Tập Cận Bình muốn gì trong chuyến thăm Mỹ?
Theo truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận lời mời thăm Mỹ vào tháng 9 trong cuộc điện đàm với Tổng thống Obama. Trang Diplomat dẫn những dự đoán của chuyên gia về chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ.
Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tới California (Mỹ) và hội đàm với Tổng thống Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands. Tuy nhiên, ông Tập không đến Washington vào dịp này, do đó, chuyến đi năm 2013 không được xem là chuyến thăm Mỹ chính thức của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Phải đến tháng 9 năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình mới chính thức công du lần đầu tới Mỹ sau khi nhận lời mời của Tổng thống Obama. Washington và Bắc Kinh đã nhất trí sẽ chuẩn bị chu đáo để đảm bảo sự thành công cho chuyến công du quan trọng này của ông Tập.
Trang Diplomat đã đưa ra một số dự đoán về tác động của chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với tương lai của quan hệ Trung – Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama (phải) đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở một khu nghỉ dưỡng Sunnylands tại California năm 2013.
Đầu tiên, chuyến thăm Mỹ của ông Tập đã được xác nhận sẽ diễn ra vào tháng 9. Một câu hỏi đặt ra là vì sao thời điểm này lại được chọn. Theo Diplomat, chuyến thăm Mỹ vào mùa thu của Chủ tịch Trung Quốc, trùng với lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc, sẽ rất thuận tiện cho ông Tập bay tới New York tham dự sự kiện này sau khi hội đàm với ông Obama tại Washington.
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc ở New York cũng là dịp để nhà lãnh đạo Trung Quốc hẹn gặp song phương với các đối tác quan trọng khác, chẳng hạn Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi…
Ngoài ra, chuyến thăm mùa thu cũng cho phép các nhà ngoại giao Trung – Mỹ có đủ thời gian để chuẩn bị các chi tiết của Hiệp định Đầu tư Song phương Trung – Mỹ (BIT). BIT được cho sẽ là vấn đề nghị sự quan trọng trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tập.
Thứ 2, về các chương trình nghị sự giữa hai lãnh đạo Trung- Mỹ, theo Diplomat, ông Tập và ông Obama sẽ tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến lợi ích chung cũng như những tranh chấp giữa 2 nước. Nhìn chung, theo giới quan sát, trong chuyến thăm cấp nhà nước, Mỹ và Trung Quốc sẽ muốn tập trung thảo luận về các vấn đề tích cực, giúp mang lại lợi ích chung cho cả 2 bên hơn.
Video đang HOT
Trước đó, khi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới thăm Mỹ, chương trình nghị sự chủ yếu giữa hai bên tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế, xây dựng “lòng tin chiến lược”, mở rộng quan hệ quân sự cũng như bàn về các “thách thức toàn cầu” mà cả hai bên đều quan tâm và có nhiều quan điểm chung.
Cả 2 bên có xu hướng tránh nói về các vấn đề đang tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, tháng trước, khi tới Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tập trung vào việc đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về việc nước này phải cắt giảm khí thải nhà kính và tăng sử dụng nhiêu liệu phi hóa thạch, thay vì giải quyết những vấn đề mà 2 nước đang tranh cãi gay gắt, quyết liệt như an ninh mạng.
Thêm một lý do để chương trình nghị sự Trung, Mỹ tháng 9 sẽ tránh thảo luận về những bất đồng, mâu thuẫn là Tổng thống Obama đang ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ. Do đó, nhân chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ, nhằm tăng thêm di sản ngoại giao trong suốt 8 năm cầm quyền của mình.
Thứ 3, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ được cho là có thể sẽ mang tới cái kết đẹp cho Hiệp định Đầu tư Song phương Mỹ-Trung (BIT) mà 2 nước đang nỗ lực xây dựng.
Nhiều người kỳ vọng, tới tháng 9 năm nay sẽ đánh dấu bước đột phá liên quan đến BIT khi Hiệp định này được xem là “quả ngọt hoàn hảo” giúp 2 nhà lãnh đạo “ăn điểm” với công chúng trong nước.
Đặc biệt, nếu BIT được hai bên nhất trí thông qua, Mỹ sẽ hưởng lợi khi có thể đưa ra thông điệp rằng, họ không tìm cách kìm chế Trung Quốc về kinh tế. BIT được cho là sẽ “bệ phóng” cho quan hệ Mỹ – Trung, tránh nguy cơ “Chiến tranh lạnh kinh tế” như một số nhà quan sát quan ngại.
Thứ 4, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể thông qua chuyến thăm Mỹ chính thức để gửi gắm thông điệp quan trọng. Chủ tịch Tập, được cho là cũng giống như những người tiền nhiệm, thường có xu hướng đưa ra những câu khẩu hiệu để thể hiện quan điểm, tầm nhìn của mình trước công chúng.
Còn nhớ, Chủ tịch Tập từng đưa ra khái niệm về “quan hệ nước lớn kiểu mới” rất nổi tiếng và có ý nghĩa quan trọng đối với đường lối đối ngoại của Trung Quốc trong chuyến thăm Mỹ năm 2012 khi đang giữ chức Phó Chủ tịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong những năm qua, quan hệ Trung – Mỹ gần như vẫn chưa thực sự phát triển theo khái niệm mới trên. Do đó, theo Diplomat, trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 tới, Chủ tịch Tập sẽ không bỏ qua cơ hội để tái định hình lại quan hệ Trung-Mỹ, theo khái niệm cũ của ông trong năm 2012. Song cũng có thể, ông Tập sẽ đưa ra khẩu hiệu hoàn toàn mới.
Tóm lại, chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 9 được cho là một trong những sự kiện đáng chờ đợi nhất trong năm 2015.
Theo Phương Đăng (Danviet.vn)
Tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã khiến một loạt quan chức "ngã ngựa" và thay thế họ là các gương mặt mới. Trong số các quan chức mới được cất nhắc đó, người ta thấy không ít nhân vật là hiệu trưởng trường đại học, học giả, nhà tham mưu chiến lược nổi tiếng.
Thực tế này phản ánh tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình và việc "học giả tham chính" có thể sẽ trở thành một trong những "trạng thái bình thường mới" trong việc luân chuyển, sử dụng cán bộ ở Trung Quốc.
Tờ "Kinh tế Nhật báo" của Hong Kong ngày 9/2 cho biết vào ngày 28/1 vừa qua, Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc tuyên bố Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa Trần Cát Ninh được điều chuyển làm Bí thư Đảng ủy Bộ Bảo vệ Môi trường, thay cho ông Chu Sinh Hiền 65 tuổi (đến tuổi về hưu).
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: THX/TTXVN)
Dư luận cơ bản tin rằng Trần Cát Ninh sẽ hoàn thành trình tự pháp luật tại Hội nghị Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc hoặc tại Hội nghị Nhân đại Toàn quốc tổ chức vào tháng 3 tới để chính thức tiếp quản chức Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường. Cùng ngày, Ban Tổ chức Trung ương tuyên bố Hiệu trưởng Đại học Khoa học Kĩ thuật Trung Quốc Hầu Kiến Quốc sẽ đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ.
Trước đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Khúc Tinh cũng được xác định là sẽ đi làm Đại sứ tại Bỉ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Bắc Kinh Quách Quảng Sinh được xác định sẽ đảm nhiệm chức Phó Tổng Thư ký Thị ủy Bắc Kinh.
Vào tuần đầu tiên của tháng 2/2015, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trung Quốc Trương Cao Lệ đã chủ trì hội nghị thúc đẩy chiến lược "một vành đai, một con đường" (vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21).
Theo đó, Tổ Lãnh đạo Xây dựng "một vành đai, một con đường" lần đầu tiên ra mắt với sự xuất hiện của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh được xếp ngay phía sau ông Trương Cao Lệ. Điều này cho thấy ông Vương Hộ Ninh đã đảm nhiệm chức Tổ phó Tổ Lãnh đạo Xây dựng "một vành đai, một con đường", trở thành một trong những người thúc đẩy quan trọng của chiến lược "một vành đai, một con đường". Thực tế này không khỏi khiến dư luận bên ngoài cảm thấy bất ngờ.
Có ý kiến cho rằng quan trường Trung Quốc trước đây đã hình thành tư duy "chỉ cần hồng, không cần chuyên", do đó xảy ra tình trạng quyết sách không khoa học, gây ảnh hưởng không tốt tới mức độ thực thi chính sách. Việc giới chức cấp cao đưa các chuyên gia uy tín vào nắm giữ chức vụ lãnh đạo ở các bộ ngành chính là nhằm cứu vãn cục diện nêu trên. Theo Chủ nhiệm Ban Biên dịch Văn kiện Trung ương của Cục Biên dịch Trung ương Trung Quốc Dương Tuyết Đông, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ cũng phải tự mình điều chỉnh, nâng cao trình độ tri thức để đáp ứng yêu cầu mới.
Ông Vương Hộ Ninh, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Trung Quốc (Ảnh: chinadailymail.com)
Nếu không có một ê kíp quan chức với tố chất cao sẽ không thể điều hành đất nước một cách hữu hiệu. Giáo sư Lưu Hân thuộc Học viện Quản lý Công cộng, Đại học Nhân dân Trung Quốc, chỉ rõ yêu cầu về mức độ chuyên nghiệp hóa trong quyết sách của chính phủ ngày một cao nên ê kíp ra quyết sách cũng cần phải có mức độ chuyên nghiệp cao hơn.
Ngoài ra, có nhà quan sát chính trị cho rằng trong hệ thống quan trường hiện nay, các quan chức hành chính cấu kết với nhau, trở thành "ổ dịch tham nhũng". Cho nên, việc đưa các học giả tương đối thiếu mối quan hệ với quan trường vào vị trí lãnh đạo các bộ ngành còn nhằm phòng chống tình trạng kéo bè kết phái, từ đó có tác dụng chống tham nhũng tốt.
Với trường hợp của ông Vương Hộ Ninh, trong một bài viết khác ở số ra cùng ngày, tờ "Kinh tế Nhật báo" cho biết nhân vật này từng phò trợ hai thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời là nhà tham mưu chiến lược cốt lõi dưới thời hai nhà lãnh đạo này. Ông cũng là người trực tiếp tham gia vào việc khởi thảo "Thuyết Ba Đại diện" và "Quan niệm Phát triển Khoa học" tại Trung Quốc.
Ông Vương Hộ Ninh hiện nay 59 tuổi, làm Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương từ năm 2002. Tại khóa 17, ông Vương Hộ Ninh còn kiêm nhiệm chức Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành nhân sĩ thứ hai thuộc giới lý luận, sau Đặng Lực Quần. Tháng 11/2012, tại Đại hội 18, ông Ninh tiếp tục được tấn thăng làm Ủy viên Bộ Chính trị và từ đó dần bước ra khỏi tấm màn của một nhà tham mưu chiến lược. Ông thường cùng Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư tham gia tháp tùng nhà lãnh đạo thế hệ 5 trong các chuyến đi thăm viếng.
Việc Vương Hộ Ninh tham gia vào ban lãnh đạo Tổ Lãnh đạo Xây dựng "một vành đai, một con đường" cho thấy nhân vật này đã trở thành nhà thiết kế và quy hoạch chiến lược lớn của Trung Quốc. Trước đó, nguyên Phó Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Thi Chi Hồng từng tiết lộ ông Vương Hộ Ninh là Chủ nhiệm Văn phòng Tổ Lãnh đạo Công tác Thúc đẩy Cải cách Toàn diện Trung ương.
Có ý kiến cho rằng việc ông Vương Hộ Ninh tiến lên tuyến đầu công tác từ vị trí của "đệ nhất tham mưu chiến lược của Trung Nam Hải" đã phản ánh tư duy bố trí, sử dụng cán bộ mới của lãnh đạo thế hệ 5, giúp cho "bộ não" của đất nước thâm nhập sâu hơn vào các khu vực quyền lực, có thể trực tiếp tham gia các hoạt động thực thi chính sách, đồng thời trợ giúp lãnh đạo thế hệ năm nâng cao trình độ điều hành đất nước.
Theo TTK/baotintuc.vn
Cựu thư ký ông Giang Trạch Dân bị điều tra Một phụ tá thân cận của cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân đã bị cáo buộc tham nhũng. Lần này, vị quan chức ngồi "ghế nóng" là Giả Đình An - một thư ký lâu năm của ông Giang. Giả Đình An, thư ký lâu năm của ông Giang Trạch Dân bị cáo buộc tham nhũng trong thông tin đăng tải ở...