân qua đời năm 2002 và từng là 1 trong 8 nhà lãnh đạo tiên phong trong chiến dịch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình.
Trong khi cả 2 người tiền nhiệm của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều đã phát động chiến dịch chống tham nhũng trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, nhưng hành động mạnh mẽ như Tập Cận Bình là chưa từng có.
20 tháng đầu tiên lên cầm quyền, chiến dịch chống tham nhũng của ông Bình đã hạ bệ ít nhất 36 quan chức cấp Thứ trưởng trở lên, so với 7 quan chức ngã ngựa trong 3 năm đầu tiên của Hồ Cẩm Đào.
“Đây là một cuộc thanh trừng trong đảng nhằm vào những bè phái được xem như đang làm suy yếu tính hợp pháp của đảng cũng như làm tổn hại đến hình ảnh và sự ổn định của nó”, Kerry Brown, một giáo sư về chính trị Trung Quốc từ đại học Sydney bình luận.
Thông tin Trung Quốc điều tra “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” với ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đã tràn ngập các báo mấy ngày qua.
“Không phải quá nhiều của cải vật chất, mà áp đặt nhiều hơn một hình ảnh đạo đức mới và tính hợp pháp cho mọi nhà lãnh đạo trong đảng. Điều này cơ bản hơn nhiều”, Brown bình luận. Nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định sử dụng chiến dịch truy quét tham nhũng để phá vỡ các trung tâm phản kháng với đề án cải cách toàn diện của Tập Cận Bình.
Rõ ràng Tập Cận Bình đã nhìn thấy tham nhũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng thấy chống tham nhũng là cách tốt nhất để gây dựng danh tiếng cho mình. Dali Yang, một giáo sư khoa học chính trị đại học Chicago bình luận. Điều này chắc chắn có thể giúp Tập Cận BÌnh cài thêm nhiều người vào bộ máy lãnh đạo theo ý muốn của mình.
Bưu điện Hoa Nam cho hay, Tập Cận Bình đã âm thầm cài nhiều “con ông cháu cha” là đồng minh thân cận của mình vào các vị trí lãnh đạo quan trọng kể từ khi nhậm chức, trong đó có thể kể tới Trần Chi Nhai, con trai trướng Trần Canh đã được bổ nhiệm vị trí Phó chỉ huy trưởng lực lượng tình báo quân sự Trung Quốc hồi năm ngoái.
“Tập Cận Bình tin tưởng vào các hạt giống đỏ (tức con cháu các vị lãnh đạo cao cấp thời kỳ đầu) vì ông tin rằng chúng tôi sẽ chia sẻ những ý tưởng cơ bản, tương tự, đó là biết trân quý đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập bởi cha ông chúng tôi, và các quan chức không thích những người vô kỷ luật”, một nguồn tin trong giới vương hầu Trung Quốc cho biết.
Để đối phó với những lời chỉ trích, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm tra kỷ luật ở Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa bàn ông từng nắm quyền trước đây nhằm chứng minh rằng Tập Cận Bình sẵn sàng giải quyết bất cứ ai tham nhũng, vi phạm kỷ luật, dù họ có là bạn bè của ông hay không.
Steve Tsang, Phó Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại đại học Nottingham từ Anh cho biết, rõ ràng Tập Cận Bình muốn cả 2, đó là sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để cài người của mình vào bộ máy lãnh đạo cùng với tăng cường kiểm soát nội bộ, hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên kết quả của chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc vẫn chưa có gì chắc chắn. Jonathan Holsag, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels cho biết. “Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, ông sẽ là người thu hút sự giận giữ nhất từ công chúng, nó đồng thời cũng tạo ra sức phản kháng từ trong hệ thống, đặc biệt kể từ khi ông hạ bệ người bảo trợ của các quan chức cấp cao khác.”
Theo Giáo Dục
Ông Tập Cận Bình săn hết 'hổ' để bắt 'rồng' dưới 'sông'?
Sau khi lên làm Chủ tịch Trung Quốc và thâu tóm quyền lực, ông Tập Cận Bình liên tục phát động chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi". Những con hổ mà ông đánh gần đây là Từ Tài Hậu rồi Chu Vĩnh Khang đều được biết đến như những người thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình
Khi tướng Từ bị hạ bệ, không hẹn mà gặp cả Tân Hoa Xã và Nhân dân nhật báo cùng mượn chuyện nước Pháp để bàn chuyện trong nước. Cả hai cùng đăng một bài báo có tựa đề: "Tại sao nước Pháp dám điều tra cựu tổng thống (Sarkozy)".
Bài báo bình luận rằng, một số người Trung Quốc nghĩ rằng không thể động đến quan chức cấp cao cỡ tương đương chủ tịch nước vì như thế tổn hại đến quốc thể. Vì vậy, luôn có rào cản trong việc điều tra các quan chức cấp cao.
"Nhưng giờ không có gì mộng tưởng nữa. Người dân Trung Quốc sẽ không coi việc điều tra các quan chức cấp cao là xấu hổ gì nữa. Can đảm điều tra những con hổ lớn đẳng cấp cỡ Sarkozy. Bây giờ và không bao giờ", bài báo viết với ngòi bút đanh thép. Đưa chuyện Sarkozy ra không để ám chỉ ai thì người Trung Quốc đều hiểu cả.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, tên của ông Giang Trạch Dân đã "biến mất" nhiều lần trong các thông cáo chính thức của ĐCS Trung Quốc. Vào ngày 14.7, ĐCS TQ loan báo rằng các ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Chu Dung Cơ đã tham dự một cuộc họp ôn cố tri tân ở Tây Tạng. Thế nhưng, tên của ông Giang không có trong thông cáo và nó được coi là một tín hiệu bất thường nghiêm trọng.
Thêm một con hổ nữa là Chu Vĩnh Khang bị săn trong chiến dịch diệt hổ. Điều mà người ta thắc mắc bây giờ là khi săn hết hổ thì ông Tập có dám săn rồng. Rồng là linh vật để ám chỉ những người có đẳng cấp, chức vụ như kiểu Sarkozy mà báo Trung Quốc đề cập mà rồng khi nghỉ ngơi thì thường ở sông. Trùng hợp là tiếng Hán, giang có nghĩa là sông.
Liu Yinquan, cựu giáo sư lịch sử Trung Quốc phân tích: "Sau khi bị đưa vào tù, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu chắc chắn sẽ nói rằng họ đã làm theo lệnh của quan chức cấp rất cao. Chu Vĩnh Khang tham ô rất nhiều và phần lớn số tiền phải nộp cho ai đó có quyền lực và ảnh hưởng cực lớn.
Do đó, Chu cũng phải thú nhận tất cả để cứu mạng sống của chính mình. Tất cả các quan chức tham nhũng cuối cùng sẽ chỉ ra tên của ông ta khi thất thế. Tôi tin rằng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã có cả một ngôi nhà chất đầy các tài liệu chống lại ông ta".
Theo Một Thế Giới
Tướng Trung Quốc bị bắt để điều tra tham nhũng Ngày 26-6, tờ SCMP đưa tin, ông Diệp Vạn Dũng - nguyên Chính ủy quân khu, ủy viên Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị tước bỏ tư cách ủy viên Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc. Ông Diệp Vạn Dũng Ông Diệp Vạn Dũng sinh năm 1953 từng giữ...